Qua các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy giữa các nghiên cứu có những khe
hở như sau:
Thứ nhất, dữ liệu của nghiên cứu chỉ được lấy từ các ngân hàng lớn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong thị trường ngân hàng.
Thứ hai, Có thể thấy rằng tại Việt Nam các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt ngân hàng chủ yếu tập trung nhiều vào các yếu tố vi mô của
ngân hàng, các biến vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP.... còn chưa được đưa vào nhiều nghiên cứu.
Thứ ba, nhìn chung tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu vẫn có sự khác biệt dẫn đến những khuyến nghị trong đó có thể không phù hợp cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •
Trong Chương 2 tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm khái niệm về hiệu quả hoạt động, các lý thuyết có liên quan cũng
như cách khóa luận đo lường hiệu quả hoạt động qua hai chỉ số ROA, ROE. Còn về các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả sử dụng các nhân tố vi mô lẫn vĩ mô làm biến phụ thuộc nhằm tạo tính khách quan, tránh bỏ sót các nhân tố, và có sức ảnh hưởng toàn diện đến mô hình nghiên cứu, các biến mà tác giả chọn nghiên cứu gồm: quy mô (QM); tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CP_DT); vốn (SH_TS); tỷ lệ cho vay trên tài sản (CV_TS); tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản (NL_TS); tỷ lệ tập trung tài sản nghành (CR3); tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP); tỷ lệ lạm phát hằng năm (LP); tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 hằng năm (M2) bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau: (H1): Quy mô tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H2): Tổng chi phí trên tổng doanh thu tác động ngược
chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H3): Vốn tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H4): Tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H5): Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H6): Tập trung tài sản nghành tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H7): Tốc độ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H8): Lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (H9): Tốc độ tăng trưởng cung tiền tác động cùng
chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đồng thời tác giả đã tổng quan các nghiên cứu liên quan về vấn đề này trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã đề cập làm cơ sở cho nghiên cứu này tại các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU