Làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng xã hội

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)

5. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. Làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng xã hội

“Báo chí đưa các sự kiện và vấn đề từ một góc phố, làng quê, thậm chí trong góc nhà của mỗi người thành sự kiện và vấn đề quốc gia, khu vực hay toàn cầu; từ đó khơi luồng suy nghĩ, thu hút sự quan tâm và hình thành các luồng ý kiến phán xét, đánh giá… của công chúng và nhân dân nói chung” [7, tr.37]. Điều đó đã tác động tích cực đến việc làm thay đổi nhận thức và hành vi của người đọc, nâng tầm vấn đề và xúc tiến việc giải quyết tận gốc vấn đề.

Trong loạt phóng sự (7 bài) Chuyện ít biết về dòng dõi quan lang xứ

Mường, tác giả đã vén bức màn bí ẩn về tầng lớp thống trị xứ Mường, qua đó

cho độc giả thấy và hiểu rõ hơn về các quan lang. Không như thành kiến một thời, không vơ đũa cả nắm, bởi có một sự thật chắc chắn là không phải quan lang nào cũng tàn ác như quan niệm xưa nay. Sau khi loạt phóng sự đăng báo,

“ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận các tài liệu mà người viết đã dày công sưu tầm, đặc biệt nhấn mạnh đến các tư liệu, thư từ, giấy khen, quà tặng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã

trao cho những “người nhà lang” theo cách mạng” [21, tr.68] đồng thời những

khác trước, con cháu nhà lang phần nào trút bỏ được mặc cảm, điều tiếng trong xã hội.

Cũng khai thác vấn đề lịch sử, phóng sự Khúc bi tráng” hố Đá Bàn tìm về sự thật lịch sử, tôn vinh những người lính quả cảm đã hy sinh ở hố Đá Bàn. Để tăng tính thuyết phục, phóng sự dẫn lời của ông Đinh Bá Lộc - nguyên Phó Bí thư tỉnh uỷ Bình Định: “có khoảng 105 con người dũng cảm đã hy sinh ở hố Đá Bàn, chúng ta không thể lãng quên họ mãi như vậy được. Hơn 40 năm đã

trôi qua,…” [21, tr.212]. Sau khi bài báo đăng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bình Định đã xúc tiến, hoàn thiện và phê duyệt đề án xây dựng khu tưởng niệm những người lính vệ quốc đã hy sinh ở hố Đá Bàn.

Tương tự, phóng sự Bom tấn và lương tâm người đang sống là những cuộc tranh cãi nhói lòng xung quanh vụ bom tấn thảm sát các cán bộ ngành y tỉnh Yên Bái những năm chiến tranh. Bài viết đưa ra nhiều bằng chứng hùng hồn khẳng định sự hy sinh của hơn 50 chiến sĩ là điều hoàn toàn có thể kiểm chứng, và buộc chính quyền tỉnh Yên Bái phải nhìn nhận sự thật, phải thay đổi cách ứng xử, phải xây đài tưởng niệm ghi công như đã quy hoạch chứ không phải là những dự án trên giấy, dự án “treo”.

Phóng sự Lương giáo viên 500 nghìn đồng thì phản ánh một vấn đề đang gây bức xúc dư luận, đó là thực trạng hàng trăm giáo viên ở tỉnh Nghệ An chỉ được lĩnh vỏn vẹn khoảng 500 nghìn đồng mỗi tháng trong mười năm qua (thời điểm năm 2008 - 2009). Sau khi công bố sự thật này trên mặt báo, Đỗ Doãn Hoàng tiếp tục có cuộc trao đổi với ông Trần Thế Sơn - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Nghệ An về vụ việc này. Cuối cùng, những bất cập trong tiền lương của giáo viên trên địa bàn tỉnh đã được tháo gỡ.

Sau chuyến đi 19 ngày vào ngã ba biên giới, Đỗ Doãn Hoàng cho ra đời phóng sự Lá thư đau gửi về ngã ba biên giới. Phóng sự phản ánh những mâu thuẫn về chế độ chính sách đối với các xã vùng biên. Sín Thầu, một xã giáp biên với Lào và Trung Quốc nhưng lại không được hưởng trợ cấp 100% trong

khi đó các xã gần hơn, có điều kiện hơn Sín Thầu thì được hưởng đầy đủ nguồn trợ cấp này. Nghịch lý mà phóng sự phơi bày buộc các nhà chức trách phải nhìn nhận lại. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hữu trách phải nhanh chóng giải quyết và sự công bằng đã được thực hiện. Hơn thế nữa, một mái trường khang trang sạch đẹp cũng đã được xây dựng bằng kinh phí đóng góp của độc giả. Điều này một lần nữa khẳng định hiệu ứng xã hội mà phóng sự đem lại.

Rõ ràng công chúng không thể tường tận hết mọi vấn đề trong xã hội nếu không có sự phản ánh kịp thời của báo chí. Và, báo chí với những vấn đề đặt đã tác động tích cực đến xã hội, làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 58)