Những tấm gương điển hình trên các lĩnh vực cuộc sống

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 36)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Những tấm gương điển hình trên các lĩnh vực cuộc sống

Họ là những nhân tố tích cực của cuộc hành trình đổi mới đất nước; là những số phận kém may mắn nhưng giàu ý chí và nghị lực; là những người lính đang bám trụ nơi biển đảo xa xôi; là những thầy, cô giáo không quản ngại nhọc nhằn “cắm bản” nơi rừng sâu, nước độc;…

Những người lính ở hải đảo xa xôi và các vùng biên giới hẻo lánh nghìn trùng đã để lại ấn tượng đẹp trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng. Đó là những anh bộ đội biên phòng dẫn đường thấp thoáng trong các phóng sự miền núi của anh. Đó là một Chamaléa Nghèo - “Người giao liên dũng sỹ” ở chiến khu Ninh Sơn - Bác Ái, dù bị trăn cuốn, voi giày, hay đối mặt trực diện với hổ đều lanh trí thoát chết trong gang tấc trong Người giao liên dũng sĩ hay chân dung thuyền trưởng Ngô Xuân Phương trong phóng sự Tường trình từ quần đảo Hải Tặcđã can trường, mạo hiểm quyết chiến đến cùng với bọn cướp biển để bảo vệ sự bình yên cho những người dân nghèo sống bằng nghề kiếm ăn trên biển.

Trên mặt trận văn hoá, những người cầm bút đồng thời cũng là người lính, họ chiến đấu cho sự thay da đổi thịt của những miền đất lạ xa xôi. Trong phóng sự Cảm nhận Bạch Long Vĩ nổi bật lên hình ảnh hiệu trưởng Nguyễn Thị Cảnh. Chị là người đầu tiên khai sinh cái chữ ở huyện đảo này. 22 năm tuổi nghề, cô giáo Cảnh đã tình nguyện chuyển công tác từ thành phố Hải Phòng ra đảo Bạch Long Vĩ. Rời xa thành phố hoa đèn, hy sinh cả hạnh phúc riêng, hàng ngày chị miệt mài dạy học cho đám trẻ nhếch nhác trong căn nhà làm dịch vụ của Trung đoàn 952 rộng chưa đầy 10m2

.

Các thầy cô giáo tình nguyện vùng cao cũng là dạng nhân vật thường bắt gặp trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng. Công cuộc cõng chữ lên non được kể như một chiến tích thiêng liêng đáng trân trọng. Phóng sự Phía sau núi cao và mây kể về các thầy cô giáo trường THCS Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. Thầy Lò Sinh Phạ là người cha già dìu dắt tất tật các giáo viên đang có mặt ở Sín Thầu. 22 năm, không có đứa trẻ nào ở vùng ngã ba biên giới mà thầy Phạ không nắm được lý lịch, không nhớ từng ngày sinh tháng đẻ. Thầy Khoàng Lòng Tư thì giữ kỷ lục là người duy nhất dám đem vợ con từ nơi xa xôi đến cổng trường Sín Thầu lập nghiệp. Rồi những thầy Chiến, cô Mơ, cô Hiền, thầy Vui… hiện lên như những người hùng cắm bản quyết gắn bó với mảnh đất mà nhiều người vẫn hãi hùng “đến rồi không dám trở ra, ra rồi không dám trở lại”.

Công cuộc cõng chữ lên non không chỉ là niềm vui của những người đơn thân, mà còn là nhiệt tâm của cả những đôi vợ chồng đồng lòng, chung chí. Phóng sự Ầu ơ cắm bản khắc hoạ hạnh phúc của đôi vợ chồng thầy giáo Việt và cô giáo Thuý, tuy đơn sơ mà ấm áp giữa hoang lạnh rừng già. Cái hơi ấm từ gia đình ấy lại phả ngược nỗi cô đơn trong một câu hỏi buồn: còn bao nhiêu cô giáo nữa đang thiếu thốn những hạnh phúc đơn sơ như thế, khi xung phong cắm bản vùng cao? Cái họ cần là những điểm tựa tinh thần để toàn tâm toàn ý với công việc mà họ đã chọn. Sự hy sinh của họ được ví như những ngọn nến cháy ấm trong rừng hoang vắng lạnh.

Bước chân qua những miền đất lạ, ống kính phóng sự Đỗ Doãn Hoàng luôn hướng đến khám phá những bí ẩn về con người. Nhiều con người bình thường đang đối mặt với những hoàn cảnh không bình thường và nhiều cuộc đời cứ ngờ là huyền thoại, nhưng huyền thoại ấy là có thật. Đó là “Người đàn

bà bị loà” nuôi bốn con học đại học, Người đàn bà khóc qua 3 thế kỷ, Đứa

con người bệnh phong: Tình nguyện “bắc thang đá lên… trời”!, Người tình

nguyện mù, Anh thanh niên cao 83 xăng-ti-mét học hai trường đại học ở Hà

Nội,… Với những phóng sự này, Đỗ Doãn Hoàng không dừng lại phác hoạ chân dung con người mà hướng đến “tạc tượng” họ. “Những mảnh đời tưởng như nhỏ bé, lam lũ, bị che khuất bởi bao nhiêu éo le của số phận, nhưng lạ thay

chính họ lại đang còng lưng gánh cả những bài học sống, bài học cống hiến,

bài học nghị lực và nhân tình thế thái”.

