Đảm bảo kết hợp lời nói khi ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 53)

C ƢƠN TRÌN UẨN

3.1.4. Đảm bảo kết hợp lời nói khi ứng dụng công nghệ thông tin

CNTT có ưu thế trong việc tạo ra tính trực quan sinh động nhờ khả năng trình diễn đa phương tiện thông qua các hình ảnh cụ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng CNTT, GV cần tránh lam dụng kĩ thuật mà quên đi việc trình bày kiến thức bằng lời. Lời nói luôn đóng vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung đối với cả giáo viên và học sinh. Với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên sẽ dẫn dắt các em về quá khứ của lịch sử, tạo biểu tượng cụ thể rõ ràng về nhân vật, hoàn cảnh địa lí, biến cố lịch sử… Lời nói còn kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận nhằm tìm ra bản chất của sự kiện, quy luật phát triển của lịch sử. Bên cạnh đó, nó còn có tác động giáo dục lớn đến tư tưởng, tình cảm của học sinh khi học về lịch sử.

Khi ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng lịch sử, giáo viên phải kết hợp lời nói bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất: Giáo viên kết hợp lời nói miêu tả về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, tình hình dân cư, đặc điểm địa hình,…nơi diễn ra sự kiện kết hợp với trình chiếu và chỉ dẫn trên bản đồ, lược đồ, hình ảnh.

Thứ hai: Giáo viên trình chiếu hình ảnh về không gian diễn ra sự kiện, yêu cầu học sinh nhận xét, trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra, sau đó giáo viên nhận xét giảng bài.

Thứ ba: Giáo viên mô tả bằng lời trước các sự kiện, hiện tượng và không gian lịch sử để kích thích trí tưởng tượng, tò mò của học sinh, buộc học sinh suy nghĩa và tìm ra đối tượng, sau đó giáo viên mới trình chiếu minh họa hình ảnh cho lời nói của mình.

Mỗi phương pháp lại có những biện pháp, thao tác riêng đòi hỏi người dạy phải sử dụng thành thạo và kết hợp nhuận nhuyễn. Do đó, muốn phát huy tính tích cực của học sinh, ngoài biện pháp dùng lời, GV còn cần biết tổ chức các hoạt động, kết hợp nhiều biện pháp, thao tác sư phạm khác nhau: hoạt động nhóm, trao đổi đàm thoại,… hướng cho học sinh tự rút ra kết luận chứ không phải thụ động nghe, nhìn và chép lại những gì giáo viên nói và trình chiếu.

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 53)