Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm bộ môn lịch sử

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 52)

C ƢƠN TRÌN UẨN

3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm bộ môn lịch sử

Đối tượng là học sinh lớp 11 nên các em đã làm quen với cách học ở THPT, tức tăng cường khả năng tư duy, nhận xét, so sánh đối chiếu để bước đầu hình thành những ý niệm về nhân sinh quan, thế giới quan khoa học lịch sử. Trong một bài học lịch sử bất kì, không chỉ phải làm rõ kiến thức cơ bản trong SGK mà còn phải luôn đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp. Phần nào trọng tâm cần nhấn mạnh, phần nào giới thiệu qua, phần nào hướng dẫn cho học sinh tự về nhà tìm hiểu… giáo viên phải dựa vào sách chuẩn kiến thức

kĩ năng dành cho giáo viên, đồng thời dựa vào phần giới thiệu tổng quát ở đầu bài, mục câu hỏi ở cuối bài, đặc biệt là vận dụng sơ đồ Đai-ri để nắm được những kiến thức cần truyền tải.

Khi ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện nói riêng, GV phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản theo hướng tích cực, ghi chép được dàn ý của bài học. CNTT có ưu thế trong việc tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện, tuy nhiên không phải giáo viên cứ việc trình chiếu hết lược đồ này đến lược đồ khác là học sinh có thể ghi nhớ và nhận thức đúng vai trò của biểu tượng lịch sử. Điều quan trọng, GV phải xử lí thông tin và thiết kế các bài giảng điện tử sao cho phù hợp nhất với nội dung cơ bản của bài học và kích thích tính say mê, tìm tòi, tính hứng thú và sự chủ động của học sinh. Đồng thời, những biểu tượng được xây dựng trong bài giảng phải đáp ứng lợi ích thiết thực cho bản thân người tiếp nhận tri thức, giúp họ phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 52)