Kinh nghiệm tiếp cận hiện thực

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 67)

5. Cấu trúc khóa luận

3.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận hiện thực

3.2.1.1. Dấn thân: yêu cầu cao nhất và trước nhất

Muốn viết phóng sự thành công, trước hết, nhà báo cần phải dấn thân! Chỉ có sự dấn thân mới cho ra đời những phóng sự hay, hấp dẫn, đáng đọc. Dấn thân ở đây là nhà báo phải dày công lặn lội, điều tra, đấu tranh với các cơ quan công quyền tha hoá, các thế lực xã hội đen tối, thậm chí còn phải đánh đổi chính mạng sống của mình để tiếp cận sự thật.

Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí, Đỗ Doãn Hoàng khẳng định: dấn thân là yêu cầu trước nhất và cao nhất đối với nhà báo tự hiến cuộc đời mình cho nghiệp chữ nghĩa dãi dầu, cho nghề phóng sự nghiệt ngã và đỏng đảnh. Và như vậy, gọi “cái tôi trần thuật” là chưa đủ, mà phải gọi là“cái tôi dấn thân” mới là trọn vẹn ý tứ và ngữ nghĩa. Trong bài Và những chuyến lang thang bé, Đỗ Doãn Hoàng trải lòng: “Tôi chỉ muốn nói rằng: không dấn thân thì không thể có phóng sự. Làm phỏng vấn có thể chỉ là đi gặp người ta, bóc băng rồi ý tứ này nọ, rút tít rút tiếc. Chứ một nghìn cuộc phỏng vấn không ra được phóng sự. Một vạn trang tư liệu do nhân viên đi thu thập cho sếp viết phóng sự cũng không ra được phóng sự. Cái dễ và cái khó của phóng sự nằm ở chỗ đó. Thế nên tôi và những người làm phóng sự cứ phải đi lang thang. Nếu thật sự ăn phóng sự, ngủ phóng sự, 10 năm vẫn chỉ làm một thể loại là phóng sự, thì rõ ràng, đời phải là dấu cộng của những

Dấn thân như một số người hiểu, đó là đi, là đến, là gặp, là thấy, là xê dịch. Đã là nhà báo thì ai chẳng đi nhiều. Có những nhà báo đi quanh năm suốt tháng nhưng chỉ quan sát sự kiện, rồi xin tài liệu để viết tin và phản ánh. Phóng sự cần một cách dấn thân khác. Đó là nhà báo phải đắm mình vào sự kiện, không chỉ hiểu sự kiện mà còn phải “nắm lấy, đoạt lấy, chiếm lấy, móc ruột, móc gan nhân vật, sự kiện”, thế mới có thể thu thập được những tư liệu cần thiết cho bài phóng sự. Như vậy, sự đi của người viết phóng sự không chỉ là đến nơi, gặp nhân vật một cách đơn thuần mà phải sống, trải nghiệm cùng nhân vật, sự kiện. Đi vào cuộc đời của những con người bé nhỏ, tận thương, tận mến giữa đời thường bằng niềm đồng cảm tri ân, để họ thổ lộ hết những câu chuyện cuộc đời, đó cũng là sự dấn thân. Đào sâu những suy nghĩ của mình cũng là dấn thân.

Đi đến tận cùng sự kiện là yêu cầu đối với người viết phóng sự. “Đi đến tận cùng của nghề báo nói chung, của từng phóng sự nói riêng, là tư tưởng, con chữ, tâm huyết của người cầm bút có cất lên được một giọng nói ấm tình nào đó cho số phận nào đó và cho cuộc sống chung này không. Nếu chỉ vì giá áo túi cơm hoặc vì một cái gì đó ngoài sự lành lẽ và tử tế kiểu như thế, thì tôi nghĩ, tốt nhất… không nên làm báo. Càng không nên khổ sở vì sự dấn thân, sự trải

nghiệm cho phóng sự” [36, tr.239].