Nhân vật chính trong phóng sự Anh thanh niên cao 83 xăng-ti-mét học

hai trường đại học ở Hà Nội là tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống.Bị nhiễm

chất độc da cam, cao vỏn vẹn 83 xăng-ti-mét nhưng Lâm vẫn vui tươi, dí dỏm, yêu đời. Không những học 2 trường đại học cùng lúc, Lâm còn sẻ chia, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Hành trình chinh phục tri thức nhọc nhằn của cậu sinh viên bé nhất làng Đại học Việt Nam mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

Khát vọng vượt lên số phận cống hiến cho đời còn hiển hiện ở những con người tàn nhưng không phế. Người tình nguyện mù kể về một con người

“mười hai năm nay nằm liệt giường vì một cơn bạo bệnh, gia cảnh quá neo nghèo, Hương đã khóc quá nhiều, đã vắt cả da thịt mình thành nước mắt, giờ

còn da bọc xương”, tuy nhiên, khát vọng được làm một việc gì đó có nghĩa cho

đời vẫn thôi thúc. “Hương muốn tìm một người con gái khiếm thị để được dâng

đôi mắt to, đẹp của mình cho cô ấy”. Việc Hương gửi đơn xin hiến mắt đã làm

nhiều người giật mình bởi tuổi đời anh còn quá trẻ để nghĩ đến việc đó.

Kịp thời chớp lấy những chi tiết sinh động, xác thực, Đỗ Doãn Hoàng xây dựng nên những “tượng đài” về lòng quả cảm, hy sinh. Phóng sự Bức

tường lửa lặng lẽ khắc hoạ chân dung những người anh hùng trong một trận

chiến chống ma tuý khốc liệt giữa đại ngàn Tây Bắc. Họ là nữ trung tá Ngô Thị Thuỷ, phó phòng PC17, CA tỉnh Điện Biên, 1 trong 10 gương mặt nữ tiêu biểu toàn quốc năm 2006, từng xách hàng vali tiền đi đặt vấn đề với những trùm ma tuý để nguỵ trang cho những chuyên án lớn; là chiến sĩ trẻ của phòng PC17 - Anh hùng LLVTND Phạm Văn Cường - đã hy sinh khi vây bắt tội phạm; là thiếu tá Phan Trung Phong hữu dũng hữu mưu dùng kế “điệu hổ ly sơn” để kẻ bán ma tuý phải sa lưới, là thiếu tá Đinh Tiên Hoàn lao “vào hang bắt cọp”

đang phải điều trị chống phơi nhiễm HIV... Nếu thiếu những con người như thế thì chúng ta sẽ không có những miền núi yên bình như ngày nay. Hành động của họ thật ý nghĩa.

Những tấm lòng nghĩa hiệp còn được thể hiện ở những người hết sức bình thường trong xã hội nhưng lại gắn với những cái nghiệp hết sức “lạ

thường”: Ông đồ 85 tuổi và 800 học trò nghèo, Nỗi niềm của những đời sông

nước, Coi nhà xác - trần gian còn một thứ nghề, Người đàn bà mỗi ngày nấu

150 bát cháo gửi nhân gian, Một người mù và những con đường sáng,... Hầu

hết những con người ấy được tác giả tìm thấy và phác hoạ khá sinh động, chân thực, có sức lay động tâm hồn người đọc.

Người đàn bà sống trong căn nhà ổ chuột ngột ngạt gần bãi tha ma, ngày ngày thu mua đồng nát, ăn rau tàu bay, sống với vắt rừng trong Bà đồng nát,

con dao quắm và cuốn kinh dang tay “độ thế” là hình ảnh đẹp về tấm lòng

thiện thảo. Chồng theo vợ bé, chị một mình vượt cạn sinh con, nuôi con. Một mình phát rẫy trồng rừng, nhưng bị kẻ xấu đang tâm cướp đất làm du lịch. Chị quyết giữ rừng đến cùng, bị đánh phải thay 6 cái răng giả, nhưng chị vẫn không bỏ cuộc,… Tận khổ là vậy, chị vẫn sẵn sàng cứu một kẻ lao đầu vào ô tô tự vẫn, nhặt mấy đứa trẻ lạc đường ở bến xe về cho ăn uống rồi vay tiền đi tìm bố mẹ chúng đến nhận con… Điều kỳ lạ là dưới đống vỏ ve chai của người đàn bà luôn có một cuốn kinh nhà Phật.

Phóng sự Lầu A Vàng - nhà báo gác bút đi… cắm bản xây dựng chân dung một con người đặc biệt: Có lẽ Lầu A Vàng là nhà báo duy nhất được cơ quan cử đi "cắm bản" theo đúng nghĩa đen. Hơn hai năm qua (và không biết còn bao nhiêu năm tiếp theo nữa) anh đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp thẻ nhà báo để rồi lặng lẽ lăn lộn với 25 bản làng hiểm trở, rộng lớn và nghèo khó bậc nhất tỉnh Điện Biên. Điều đặc biệt là trong 2 năm đó, “anh đã hướng dẫn bà con 4 dân tộc (gồm người Mông, Khơ Mú, Thái, Lào) của hai xã Pú Hồng và Phình Giàng làm kênh mương, dựng nhà bán trú cho cả trăm học sinh ở, mang bò mẹ và bê con đến cho bà con, cùng họ di dời chuồng trâu bò ra rừng, dạy bà

con trồng tre Bát Độ, trồng cả chục hécta đậu tương và cỏ voi...” [20, tr.105].

Những tấm gương tiêu biểu trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng có thể là những con người bình dị đời thường cũng có thể là những người phi thường. Họ là đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội, với ý chí, nghị lực và tài năng họ chính là những nhân tố tích cực góp phần vào công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Một phần của tài liệu (Trang 32 - 36)