3.5 GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.5.2 Các biến độc lập
Các biến vi mô.
Quy mô ngân hàng (QM): Yếu tố này phản ánh tác động của tài sản ngân
Việt Hùng; Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar và Ahmed (2011); Lê Đồng Duy Trung (2020); Adusei, Michael (2015); Almazari, Ahmad Aref (2014); Bogale (2019) sử dụng log(tong tài sản).Vì vậy khóa luận sử dụng chỉ tiêu được tính toán dựa trên Log(tθng giá trị tài sản) của ngân hàng.
Tổng chi phí trên tổng doanh thu (CP_DT): Chỉ số này phản ánh hiệu quả
quản lý chi phí của ngân hàng, nó cho biết một đồng doanh thu có được từ hoạt động của ngân hàng phải tốn bao nhiêu đồng chi phí. Trong nghiên cứu của mình, Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang; Nguyễn Việt Hùng (2008); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020); Almazari, Ahmad Aref (2014); Bogale (2019) sử dụng chỉ tiêu này. Trong khóa luận chỉ tiêu này được tính bằng tổng
chi phí trên tong doanh thu.
Vốn (SH_TS): Yếu tố này phản ánh có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu tạo ra
một đồng tổng tài sản và ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay nợ là bao nhiêu? (Peter S. Rose, 2004). Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của mình trước đây bao gồm: Nguyễn Việt Hùng (2008); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013), Ong Tze San
và Teh Boon Heng (2013) và Lê Đồng Duy Trung (2020); Almazari, Ahmad Aref (2014). Khóa luận sử dụng chỉ tiêu vốn được đo lường bằng chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay (CV_TS): Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được dùng để đánh
giá tác động của cấu trúc tài sản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Syafri, 2012).
Trong nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Nguyễn Việt Hùng (2008); Adusei, Michael (2015) đều sử dụng yếu tố này để thực hiện nghiên cứu của mình và được tính bằng tổng các khoản cho vay trên tổng tài sản.
Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NL_TS): Yếu tố này cho biết cứ một
đồng tài sản ngân hàng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng từ thu nhập ngoài lãi. Trong nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2020) yếu tố này được xác định bằng công thức
tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tác giả sẽ áp dụng cách tính này cho khóa luận.
Các biến vĩ mô:
Tập trung tài sản nghành (CR3): Biến này đánh giá mức độ ảnh hưởng của
tập trung tài sản nghành đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Theo nghiên cứu Lê Đồng
Duy Trung (2020); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) sử dụng yếu tố này để thực hiện nghiên cứu và được tính bằng công thức tổng tài sản của 3 ngân hàng có tài sản lớn nhất trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trong cùng một thời
điểm và tác giả sẽ áp dụng cách tính này trong khóa luận.
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP): Biến này phản ánh mức độ tác động của
tăng trưởng GDP đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013); Ong Tze San và Teh Boon
Heng (2013); Ali, Akhtar và Ahmed (2011); Adusei, Michael (2015); Lê Đồng Duy Trung (2020); Bogale (2019) biến này được đo lường tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm và trong khóa luận này thông tin tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm được lấy từ dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Lạm phát (LP): Biến này được dùng để đánh giá tác động tỷ lệ lạm phát
hàng
năm đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các tác giả Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013); Husni Ali Khrawish (2011) Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020); Adusei, Michael (2015); Bogale (2019) đã sử dụng tỷ lệ lạm phát trong nghiên cứu của mình. Trong khóa luận, chỉ tiêu này được sử dụng là tỷ lệ lạm phát hàng năm và được lấy từ dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2): Biến này cho biết mức độ tác động của
tăng trưởng cung tiền M2 tới hoạt động của ngân hàng. Lê Đồng Duy Trung (2020) sử dụng biến này trong nghiên cứu của mình và được tính bằng mức độ tăng trưởng cung tiền M2 hằng năm, trong khóa luận tác giả lấy thông tin này từ dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Biến Mô tả Đo lường Các nghiên cứu Kỳ vọng dấu
ROA Khả năng sinh lời
trên tổng tài sản ROA =LỘT nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020)
ROE Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE =
LỘT nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu ^QM Quy mô ngân
hàng
^QM =
Log(Tổng tài sản)
Nguyễn Việt Hùng; Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) Ali, Akhtar và Ahmed ( 2011 ) + CP_DT Chi phí trên doanh thu CP_DT = Tổng chi phí/ Tổng doanh thu Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang; Nguyễn Việt Hùng (2008); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) - SH_TS Vốn SH_TS = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Nguyễn Việt Hùng (2008); Trịnh Quốc Trung &Nguyễn Văn Sang,
Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013)
+ Bảng 3.1: Bảng tóm tắt biến.
CV_TS Tỷ lệ cho vay CV_TS = Cho vay/ Tổng tài sản Trịnh Quốc Trung &Nguyễn Văn Sang (2013); Nguyễn Việt Hùng (2008) - NL_TS Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản NL_TS= Thu nhập ngoài lãi/ Tổng tài sản
Lê Đồng Duy Trung (2020) + CR3 Tập trung tài sản nghành CR3=Tổng tàisản 3 ngân hàng có tài sản lớn nhất / Tổng tài sản các ngân hàng tại thời điểm đó
Lê Đồng Duy Trung
(2020) +
^DD Đa dạng trong mô
hình kinh doanh ^DD =Tổng chứng khoán ngắn hạn và dài hạn/ Tổng tài sản Adusei, Michael (2015) + GDP Tốc độ tăng trưởng GDP Dữ liệu ADB
Vincent Okoth Ongore &Gemechu Berhanu Kusa (2013);Ong Tze San &Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar &Ahmed (2011)
+
^LP Tỷ lệ lạm phát Dữ liệu ADB
Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013); Husni Ali Khrawish (2011) Ong Tze
San và Teh Boon Heng (2013)
M2 Tốc độ tăng
trưởng cung tiền M2
Dữ liệu ADB Lê Đồng Duy Trung (2020)
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất ROA 322 0.008 0.006 0.000 0.047 ROE 322 0.089 0.064 0.001 0.268 QM 322 7.939 0.506 6.522 9.173 CP_D T 322 0.611 0.118 0.340 1.202 SH_T S 322 0.097 0.045 0.029 0.332 CV_T S 322 0.567 0.122 0.195 0.830 NL_T S 322 0.040 0.017 0.009 0.123 CR3 322 0.431 0.017 0.405 0.453 GDP 322 0.062 0.006 0.052 0.071 LP 322 0.061 0.047 0.006 0.186 M2 322 0.187 0.062 0.121 0.333 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). KẾT LUẬN CHƯƠNG 3