Đỗ Doãn Hoàng đã làm báo đúng như quan niệm“Sống đã rồi hãy viết. Viết

thì chỉ là thứ tiết ra từ chính cuộc sống”. Sống ở đây chính là dấn thân bằng cả sự

sôi nổi và nhiệt huyết của một nhà báo có trách nhiệm. Không phải tự dưng mà già làng người Hà Nhì cắt máu ăn thề đặt tên anh là Lỳ Xé Hoàng (Họ Lỳ là họ của rất nhiều người A Pa Chải), rồi người Mông ưu ái đặt tên Giàng A Hoàng cho anh. Đỗ Doãn Hoàng từng nói: “Tôi có một nửa dòng máu là người của Mường Thanh,

Mường Tấc, Mường Lò, Mường Than (Tứ Mường đệ nhất của Tây Bắc)” [37]. Viết

lời tựa trong tập Nhìn ngược từ nóc nhà Đông Dương, anh cũng chia sẻ: “…Bước chân tôi đã in đủ bao nhiêu ngõ ngách núi thẳm hang hoang, kinh cùng nước tận

Như vậy, với phóng viên viết phóng sự, dấn thân là yêu cầu cao nhất và trước nhất. Chỉ có dấn thân thực sự, nhà báo mới có thể cho ra đời những tác phẩm giá trị. Đỗ Doãn Hoàng không ngại khó, ngại khổ, ngại nguy hiểm, sẵn sàng xông pha vào những điểm nóng để thu về những thông tin giá trị. Đó cũng là một trong những bí kíp thành công của anh.

3.2.1.2. Tiếp cận hiện thực qua đội ngũ cộng tác viên

Đã có đề tài, song đề tài có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: nguồn tư liệu và kế hoạch chuyến đi. Việc phóng viên chứng minh được khả năng thực hiện thành công chuyến tác nghiệp cũng sẽ góp phần quyết định việc Ban Biên tập có đồng ý triển khai đề tài không. Ở một khía cạnh nào đó, Đỗ Doãn Hoàng có những thuận lợi nhất định vì trong nhiều năm công tác anh đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm cho những chuyến tác nghiệp dài ngày. Nhưng quan trọng hơn là anh đã thiết lập được mạng lưới cộng tác viên rộng khắp các tỉnh, thành, vùng, miền. Đội ngũ cộng tác viên là tai mắt giúp nhà báo tiếp cận sự kiện nhanh nhất, kịp thời nhất.

Phóng sự Ma ngón liệt truyện là một minh chứng. Thực chất, đề tài này nằm trong dự án làm phim để tham gia liên hoan phim lực lượng công an toàn quốc của Đại uý Vũ Mạnh Hà, phòng Công tác chính trị Công an tỉnh Điện Biên. Vào Điện Biên Đông công tác, Đại uý Hà chia sẻ với Anh Toản - điều tra viên của huyện, vừa là bạn, vừa là nguồn tin cơ sở của Đỗ Doãn Hoàng. Sau đó, anh Toản đã gợi ý đề tài này cho Đỗ Doãn Hoàng và gom nhặt tư liệu hỗ trợ để Đỗ Doãn Hoàng cho ra đời loạt phóng sự 3 kỳ Ma ngón liệt truyện. Tương tự,

Nhật ký đánh giặc lửa cùng với phóng sự ảnh Hành trình dập lửa cứu rừng

Trạm Tấu xuất hiện nhanh, kịp thời cũng nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ

cộng tác viên ở cơ sở.

Người viết phóng sự thường xuyên phải đi xa, đi nhiều, đến nơi xảy ra sự kiện “ăn dầm nằm dề” với sự kiện, vì vậy không thể thiếu người dẫn đường khi xông pha vào những địa phận xa lạ. Yêu cầu người đưa đường phải thật sự có

sức khoẻ, hiểu rõ địa hình, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và vấn đề của địa phương. Theo Đỗ Doãn Hoàng, muốn có người đưa đường ưng ý phải có mối quan hệ thân thiết với người dân địa phương. Các mối quan hệ đó thường bắt đầu từ sự giới thiệu của bạn bè, của chính quyền sở tại… Một nhà báo Pháp từng nói, khi bước vào nghề báo, phải có sẵn một danh sách với ít nhất 500 người mà phóng viên trước sau gì cũng phải tiếp cận. Đỗ Doãn Hoàng rất tâm đắc với ý này!

Khi tiếp cận nhân vật, sự kiện, cần kết nối sợi dây quan hệ. Khi đã có sợi dây quan hệ rồi, lúc đó, bằng tình cảm chân thành, sự say mê, niềm hứng thú thật sự của mình, phóng viên sẽ “cảm hoá”, lân la quen thân, gắn bó. Khi đã có mối quan hệ rồi, thì tất cả những thông tin cần có sẽ đến. Và thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật từ đó.

