C ƢƠN TRÌN UẨN
2. Minh họa về sử dụng phần mềm photozoom để phóng ảnh
3.2.2. Đối với bài nội khóa dạy tại thực địa
Đối với bài nội khóa dạy tại thực địa thường là các bài nội khóa về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Việc tiến hành bài học tại thực địa rất đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và sự sáng tạo của giáo viên. Ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong bài dạy học tại thực địa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giáo viên xác định nội dung sẽ giảng dạy tại thực địa, bảo tàng, sau đó lựa chọn địa điểm học tập và liên hệ với cán bộ quản lí và hướng dẫn du lịch.
- Giáo viên phải trực tiếp tìm hiểu về sơ đồ tổng quát, các chủ đề được trưng bày, tìm hiểu các tư liệu cần thiết cho việc tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về sự kiện trong chương trình lịch sử 11 cùng với việc kết hợp mở rộng hiểu biết về các địa danh, di tích tại thực địa mà mình chuẩn bị thực hiện bài dạy nội khóa cho học sinh.
Bài nội khóa dạy tại thực địa có những đặc điểm riêng so với bài nội khóa trên lớp ở chỗ hình thức học tập của nó. Đã là bài học tại thực địa thì các em học sinh phải được “trực quan sinh động” những di tích lịch sử, hiện vật, những tư liệu sống động, chân thực để từ đó hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. Có hai hình thức dạy học tại thực địa là dạy tại bảo tàng và dạy tại các di tích lịch sử.
* Đối với bài nội khóa dạy tại bảo tàng, ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện, chúng ta có thể thực hiện tại phòng riêng của bảo tàng.
Ví dụ khi giảng dạy bài 19: Nhân dân việt nam kháng chiến chống pháp xâm lược ( từ1858 đến trước 1873) (tieets1), chúng ta tiến hành giảng dạy tại trong phòng riêng của bảo tàng Đà Nẵng với thiết kế bài giảng điện tử. Khi dạy phần I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam chiến sự ở Đà Nẵng, trongthiết kế bài giảng, chúng ta có thể sử dụng những hình ảnh chụp lại từ bảo tàng và khu di tích để tạo biểu tượng về Đà Nẵng và thành Điện Hải. Khi dạy mục 2. Chiến sự ở à Nẵng chúng ta sẽ tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858.
Đầu tiên, giáo viên hỏi: Vị trí Đà Nẵng có gì đặc biệt? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tạo biểu tượng về Đà Nẵng với vị trí nằm ở miền Trung Việt Nam; phía đông giáp biển đông, phía bắc giáp Huế, chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100km, phía tây và nam giáp với Quảng Nam. Giáo viên tiếp tục hỏi: Em có nhận xét gì vị trí của Đà Nẵng?
Giáo viên rút ra những đặc điểm tiêu biểu về Đà Nẵng để tiếp tục hình thành biểu tượng về Đà Nẵng trong trí nhớ học sinh: Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Đà Nẵng có cửa biển nước sâu nên việc thông thương bằng đường biển rất thuận lợi, đặc biệt là tàu có trọng tải lớn vẫn đảm bảo vào được. Đà Nẵng cùng với Hội An là những nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô với số lượng người theo đạo khá nhiều.
Từ việc tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam ngày 1/9/1858, giáo viên phát vấn học sinh về nguyên nhân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên.
Khi dạy đến sự kiện Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho chiến tranh xâm lược Việt Nam, giáo viên trình chiếu các hình ảnh về thành Điện Hải, sơ đồ bố phòng của binh triều nhà Nguyễn, thành Điện Hải, nghĩa trũng Hòa Vang, nghĩa trũng Phước Ninh... sau đó tạo biểu tượng về các điểm di tích trên màn chiếu. Sau khi kết thúc bài dạy, giáo viên cho học sinh đi tham quan bảo tàng, trong thời gian đó, giáo viên có thể giải thích thêm về sự kiện và không gian diễn ra sự kiện Pháp đánh Đà Nẵng.
* Đối với bài nội khóa dạy tại thực địa, chúng ta có thể sử dụng máy chiếu phim để trình chiếu một đoạn video về sự kiện lịch sử diễn ra ta khu di tích ngay tại thực địa. Ví dụ như các video về khu di tích thành Điện Hải, nghĩa trũng Hòa Vang, về phong trào kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng chống thực dân Pháp xâm lược. Sau đó, giáo viên cho học sinh thăm quan khu di tích.