Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 73)

C ƢƠN TRÌN UẨN

2. Minh họa về sử dụng phần mềm photozoom để phóng ảnh

3.3.3. Kết quả thực nghiệm

Để đo kết quả thực nghiệm sư phạm một cách tổng hợp, chúng tôi xây dựng 3 câu hỏi trắc nghiệm để kiểm định các giá trị sau:

Nội dung 1: Kiểm tra học sinh có nhớ tên các sự kiện trong chương trình lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) thông qua việc tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện dưới sự hỗ trợ của CNTT hay không? (Câu 8, phụ lục 1).

Nội dung 2: Kiểm tra học sinh nhớ không gian xảy ra sự kiện lịch sử khi đã ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng hay không? (Câu 9, phụ lục 1)

Nội dung 3: Kiểm tra học sinh có nhớ bản chất của sự kiện lịch sử thông qua việc ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện lịch sử (Câu 10 phụ lục 1)

Tất cả các nội dung kiểm tra được tiến hành bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và xử lý kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học. Từ kết quả ở các bài kiểm tra, chúng tôi phân phối vào các bảng thống kê sau (Phụ lục 8).

Phân phối trên bảng thống kê cho biết:

- Kết quả ở lớp đối chứng (không ứng dụng CNTT vào tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện) và lớp thực nghiệm (ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện) có sự khác biệt.

- Sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa (t > t ).

Để đánh giá kết quả thực nghiệm và lớp đối chứng có ý nghĩa hay không, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cộng bài kiểm tra ở lớp đối chứng (ĐC), lớp thực nghiệm (TN), phương sai và bình phương độ lệch chuẩn quanh giá trị trung bình cộng của hai lớp trên (S2ĐC, S2TN, để tính giới hạn (t) và kiểm định (t), tương ứng với bậc tự do f (nếu t < t thì sụ khác biệt này có ý nghĩa).

Kết quả cụ thể như sau:

- Bài kiểm tra theo nội dung 1: nếu chọn sai số cho phép là t = 0,01 thì t1=5,43; là t 1 = 2,58 ; 5,43 > 2,58 → t1 > t 1. (1)

- Bài kiểm tra theo nội dung 2: sai số cho phép là = 0,01 thì t2=5,02; là t 2 = 2,58 ; 5,02 > 2,58 → t2 > t

2. (2)

- Bài kiểm tra theo nội dung 2: sai số cho phép là = 0,01 thì t

3=3,94; là t

3 = 2,58 ; 3,94 > 2,58 → t3 > t 3. (3) 2,58 ; 3,94 > 2,58 → t3 > t 3. (3)

Các biểu thức (1), (2), (3) cho phép khẳng định sự khác biệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là có ý nghĩa. Nội dung và các biện pháp mà khóa luận đề xuất cho việc ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là có hiệu quả, có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Một sự kiện lịch sử xảy ra bao giờ cũng gắn trong một không gian, thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Do đó, nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn phải gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố địa hình, phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm đó.

Chương trình lịch sử lớp 11 cơ bản hiện nay đã có nhiều điểm tiến bộ, đổi mới so với trước, tuy nhiều lịch sử ở các thời kì nay, đặc biệt là lịch sử Việt Nam lại có quá nhiều sự kiện khiến học sinh không hứng thú. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những phương pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sư phạm trong dạy học lịch sử. Đặc biệt ứng dụng nó để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử sẽ đem tới sự hứng thú, tính tích cực cho học sinh, góp phần giảm đi tính khó ghi nhớ của sự kiện.

Dựa vào phương pháp dạy học lịch sử, dựa vào những kĩ năng về công nghệ thông tin được học, căn cứ vào mục đích, yêu cầu và qui trình lên lớp, chúng tôi đã đưa ra những biện pháp để hình thành biểu tượng lịch sử về không gian xảy ra sự kiện cho học sinh. Đây là những gợi ý cần thiết đóng góp vào việc đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử ỏ trường các trường phổ thông. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đề ra, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

- Nắm được thực tế tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện ở trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Nắm được một số phương pháp khai thác các phần mềm hỗ trợ dạy học và các phần mềm ứng dụng khác.

- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử và biện pháp tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 11 – chương trình chuẩn.

- Đưa ra biện pháp và hình thức ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong dạy học lịch sử lớp 11 – chương trình chuẩn.

- Đối với giáo viên: Cần mạnh dạn đưa ra nhiều sáng kiến, phương pháp để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, nhất là việc ứng dụng CNTT vào tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện. Đồng thời, không ngừng học hỏi, trao dồi về kiến thức lẫn kĩ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

- Đối với nhà trường: Cần trang bị thêm những phương tiện kĩ thuật dạy học, cơ sở thiết bị để đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học hiện đại. Nhà trường cần có nhiều buổi tập huấn hướng dẫn và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên ở trường và thường xuyên khuyến khích việc ứng dụng CNTT của giáo viên trong dạy học.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)