C ƢƠN TRÌN UẨN
3.2.1.1. Đối với bài cung cấp kiến thức mớ
Trong dạy học lịch sử cũng như bất cứ một môn học nào, đều phải cung cấp cho học sinh những kiến thức mới về khoa học, cuộc sống. Bài cung cấp kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở trường phổ thông. Nó được xây dựng trong sự kết hợp giữa việc trình bày của giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau và những hoạt động độc lập của học sinh với nguồn kiến thức mới. Kiến thức lịch sử bao gồm nhiều yếu tố: sự kiện, niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, khái niệm lịch sử, biểu tượng lịch sử, cả quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập,…Nắm vững sự kiện là cơ sở đầu tiên để hình thành khái niệm và rút ra bài học, quy luật lịch sử. Mà để nắm vững sự kiện, giáo viên phải tạo biểu tượng lịch sử về thời gian, không gian và các mối quan hệ xã hội.
Tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong bài cung cấp kiến thức mới, giáo viên phải chú ý các bước sau:
* Bước chuẩn bị:
Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung sự kiện lịch sử trong sách giáo khoa và các địa danh cần tạo biểu tượng để xác định kiến thức cần cung cấp trên biểu tượng. Trên cơ sở đó, giáo viên xác định thiết bị, phương tiện và các phần mềm cần ứng dụng để tạo biểu tượng trên lớp. Thường thì các phương tiện và phần mềm sử dụng trong trường hợp này phải đáp ứng yêu cầu vừa minh họa vừa cung cấp sự kiện, thông tin lịch sử. Do đó, ứng dụng CNTT phù hợp nhất là máy chiếu Projector kết nối máy tính để trình chiếu bài giảng PowerPoint. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng máy chiếu qua đầu và phim trong để phóng lớn lên màn hình các văn bản, lược đồ, tranh ảnh đã được in hoặc photo.
Tiếp theo đó, giáo viên tiến hành chuẩn bị hình ảnh trực quan cho việc tạo biểu tượng trên lớp. Hình ảnh trực quan đó có thể là tranh ảnh lịch sử hoặc bản đồ, lược đồ.
Khi dạy về các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh thì không thể thiếu các bản đồ lịch sử. “Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử, mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.” [22;tr.67 ]. Do đó, việc ứng dụng CNTT mà trước hết là xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa môn lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng và rèn luyện các kĩ năng học tập bộ môn lịch sử.
Việc thiết kế bản đồ nói chung, bản đồ điện tử nói riêng đều phải tuân theo trình tự, các bước cụ thể:
Trước tiên là phải xác định bản đồ cần phải tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện. Bản đồ đó có thể scan từ sách giáo khoa, bản đồ treo tường hoặc sưu tầm qua Internet. Một cách khác hiện nay được một số ít giáo viên chú ý, đó chính là sử dụng phần mềm vệ tinh Google Earth hoặc Google maps để tạo các bản đồ câm.
Thứ hai là xử lí bản đồ: Giáo viên cần chọn lựa tỉ lệ thể hiện toàn bộ khung địa lí của bản đồ trên Slide để đảm bảo khi trình chiếu, kích cỡ của bản đồ phù hợp với ánh nhìn của học sinh, lớn vừa phải để học sinh quan sát rõ. Đồng thời, GV thể hiện các kí hiệu cần thiết lên bản đồ để học sinh hình dung rõ không gian diễn ra sự kiện. Các công cụ, phần mềm như Photoshop, Paint, ADSee, Hêro…dùng để chỉnh sửa, cắt ảnh, cân bằng ảnh theo ý tưởng sư phạm; sử dụng thanh công cụ Drawing để tô màu các con sông, vẽ các đường giao thông, các công sự, nơi diễn ra khởi nghĩa…
Qua mỗi thời kì, bản đồ địa lí và bản đồ lịch sử có nhiều biến động, thay đổi, đặc biệt là những thay đổi về biên giới quốc gia, tên các tỉnh, huyện, các địa danh. Do đó, giáo viên cần nghiên cứu kĩ để tránh lấy những thông tin của bản đồ địa lí thời hiện đại hoặc bản đồ bản đồ chính trị - quân sự hiện nay để thể hiện những nội dung lịch sử trước đây. Đặc biệt, đối với việc sử dụng phần mềm Google Earth hay Google Maps là những phần mềm vệ tinh nên hình dạng và những thông tin trên bản đồ là hoàn toàn của thời điểm hiện tại.
