C ƢƠN TRÌN UẨN
3.1.5. Nắm vững kĩ năng về sử dụng công nghệ
Để ứng dụng tốt CNTT, ngoài việc nắm những kiến thức chuyên ngành, giáo viên lịch sử cần phải có những kiến thức cơ bản về tin học, về các kĩ năng sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại, có kĩ năng truy cập, lưu giữ, xử lý thông tin và tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng multimedia (đa phương tiện) bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh… GV phải được đào tạo về kiến thức tin học cũng như kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học để phát huy hiệu quả của môn học.
Trước khi đưa các lược đồ, tranh ảnh trình chiếu cho học sinh, GV cần chọn các kênh hình phù hợp với mục đích sử dụng, rồi mới xử lí bằng những phần mềm hay chương trình đồ họa để cắt gọt, thêm chi tiết…tạo tính thẫm mĩ và tăng tính cụ thể, dễ hiểu cho học sinh. Trong quá trình thiết kế, GV phải làm sao đảm bảo tính hệ thống và logic của mạch giảng. Đồng thời, GV có thể thêm các liên kết với hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu để nâng cao hiệu quả tương tác giữa GV, học sinh và các phương tiện dạy học. Việc lựa chọn hiệu ứng phù hợp cũng góp phần tăng tính sinh động cho bài giảng, gây được sự hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự thống nhất giữa các Slide, tránh lạm dụng quá nhiều hiệu ứng và các hình động dễ khiến học sinh phân tán sự chú ý.
Bên cạnh đó, sử dụng CNTT, giáo viên phải luôn chú ý đến sự phù hợp với điều kiện vật chất của trường. Giáo viên làm quen với các máy móc thiết bị ở trường để xử lí những sự cố trục trặc kĩ thuật có thể xảy ra khi ứng dụng CNTT vào các tiết dạy.