Đối với bài kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 62)

C ƢƠN TRÌN UẨN

2. Minh họa về sử dụng phần mềm photozoom để phóng ảnh

3.2.1.3. Đối với bài kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin từ phía người học. Đánh giá là sự phán xét dựa trên cơ sở kiểm tra. Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận của quá trình dạy học, nó không chỉ được thực hiện sau quá trình mà còn thực hiện trong quá trình dạy học. Để thực hiện chức năng thu thập thông tin chính xác, khách quan chúng ta có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau bao gồm: kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

* Kiểm tra miệng: Công việc này phải tiến hành thường xuyên trong các bài học, ít khi thành bài riêng. Để kiểm tra miệng có hiệu quả thì giáo viên phải lựa chọn đúng nội dung kiến thức cần kiểm tra và lựa chọn đứng cách kiểm tra.

Để công việc kiểm tra miệng tiến hành nhanh chóng, giáo viên cần xây dựng câu hỏi và hình ảnh lên phần mềm PowerPoint để trình chiếu cho học sinh xem. Có nhiều hình thức kiểm tra việc hình thành biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện của học sinh:

+ Đưa câu hỏi về địa điểm xảy ra sự kiện, khái niệm lịch sử.

+ Yêu cầu học sinh trả lời bằng lược đồ: Nếu kiểm tra miệng phần kiến thức cũ có sự kiện cần tạo biểu tượng không gian, giáo viên có thể đưa bản đồ câm lên màn hình, sau đó yêu cầu học sinh điền tên nơi diễn ra sự kiện và tạo biểu tượng về nó. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên trình chiếu hình ảnh đầy đủ thông tin, dùng phương pháp tái hiện để củng cố lại kiến thức cũ và chuyển sang bài mới. Để tạo lược đồ câm, chúng ta có thể chụp ảnh từ các bản đồ thế giới hoặc Việt Nam, sau đó sử dụng phần mềm đồ họa Photoshop để cắt vùng ảnh cần chọn, ứng dụng Photozoom để phóng vùng ảnh vừa chọn.

+ Yêu cầu học sinh miêu tả một không gian diễn ra sự kiện qua một bức tranh

Ứng dụng CNTT trong bài giảng sẽ giúp học sinh hứng thú với việc kiểm tra mà không gây căng thẳng vì các em không phải áp lực với việc nhớ sự kiện quá nhiều. Để tạo biểu tượng về không gian lịch sử, các em sẽ phải vận dụng những gì biết và hiểu trên lớp

chứ không phải chỉ học thuộc những gì ghi chép trong vở, nhờ đó, các em hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện.

* Kiểm tra viết

Kiểm tra viết giúp học sinh thấy rõ trình độ kiến thức và việc chuẩn bị của học sinh. Qua đó, giáo viên biết được điều cần sửa chữa, bổ sung, giảng giải sâu hơn cho các em. Đây là cơ sở đánh giá toàn diện các bài học trước đó.

Đối với bài kiểm tra về vấn đề tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong vòng 15 phút, chúng ta có thể trình chiếu hình ảnh về địa danh và sự kiện và yêu cầu học sinh tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện.

Đối với bài kiểm tra 1 tiết thì giáo viên có thể kết hợp soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm kèm tự luận để đánh giá chất lượng học sinh. Để xây dựng bài tập trắc nghiệm, chúng ta sử dụng chương trình trắc nghiệm EMP cho phép giáo viên tự tạo nên khuôn mẫu mới hoặc dựa trên khuôn mẫu có sẵn bao gồm các dạng trắc nghiệm lựa chọn, khám phá hay điền khuyết.

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)