Thứ ba là tạo tính động cho bản đồ với các hiệu ứng phù hợp cho các đối tượng trên bản đồ như xuất hiện địa danh, tạo mũi tên chuyển động, tạo các kí hiệu màu…cùng với việc liên kết với tranh ảnh, phim tài liệu hay câu hỏi…để tạo ra tương tác giữa thầy và trò, phát huy tính tích cực của học sinh.
Thứ tư, hoàn chỉnh nội dung kiến thức trên bản đồ, lược đồ, tô màu sắc, hình thức thể hiện, các thông tin ở phần chú giải. Người dạy cần trình chiếu thử bản đồ nhiều lần để điều chỉnh các Slide, các kiểu và thời gian trình diễn cho phù hợp với kế hoạch sư phạm.
+ Đối với tranh ảnh lịch sử: Tranh ảnh lịch sử thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình, nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh con người, sự kiện, đồ vật một cách cụ thể, sinh động và cũng khá xác thực.
Giáo viên sưu tầm tranh ảnh theo đề tài của mình, có thể khai thác ảnh từ Internet hoặc chụp ảnh từ các tư liệu, các tranh ảnh hay hiện vật ở bảo tàng lịch sử. Sau đó, giáo viên có thể chỉnh sửa ảnh nếu thấy cần thiết bằng phần mềm Photoshop rồi thiết kế trên bài giảng điện tử của mình.
Bước thực hiện trên lớp:
Bài cung cấp kiến thức mới thực hiện tại lớp bao gồm các công việc cụ thể như sau: Kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài, chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới, cung cấp kiến thức mới và bài tập về nhà. Đối với bài cung cấp kiến thức mới, việc tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện có thể tuân thủ đầy đủ các công việc hoặc không, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của bài học. Thông thường, nó được thực hiện theo các bước như sau:
Đầu tiện là cung cấp thông tin về sự kiện diễn ra trong thời gian, không gian nào để tạo cơ sở cho việc tạo biểu tượng.
Thứ hai, tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện. Giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh và kết hợp miêu tả, cung cấp thông tin để tạo biểu tượng hoặc giáo viên có thể dùng lời cung cấp thông tin, miêu tả về địa danh trước rồi trình chiếu hình ảnh minh họa. Trong quá trình tạo biểu tượng, giáo viên cần đặt câu hỏi và hướng dẫn trả lời, thảo luận.
Thứ ba, sau khi tạo biểu tượng, giáo viên cần đưa câu hỏi củng cố khả năng nắm bắt của học sinh và hướng dẫn học sinh tìm thấy mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, giữa không gian và bản chất sự kiện.
Thứ tư, có thể yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà như: vẽ bản đồ, khai thác thêm thông tin về địa danh, tìm hiểu một di tích lịch sử nào đó để phát huy tính tích cực và tự học của học sinh.
Ví dụ, ta cần tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện Pháp tấn công cửa biển Thuận ngày 20/8/1883. Đầu tiên ta phải xây dựng bản đồ về cửa biển Thuận An bằng ứng dụng phần mềm vệ tinh Google Earth.
Bước chuẩn bị:
Đầu tiên, chúng ta phải tải phần mềm Google Earth về máy. Khi phần mềm Google Earth đã sẵn sàng trong máy thì yêu cầu bắt buộc là máy phải kết nối Internet.
Thứ hai, khởi động phần mềm Google Earth. Sau khi khởi động xong, chúng ta sẽ thấy ngay hình một quả địa cầu ảo với màu sắc gần giống với màu sắc thực tế ở giao diện chính. Ta di chuyển đến ô tìm kiếm sau đó gõ “Cửa biển Thuận An ” hoặc “Thừa Thiên Huế”, công cụ tìm kiếm sẽ tự động tìm và hiển thị vị trí của Huế. Tiếp theo đó, ta sử dụng thanh công cụ hiển thị để phóng to, thu nhỏ để tìm cửa biển Thuận An và tạo các lược đồ theo ý muốn. Sau khi thực hiện các bước trên ta sẽ có một lược đồ Huế với rất nhiều thông tin, có những thông tin không cần thiết, để ẩn các chúng đi, ta di chuyển đến thành Layer kích bỏ các tuỳ chọn trong các ô để có một bản đồ câm rồi lưu lại hình ảnh bản đồ vừa tạo bằng cách vào thanh Menu => chọn File=> save=> save Image hoặc chụp ảnh toàn màn hình với nút lệnh PrntScr trên bàn phím.
Cuối cùng là sử dụng một phầm mềm xử lí ảnh để cắt gọt một khung hình như ý. Chúng ta có thể sử dụng chương trình paint rất tiện ích và dễ sử dụng để cắt gọt phần bản đồ theo ý muốn. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phần mềm ACD photo Editor, Photoshop, Hêro là một phần mềm xử lí ảnh rất tốt.