Đối với hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 67)

C ƢƠN TRÌN UẨN

2. Minh họa về sử dụng phần mềm photozoom để phóng ảnh

3.2.3. Đối với hoạt động ngoại khóa

CNTT là một sự hỗ trợ đắc lực đối với giáo viên và học sinh trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động ngoại khóa thường diễn ra theo một chủ đề hoặc được tổ chức vào các ngày lễ kỉ niệm nào đó có tác dụng tích cực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của học sinh. Các buổi ngoại khóa là cơ hội để học sinh phát huy tính năng động, tích cực, hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp và phát triển tư duy của mình.

Nếu như hoạt động nội khóa phải tuân thủ theo những yêu cầu bắc buộc về thời lượng, nội dung, hình thức, các bước tiến hành thì hoạt động ngoại khóa rất linh hoạt, đa dạng về nội dung, hình thức và đặc biệt nó mang tính tự nguyện đối với học sinh. Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tổ chức, quy mô tổ chức, trình độ học sinh và thời lượng cho phép. Nó có thể là những hoạt động nhỏ được tổ chức thường xuyên ở lớp hay những hoạt động có quy mô được tổ chức vào những dịp lễ lớn; những công việc của từng cá nhân hay nhóm; những công tác xã hội. Muốn bài ngoại khóa trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự tham gia của học sinh, các giáo viên phải xây dựng nên một chương trình cụ thể với sự hỗ trợ của CNTT và sự đầu tư kĩ lưỡng. Việc ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện trong bài dạy ngoại

khóa có thể được thực hiện với hình thức tổ chức trò chơi, xem phim lịch sử hoặc các buổi kể chuyện, nói chuyện lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử. Đặc biệt khi xây dựng các loại câu hỏi trắc nghiệm, các loại trò chơi lịch sử liên quan đến các địa danh thì ứng dụng CNTT là một sự lựa chọn tốt nhất.

Một số hình thức ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong bài ngoại khóa:

* Kể chuyện lịch sử

Trong các buổi kể chuyện lịch sử, nội dung bài kể bao giờ cũng chứa đựng một khối lượng lớn sự kiện, hiện tượng. Câu chuyện kể ra phải hấp dẫn, kịch tính, lôi cuốn học sinh vào tình tiết của câu chuyện, phải dẫn dắt được người nghe đi từ sự kiện này đến sự kiện khác. Các sự kiện đó xảy ra trong không gian như thế nào, không phải dùng lời nói mà người nói có thể giúp học sinh hình dung ra được mà cần phải dùng đến những đồ dùng trực quan để minh họa. Việc ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian trong buổi kể chuyện lịch sử có hai biện pháp:

Thứ nhất, sử dụng lời nói kết hợp với miêu tả hình ảnh.

Đối với biện pháp này, chúng ta có thể sử dụng phần mềm PowerPoint quen thuộc. Chúng ta có thể sưu tầm những tranh ảnh về địa danh, sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung kể chuyện. Việc sưu tầm có thể là giáo viên kết hợp với học sinh tiến hành trong một quá trình học tập. Sau khi có những tranh ảnh cần thiết, giáo viên thiết kế thành bài trên phần mềm PowerPoint rất đơn giản và tiện dụng. Khi thực hiện kể chuyện, người kể cần kết hợp lời giảng và trình chiếu hình ảnh về biểu tượng không gian để học sinh hình dung được sự kiện đó diễn ra tròn không gian như thế nào.

Ví dụ một buổi kể chuyện cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng năm 1858 dành cho 2 lớp.

Thứ hai, sử dụng phần mềm kể chuyện lịch sử.

Chuẩn bị: Với biện pháp này, phần chuẩn bị của giáo viên có phần vất vả hơn trong phần thiết kế nhưng bù lại bước thực hiện lại rất thuận lợi. Các giáo viên thường dùng phần mềm Photostory để tạo thành một show ảnh theo chủ đề đã định. Ở bước chuẩn bị, chúng ta cần sưu tầm những bức ảnh theo đề tài định kể và để trong một folder riêng. Việc thứ hai là tạo lời kể. Một trong những ưu điểm của phần mềm là có thể đưa nhạc tự

tạo và lời thuyết minh thu qua micro vào Slide show. Nhờ ưu điểm này, giáo viên sẽ đưa lời dẫn, kể chuyện vào các Slide ảnh sao cho phù hợp với nội dung.

