5. Cấu trúc khóa luận
2.2.3. Ngôn ngữ sinh động, nhiều sắc thái
2.2.3.1. Ngôn ngữ trần thuật
Là kênh ngôn ngữ chính phục vụ cho việc miêu tả, trần thuật nhằm dựng lại bức tranh sự kiện, chân dung nhân vật. Đặc biệt quan tâm đến chất văn nên cũng như tít, lời dẫn; ngôn ngữ trần thuật trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng rất sinh động và giàu sắc thái biểu cảm. Trong phóng sự Hàng trăm cỗ quan tài
“thiên táng” giữa động ma, để người đọc đồng hành cùng quá trình khám phá
động ma, Đỗ Doãn Hoàng sử dụng đoạn tả thuật ngắn sau: “… chúng tôi ngộp vào một cánh rừng rậm rạp. Cây và dây leo trùm trên đá tai mèo phún sắc, lá
mục dày hàng gang tay, muỗi rĩn phi như vãi chấu vào mặt người leo núi (…)
Ngay cửa hang là la liệt quan tài. Quan tài làm bằng thân gỗ lớn, khoét hình thây người với hai đầu nhỏ thon dần, khúc giữa phình to; hai đầu khúc gỗ khoét
có hai cái núm như chuôi vồ…” [18, tr.415]. Ngôn ngữ trần thuật cụ thể, nhưng
không kém phần biểu cảm đem lại cho người đọc cái cảm giác như được nhìn thấy động ma bằng con mắt của người chứng kiến.
Dưới đây là một đoạn lời kể của Đỗ Doãn Hoàng về tên tướng cướp hoàn lương trong Cổ tích viết từ bóng tối: “Tướng cướp Bình “bò” tên thật là Phạm Văn Bình, sinh năm 1965, tại số nhà 95, ngõ Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội. Sự buông lỏng của gia đình cộng với môi trường ngõ Thổ Quan từng một thời khét tiếng ăn chơi và quậy phá đã sản sinh ra tên tội phạm nguy hiểm Bình “bò” (…) Nhà Bình ở cạnh rạp Dân chủ, rạp xinê này độ ấy đang vào thời kỳ hoàng kim, khách xem phim Xã hội Chủ nghĩa đông nườm nượp. Cậu bé Bình được các đại ca dạy cho cách làm thế nào để trốn vào rạp rồi lẩn trong bóng tối mà
móc túi…” [12, tr.220-221].
Đặc biệt trong nhiều trường hợp, Đỗ Doãn Hoàng khéo léo biến lời thoại của nhân vật thành lời người kể chuyện. Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt, thể hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong phóng sự của anh. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với
nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Chẳng hạn như cách kể chuyện trong phóng sự Cao nguyên đá và giấc mơ đèn lồng đỏ: (1) “Đi đến cuối chợ thì
chàng say khượt. Bước chân lật khật, khăn màu xổ xuống như dằn dỗi. (2)
“Phải uống say thôi, không thì về nhà vợ nó lại hỏi: Thế hôm nay không phải đi chợ à? Đi chợ gì mà không say?”. Nó chê mình không biết say, lại còn nghi
mình bỏ nó lên nương, xuống chợ đi với gái”. Lời kể xen lẫn trong lời thoại của
nhân vật. Nếu (1) là lời kể của người trần thuật thì (2) là độc thoại của nhân vật, trong (2) lại có câu hỏi. Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, ở đoạn văn trên có sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật khá thú vị. (1) vừa mới là điểm nhìn trần thuật của người dẫn chuyện, tới (2) đã chuyển thành giọng trần thuật của chính nhân vật. Đoạn văn thể hiện rõ tính đa sắc của ngôn ngữ trần thuật trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng.
Một ví dụ khác trong phóng sự “Người đàn bà bị loà” nuôi 4 con học
đại học: “(1) Cách đây mấy tháng, mắt bà còn “mù”, tức là chẳng nhìn thấy gì
hết, đột nhiên người ta cho xe máy ì ì vào đón đi, bảo ra để “phát biểu”. (2) Bà
thở dài, gớm tôi cấy cày nửa thế kỉ nay chửa nói thế bao giờ, nói xấu hổ chết”
[11, tr.322] kiểu lời người trần thuật xen đan với lời thoại nhân vật cũng được Đỗ Doãn Hoàng sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt. Chỉ một câu kể mà chứa cả một đoạn trao đổi giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Người trần thuật đã lược bỏ hoạt động đối thoại bằng lời chỉ dẫn (bảo ra để phát biểu, bà thở dài) nhằm tạo những điểm nhấn thông tin, biến lời đối thoại thành lời kể. Nếu câu (1) là câu kể của nhân vật hướng vào đối tượng giao tiếp là tác giả kết hợp với lời trần thuật của tác giả thì câu (2) vừa là đối thoại (gớm) vừa trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân vật (nói xấu hổ chết).
Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm mới kiểu trần thuật thông thường, đây là kiểu trần thuật đa giọng điệu tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho phóng sự rất nhiều, cuốn hút người đọc cũng không kém.
2.2.3.2. Ngôn ngữ nhân vật
Trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng, ngôn ngữ nhân vật chỉ xuất hiện khi cần khẳng định tính khách quan và xác thực của một sự việc, chi tiết, nhưng đó là những chứng lý quan trọng bởi nhân vật là nhân chứng trực tiếp liên quan đến sự kiện. Qua khảo sát cho thấy, ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thường được sử dụng ở dạng trực tiếp khi đối thoại với tác giả hoặc với các nhân vật khác, qua đó phản chiếu rất rõ đặc điểm, tính cách nhân vật.
