Đối với bài ôn tập, sơ kết, tổng kết

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 61)

C ƢƠN TRÌN UẨN

2. Minh họa về sử dụng phần mềm photozoom để phóng ảnh

3.1.2.2. Đối với bài ôn tập, sơ kết, tổng kết

Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kì, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình.

Tổ chức ôn tập, sơ kết, tổng kết là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành những hiểu biết khoa học về lịch sử, bồi dưỡng và rèn luyện những kĩ năng được quy định trong chương trình. Nhiệm vụ của bài này khác với bài cung cấp kiến thức mới vì giáo viên không phải trình bày kiến thức mới mà chỉ hướng dẫn học sinh nhớ lại những điều đã học, uốn nắn những hiểu biết sai, trên cơ sở đó rút ra

những kết luận để nâng cao nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn. Để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong bài ôn tập, sơ kết, tổng kết đạt hiệu quả, giáo viên phải thực hiện theo các bước sau:

* Bước chuẩn bị: Việc chuẩn bị phải tiến hành đối với cả thầy lẫn trò.

Đối với học sinh: Diễn ra với hai hình thức:

+ Cá nhân: Giáo viên yêu cầu học sinh ôn tập lại những kiến thức cũ, liệt kê tên các sự kiện và các địa danh cần ghi nhớ.

+ Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm chọn một di tích lịch sử và xây dựng bài giới thiệu về di tích đó dưới dạng một đoạn phim tư liệu hoặc bài thuyết trình PowerPoint dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên.

Đối với giáo viên: Chuẩn bị nội dung ôn tập, sơ kết đáp ứng yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của khóa trình, thiết kế bài trên phần mềm PowerPoint.

* Bước thực hiện trên lớp

Mở đầu, giáo viên nêu ngắn gọn nhiệm vụ của học sinh trong hoạt động này.

Tiến hành: Trong quá trình tiến hành, giáo viên luôn chú ý thu hút học sinh tích cực tham gia trao đổi những câu hỏi đặt ra về những sự kiện và không gian lịch sử xảy ra sự kiện. Tạo biểu tượng có thể được xây dựng thành một phần kiến thức riêng hoặc có thể xen kẽ trong quá trình củng cố các sự kiện lịch sử, củng cố việc hình thành các khái niệm lịch sử.

Kết thúc: Phần củng cố, giáo viên nêu những kết luận chung có tính khái quát theo đề tài, giai đoạn hay thời kì lịch sử về các biểu tượng không gian xảy ra sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một di tích lịch sử trên địa bàn Đà Nẵng, nơi ghi dấu những cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1918 và xây dựng thành đoạn phim tư liệu ngắn trong 5 phút.

Trên lớp, mỗi nhóm sẽ tiến hành trình chiếu công trình của mình, các em học sinh còn lại nhận xét và trao đổi với nhóm thực hiện những thắc mắc xung quanh nội dung đoạn phim.

Cuối cùng, giáo viên đưa ra những đánh giá và khái quát về cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 61)