3.2.1.3. Kinh nghiệm phỏng vấn

Đỗ Doãn Hoàng cho rằng: người làm phóng sự nói chung phải hội đủ năng lực của người làm phỏng vấn và làm tin. Nghĩa là anh luôn phải giương

“ăng-ten” của mình về mọi phía để có thể tiếp cận được những tin tức mới nhất, nóng nhất. Nhà báo Lê Thanh Phong (báo Lao Động) cho rằng: xu hướng của báo chí hiện đại coi phóng sự phải là thời sự. Khi đã có nguồn tin, bằng mọi cách phóng viên phải tiếp xúc trực tiếp với tin tức - con người và sự kiện. Trong quá trình tác nghiệp để viết phóng sự, phỏng vấn được đánh giá rất cao, bởi đây là con đường tiếp cận thông tin hiệu quả nhất.

Phỏng vấn là phương pháp mà hầu hết các thể loại báo chí đều phải sử dụng để thu thập tài liệu. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phỏng vấn qua điện thoại, qua email có hiệu quả nhất định và cần phải được phát huy một cách tối đa. Tuy nhiên, để hoàn thành được một phóng sự nhất thiết phải phỏng vấn trực tiếp, tránh trường hợp viết phóng sự “salon”. Phỏng vấn phải có nghệ thuật và nghệ thuật phỏng vấn luôn tuân theo những nguyên tắc chung nhất

định, trong phạm vi khoá luận này chúng tôi không dám lạm bàn mà chỉ nêu ra vài lưu ý nhỏ:

- Phải chọn đúng đối tượng để phỏng vấn: nhân vật được phỏng vấn phải là nhân chứng sống trong sự kiện. Theo nhà báo Hữu Thọ, hiệu quả của một cuộc phỏng vấn dựa trên hai yếu tố: chọn đúng người để hỏi và tiến hành cuộc hỏi có kết quả. Đặc biệt coi trọng tính xác thực nên phóng sự Đỗ Doãn Hoàng luôn có mặt nhân vật và phát ngôn của họ. Sự có mặt của nhân vật và phát ngôn của nhân vật sẽ làm cho thông tin đề cập trong phóng sự khách quan và tin cậy hơn.

- Lòng chân thành: Dù chuỗi nhân vật trong phóng sự rất đa dạng, nhiều tầng nấc nhưng Đỗ Doãn Hoàng luôn có cách tiếp cận thành công. Đó chính bởi sự chân thành. Chỉ có sự chân thành mới khiến cho nhân vật có niềm tin khi nói chuyện với phóng viên. Họ sẽ luôn nghĩ rằng, từ cuộc nói chuyện này, niềm vui, nỗi buồn, những trăn trở của mình sẽ được giãi bày, chia sẻ. Đỗ Doãn Hoàng nhắc nhiều và nhấn mạnh nhiều hai chữ: thân thiện và chia sẻ.

- Phỏng vấn chính là cuộc chơi của những câu hỏi: Với một vấn đề, các cách hỏi khác nhau sẽ thu được những lượng và chất thông tin khác nhau. Đương nhiên, cuộc phỏng vấn phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như luôn đi từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp còn sự uyển chuyển, khéo léo và mức độ biến hoá của nó thì phải tuỳ thuộc vào năng lực và phẩm chất của từng phóng viên. Mỗi cuộc phỏng vấn của Đỗ Doãn Hoàng đều được thực hiện theo tinh thần chất vấn hơn là phỏng vấn. Muốn vậy, sự chuyên nghiệp trong tác nghiệp của phóng viên là rất lớn. Sự chuyên nghiệp thể hiện ở sự nghiêm túc của người tiến hành cuộc phỏng vấn từ những khâu nhỏ nhất như xin phép chụp ảnh và cao nhất là thể hiện sự am tường của mình về vấn đề phỏng vấn để có thể điều hành cuộc phỏng vấn đi đúng hướng.

Một vài lưu ý khác: Nơi tiến hành phỏng vấn, vị trí ngồi, cách ghi chép của phóng viên… cũng có thể ảnh hưởng tới thành công của cuộc phỏng vấn. Đặc biệt, khi tác nghiệp phóng sự, phải luôn sẵn sàng tiến hành cuộc phỏng vấn

trong nhiều trạng huống, hoàn cảnh khác nhau: trên nương rẫy, ở nhà, trong bàn rượu, ngoài trời mưa… hoặc ở bất cứ đâu.

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 67)