Nội dung kiến thức cơ bản của chƣơng trình lịch sử lớp 11 (cơ bản)

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)

C ƢƠN TRÌN UẨN

2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chƣơng trình lịch sử lớp 11 (cơ bản)

Theo chương trình lịch sử 11 (chương trình chuẩn), học sinh sẽ học ba phần: phần lịch sử thế giới cận đại nối tiếp từ lịch sử cận đại lớp 10, sau đó học tiếp phần lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945), rồi chuyển sang học lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) ở phần 3.

Chương trình lịch sử 11 có tất cả 24 bài, không tính phần sơ kết lịch sử Việt Nam (từ 1858 đến 1918) và được chia ra làm 35 tiết, phần lịch sử thế giới 22 tiết, lịch sử Việt Nam 10 tiết, 1 tiết lịch sử địa phương và 2 tiết kiểm tra cuối kì.

Phần một: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo) gồm có 3 chương: Chương I – Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), chương II – Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), chương III – Những thành tựu văn hóa thời cận đại. Nôi dung phần này đề cập đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945). Phần này gồm 4 chương: Chương I – Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941), chương II – Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), Chương III – Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), chương IV – Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Phần này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.

- Tình hình các nước tư bản Đức, Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ từ 1918 đến 1939

- Tình hình các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới - Chiến tranh thế giới thứ hai

Phần ba: Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) gồm hai chương: Chương I – Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, chương II – Việt Nam từ đầu XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Phần này trình bày đầy đủ quá trình Pháp xâm lược Việt Nam cũng như cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp.

- Pháp xâm chiếm Việt Nam, nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884, Nhà nước phong kiến Nguyễn từng bước đầu hàng.

- Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.

- Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. - Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta trong những nhăm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Như vậy, chương trình môn lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) được xây dựng theo hướng “đồng tâm kết hợp với đường thẳng”. Theo đó, kiến thức lịch sử mà học sinh học phải từ “xa đến gần”, tức cái gì xảy ra trước thì sẽ học trước, cái gì xảy ra sau thì học sau, học song song cả lịch sử Việt Nam và thế giới.

So với chương trình cũ thì chương trình sách giáo khoa lớp 11 – chương trình chuẩn được biên soạn công phu, khoa học, đảm bảo tính chính xác và tính hệ thống, phù hợp với nhận thức học sinh. Chương trình Lịch sử 11 thể hiện được đầy đủ kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử quan trọng của thế giới và Việt Nam, không chỉ đề cập đến những cuộc chiến tranh xâm lược, những con số và sự kiện khô khan mà còn chú ý đến những thành tựu văn hóa của xã hội loài người. Trong sách giáo khoa đưa nhiều kênh hình với các tranh ảnh và lược đồ nhằm tạo biểu tượng lịch sử, tạo cơ sở học sinh hình thành các khái niệm đồng thời giảm tải bớt những mục kiến thức không quan trọng đáp ứng tính vừa sức cho học sinh.

Tuy nhiên, chương trình vẫn còn khá nhiều vướng mắc khi dạy về lịch sử Việt Nam. Quỹ thời gian dành cho lịch sử Việt Nam chỉ có 9 tiết và 1 tiết kiểm tra trong khichương trình lịch sử Việt Nam lại khá đồ sộ và vì phải đảm bảo tính lôgíc và tính lịch sử, nên

không thể cắt xén và cũng không thể thu gọn lịch sử lại được, tạo ra tâm lý cho người dạy là chương trình nặng, bài quá dài . Bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)”, bài 20 “chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 - 1884, nhà Nguyễn đầu hàng” về kênh hình chủ yếu là tranh ảnh và chân dung các nhân vật lịch sử, chỉ có một lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ, trong khi đó lại có rất nhiều sự kiện cần lược đồ cho nên việc hướng dẫn học sinh tự học và làm bài tập ở nhà chưa đạt hiệu quả cao. Bài 20 trình bày khá dài dòng với rất nhiều biến cố lịch sử nên ở lớp, các giáo viên chủ yếu trình bày thời gian, sự kiện khiến tiết học trở nên khô khan, nhàm chán. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào việc tạo biểu tượng không gian nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là rất cần thiết ở chương trình lịch sử 11 để nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)