Tiếng kêu cứu của rừng

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1.3. Tiếng kêu cứu của rừng

Nghiên cứu phóng sự Đỗ Doãn Hoàng, có thể thấy hầu hết phóng sự viết về miền núi của anh đều phản ánh thực trạng đau thương, điêu tàn ngay trong sự kỳ bí, hùng vĩ của miền đồng rừng. Khi viết về thiên nhiên đất nước, đồng thời

với việc tự hào và ca ngợi đến say mê vẻ đẹp của quê hương, Đỗ Doãn Hoàng thảng thốt nhận ra, vẻ đẹp ấy đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá, bị cưỡng đoạt, đi ngược lại với quy luật sinh thái muôn đời.

“Phạ phung” hay còn gọi là di dân tự do đã thành một tập tục từ bao đời

nay của nhiều cộng đồng người miền núi. Rừng già đã bị xà xẻo quá nhiều. Và những cuộc du canh du cư kia vẫn đang tiếp tục “chọc tiết” rừng, đe doạ môi sinh và nguồn tài nguyên quốc gia. Loạt phóng sự 3 kỳ Cánh chim rừng không mỏi đã rung lên những hồi chuông cảnh báo về một vấn đề đang nóng hầm hập, với những chi tiết đáng để giật mình. Theo phóng sự, toàn Tây Nguyên có gần 51.000 hộ dân di cư tự do, chưa ổn định cuộc sống và khoảng 85.000 hộ dân thuộc diện di cư tự do đã ổn định cuộc sống nhưng vẫn ngang nhiên sống trên đất lâm nghiệp. Kéo theo sự “nhảy dù” ấy là mối hoạ giết rừng. Nhiều tay lâm tặc đã núp bóng bà con để chặt rừng, đốt rừng: “Thung lũng cháy. Trên trời nắng như đổ lửa, đất bột bụi như đã được rang nóng. Vách đồi uốn lượn toàn tàn tro than đốt rẫy đen, thỉnh thoảng có những trảng tre, lồ ô gẫy rạp nửa

trắng nửa đen kéo dài... bất tận. Không hề có cây xanh”. Những giọt nước mắt

đã rơi, vì khóc rừng. Và khóc cho cả sự nheo nhóc, tận khổ của những người đã thiên lý di cư vào vùng đất mới.

Phóng sự Choáng váng với rừng ở Mường Nhé cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh về nạn phá rừng lập bản, kéo theo là những hệ luỵ về môi trường sống, là điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, là kiếp sống của những “người

rừng” bất đắc dĩ. “Cuối năm 2009, trở lại Mường Nhé, tôi liên tục choáng váng

vì thảm cảnh miền “rừng vàng” sắp biến mất, vì những con số hãi hùng về nạn

phá rừng, di dân tự do” [21, tr.290]. Đó là hiện trạng rừng Mường Nhé mà Đỗ

Doãn Hoàng ghi nhận được.

Không chỉ phá rừng lập bản, nạn di dân tự do cùng với sự thiếu hiểu biết người dân vùng cao còn đem lại nhiều hậu hoạ khôn lường. Phóng sự Khóc

và thiên nhiên. Cuộc chiến đến “kiệt sức với giặc lửa” mà nguyên nhân rừng cháy khởi nguồn từ sự mông muội, thiếu hiểu biết, sự vô cảm, vô trách nhiệm của con người với chính môi trường mà họ đang sống. Đến nỗi một lãnh đạo cấp Sở của tỉnh Yên Bái phải thốt lên: “Nhà báo ơi, rừng cháy ở quê tôi 6 ngày rồi, lửa cao ngất trời, không lúc nào tắt (…) Nói xong, bất ngờ, anh lãnh đạo Sở người Mông bật khóc. Tôi thở dài: nếu cứ cháy như đợt đại hoả toàn miền Bắc đầu năm 2010 này, chỉ ít ngày nữa thôi, nóc nhà Việt Nam, nơi màu mỡ và rừng già hoang thẳm nhất Việt Nam - dãy Hoàng Liên Sơn thương mến, cũng sẽ

không còn rừng” [21, tr.289].

Con người ngày một mở rộng địa bàn sinh sống, lấn chiếm cả không gian tự nhiên của thú rừng, bởi vậy không thể bắt lỗi “đàn chó sói ăn thịt đàn bò”.

Trước nguy cơ tuyệt chủng của những loài vượn đen, hổ, gấu, bò sát răng phiến 230 triệu năm tuổi, Đỗ Doãn Hoàng trăn trở: “...Thú dữ, dẫu là hổ đói hay là rắn độc, chúng đều rất nhút nhát, khép kín và ngại tiếp xúc với con người. Quả thực, chúng không bao giờ tấn công con người, nếu con người không làm cho chúng cảm thấy bị đe doạ, bất ổn và thiếu cạn nguồn thức ăn... Có một tác nhân

nào đó đã làm cho thú dữ nổi giận”.

Tiếng kêu cứu của rừng cũng chính là tiếng kêu cứu của muông thú trước nạn săn bắn bừa bãi. Phóng sự Nhật ký “giết rừng” ghi lại hành trình hơn 10 ngày leo núi vào ngã ba biên giới A Pa Chải của Đỗ Doãn Hoàng. Đó là hành trình thương đau, đau với nỗi đau muông thú bị tàn sát, nỗi đau dân trí thấp, nỗi đau của lòng tham vô đáy của con người, đến nỗi anh phải thốt lên: “Không thể tin được, một người đàn ông cầm cái bình huơ huơ lên trước mặt ẩm khách quảng cáo: “bình rượu ngâm 5 cái bào thai khỉ”. Có lẽ thật khó có cảnh nào dã man hơn thế. Rồi lại đến bào thai nai, bào thai gấu ngâm rượu. Riêng cái vụ bào thai gấu thì mình không nhìn thấy tận mắt, bởi đêm cứ loang lổ tối như là

Tiếng kêu cứu của rừng là những tiếng kêu tuyệt vọng về nạn phá rừng, di dân tự do, săn bắt vô tội vạ khai thác tận diệt nguồn tài nguyên rừng vàng quốc gia. Phóng sự Đỗ Doãn Hoàng là tiếng nói của sự thật. Anh đi, dấn thân và viết nên những trang sự thật đau đáu cõi lòng.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 39)