Trong phóng sự Săn cave, Đỗ Doãn Hoàng sử dụng rất nhiều ngôn ngữ đối thoại để lột tả tính cách, nội tâm nhân vật: “Ông cho con đi với ông cho tiện. Tối qua con vừa ngủ với bạn ở ngoài khách sạn SV trên thị trấn đấy chứ”
[17, tr.18]. Đây là lời nhân vật Năm cave trò chuyện với Tú Ông, rất sòng phẳng và bộc trực. Ngay đến cả cha cô Năm thừa biết cô đi làm cave nhưng không hề thấy ông mặc cảm, ông bị nghễnh ngãng nên không nhớ được gì ngoài mình sinh được 10 đứa con: “Tên thằng chồng nó là gì, mấy năm rồi, già cũng quên mất rồi. Thằng cu con cái Năm tên là gì ấy nhỉ, nó đẻ cũng lâu lâu rồi mà…” [17, tr.18].
Phóng sự Người đàn bà khóc qua ba thế kỷ viết về Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ít 109 tuổi (thời điểm năm 2002) là người mẹ có cuộc đời kỳ lạ “8 lần nuôi con mẹ vẫn ở một mình”, và là người phải đi hỏi vợ lẽ cho chồng… Tuy nhiên, “đến nay chỉ có tai mẹ hơi nằng nặng, thế thôi, tất cả vẫn khoẻ. Hỏi: “Mẹ ăn uống thế nào mà sống thọ thế ạ?”. Mẹ lại làm một câu
ngoài mấu đòn gánh: “Nhà bác bảo tôi sống lâu thì sướng à? Sống già thành
tinh đấy, sống lâu như tôi là giời đày đấy, tám lần chửa, tám lần sinh mà không phải sa sẩy gì. Cứ sa sẩy từ ngày đỏ hon hỏn, không tường mặt con đi cho đành một nhẽ. Đằng này, cứ nuôi lơn lớn rồi chúng nó chết hết. Tôi cầu cho tôi chết mà không được, ông giời ông ấy đày. Tôi khổ với nhà nó hơn 100 năm nay rồi. Sáu bảy đêm nay tôi không ngủ tí nào rồi, cứ nằm nghĩ chuyện lan man, chả
hợp lý, vừa tạo tính sinh động, phức điệu hoá của mạch trần thuật, vừa lột tả được tâm lý, tính cách nhân vật. Qua đoạn đối thoại, hiện lên một người mẹ minh mẫn, dí dỏm nhưng không kém phần sắc sảo dù đã sống ngót qua ba thế kỷ khổ đau.
Còn đây là một đoạn thoại trong phóng sự Người đàn bà là con của mẹ
núi “Tôi giật mình thấy Đỗ Thị Tấc cầm dây chun, thồ hai bao xi-măng trên
chiếc xe máy cà tàng. Chở gì như buôn lợn thế? “Hai bao xi-măng về chát lại cái tường nhà”. “Không nhờ thằng nào được à?”. “Thằng chó! Tao một thân
một mình, có thằng nào đâu, thế còn hỏi”. Qua đoạn thoại, chân dung người
đàn bà “ầm ào thì rất ầm ào, câm lặng thì rất câm lặng” hiện lên thật chân thực và sinh động.
Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong quá trình chuyển tải thông tin là bước tiến đáng ghi nhận của Đỗ Doãn Hoàng, vừa khắc phục lối trần thuật chủ quan một điểm nhìn, vừa tạo điều kiện để nhân vật thể hiện quan điểm, chính kiến góp phần minh hoạ cho tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
* * *
Là tín đồ của “chủ nghĩa xê dịch”, là nhà báo có trách nhiệm đối với thời cuộc, Đỗ Doãn Hoàng không ngần ngại nhập cuộc, dấn thân. Mạo hiểm trinh sát nơi rừng sâu nước độc, miền biên viễn xa xôi, những bản làng thưa thớt dấu chân người, Đỗ Doãn Hoàng có cơ hội thu nhận nhiều thông tin mới lạ, độc đáo. Phóng sự của anh hấp dẫn người đọc bởi lẽ đó. Cùng với tính chất độc và lạ của đề tài, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng còn chinh phục người đọc bởi cách thể hiện mới mẻ, hiện đại. Tít và lời dẫn ấn tượng, đậm màu sắc văn chương; chi tiết đặc sắc, ám ảnh; ngôn ngữ sinh động, nhiều sắc thái. Phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thật sự là món ăn tinh thần giá trị, hấp dẫn người đọc.
Chƣơng 3: PHÓNG SỰ ĐỖ DOÃN HOÀNG - NHÌN TỪ HIỆU ỨNG XÃ HỘI VÀ KINH NGHIỆM TÁC NGHIỆP
Khi nêu quan điểm của mình về các tiêu chí của một tác phẩm phóng sự giá trị, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cho rằng: “Một là đề tài hay. Hai là cách thể
hiện hay. Ba là phải có hiệu ứng xã hội”, nghĩa là không chỉ yêu cầu nội dung
hấp dẫn, nghệ thuật tổ chức sự kiện sáng tạo mà còn phải tác động tích cực đến người đọc. Có vậy, phóng sự mới có sức sống bền bỉ, dài lâu. Phóng sự Đỗ Doãn Hoàng, đặc biệt là phóng sự thân phận luôn tạo được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Năm 2011, anh cho in tập phóng sự Cánh chim rừng không mỏi, trong đó đặc biệt có cả những phản hồi, những hiệu ứng xã hội sau mỗi tác phẩm.