Bước thực hiện: Giáo viên chỉ việc cho chạy phần mềm với nội dung đã chuẩn bị sẵn cho học sinh nghe. Đây là biện pháp rất hiện đại tuy nhiên nó có hạn chế là giáo viên sẽ không nắm bắt được sự tương tác của học sinh với câu chuyện kể, giáo viên không thể cho dừng câu chuyện lại để giải thích rõ về một địa danh hay hoàn cảnh địa lí một sự kiện nào đó nếu học sinh chưa nắm bắt được.

* Trò chơi lịch sử

Đây là hình thức ngoại khóa rất gọn nhẹ, dễ tổ chức và đặc biệt lại rất hấp dẫn học sinh. Tổ chức trò chơi lịch sử vừa mang tính giải trí vừa mang tính học tập, phát huy năng lực tu duy, trí thông minh và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trò chơi lịch sử cũng là một hình thức tiêu biểu để giúp học sinh nhớ lâu các sự kiện, địa danh lịch sử.

Ví dụ, ta có thể xây dựng một chương trình ngoại khóa Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh dành cho nhân ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong chương trình, ta xây dựng một phần câu hỏi về các địa danh lịch sử, những nơi gắn bó với Hồ Chủ Tịch.

H3. Minh họa về ứng dụng CNTT để xây dựng trò chơi lịch sử

Bước thiết kế: Chúng ta có thể thiết kế một bộ câu hỏi lịch sử về những nơi Bác Hồ đã đi qua trong chặng hành trình ra đi tìm đường cứu nước của mình. Chúng ta dựa vào kĩ thuật tạo liên kết trong powerpont để thiết kế bộ câu câu hỏi lịch sử và đáp án tương ưng

với mỗi câu hỏi. Chúng ta kích chuột vào hình mang số thứ tự 1, vào ensert, chọn

Hyperlink, kích chọn Place in this document ở bên trái và sau đó chọn tên Slide câu hỏi thứ nhất. Chúng ta tạo thời gian ở đồng hồ đếm trong 30 giây. Tương tự, ta kích chọn hình khối đáp án của câu hỏi thứ nhất, cũng tạo liên kết với Slide có đáp án. Để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện, đáp án câu hỏi phải gồm hình ảnh và phần miêu tả, giới thiệu về tên địa danh, địa điểm xảy ra sự kiện.

Bước thực hiện: Đầu tiên, giáo viên giới thiệu trò chơi: Năm 1911, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành trẻ đã lên đường sang Pháp, bắt đầu một hành trình lịch sử đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Người thanh niên ấy đã bôn ba nhiều quốc gia, làm nhiều nghề để kiếm sống và cũng nhờ vậy, người đã học hỏi và tìm ra hướng đi đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Người đã đặt chân tới những nơi nào và người đã làm việc, học tập như thế nào ở những nơi đất người, chúng ta sẽ được tìm hiểu qua trò chơi “Hành trình theo chân Bác”. Sau khi nêu luật chơi, giáo viên kích chọn vào ô số thứ tự để nêu câu hỏi. Hình minh họa trên là ví dụ về câu hỏi thứ nhất và đáp án. Giáo viên nêu câu hỏi: Bác ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu nào?

Sau khi các nhóm trả lời, giáo viên kích chọn đáp án là: “Con tàu La-tu-sơ Tơ-rê- vin”. Đồng thời với việc giáo trình chiếu hình ảnh về con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin là phần thuyết trình ngắn gọn của giáo viên về con tàu và sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước: Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng rời xã quê hương trên chuyến tàu vừa chở hàng vừa chở khách chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mác-xây. Với tên Văn Ba, Người xin làm phụ bếp cho cho tàu, phải làm tất cả việc như: nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than, dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn… Tàu đóng tại xưởng Sinazaire của Pháp, hạ thủy năm 1901, đăng kí tại cảng Lơ Ha-vơ-rơ. Trên ống khói có 5 sao nên dân ta gọi nôm na là hãng Năm sao. Đây là con tàu khá lớn, ở boong trên cùng có buồng sĩ quan, thủy thủ người Pháp, phòng ăn, phòng hút thuốc lá và một dãy buồng cho 40 khách đi vế hạng nhất. Khoang cuối cùng phía giữa tàu là nơi đặt các thứ náy móc, ba nồi hơi lớn và chỗ ngủ cho những người làm công việc như Bác.

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)