Nghệ thuật thu thập, xử lý tài liệu

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 78)

5. Cấu trúc khóa luận

3.2.3. Nghệ thuật thu thập, xử lý tài liệu

3.2.3.1. Nghệ thuật thu thập tài liệu

Nhà thơ Raxun Gamzatop từng ví von về sự hữu ích của quan sát khi tìm đề tài: “Đừng nói cho tôi đề tài. Hãy nói cho tôi đôi mắt”. Cần có đôi mắt để phát hiện vấn đề. “Tư liệu của phóng sự thường không tự đến mà phải áp dụng

tối đa các ngón nghề của người viết: quan sát, hỏi, nghe” [35, tr.53-54].

Theo Huỳnh Dũng Nhân “có hai dạng thu thập tài liệu: một là, phóng viên thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài mình sắp viết và trong quá trình viết sẽ tiến hành sàng lọc, chọn ra những tài liệu thật sự cần thiết để phục

vụ cho bài viết; hai là, phóng viên xác định rõ từ đầu những tài liệu tối cần thiết phải đưa vào bài viết và chỉ tập trung tìm kiếm những tài liệu đó theo kế hoạch

của mình” [35, tr.122]. Đỗ Doãn Hoàng thường thu thập tài liệu theo kiểu thứ

nhất, nghĩa là anh không nhất nhất xác định rõ từ đầu những tài liệu cần thiết mà anh thu thập tài liệu theo hiện thực cuộc sống như nó vốn diễn ra.

Đối với Đỗ Doãn Hoàng, việc trang bị tư liệu, thông tin nằm trong quá trình thường xuyên trau dồi vốn kiến thức, phông văn hoá. Hãy nghe lời khuyên của anh: “Tôi muốn nói, bạn cần tẩy não mình hoàn toàn để sống hết mình với sự kiện, vùng đất, con người nơi đó. Thậm chí đừng tư duy, ta phải viết cái gì, viết như thế nào. Cứ đi. Nhưng cái mở ngoặc này cực kỳ quan trọng: phải chuẩn bị tư liệu hết sức cẩn thận. Nghiên cứu vùng đất, con người ấy thật kỹ. Muốn kỹ thì phải có những kỹ năng, kỹ nghệ chuẩn bị tư liệu rất chuyên nghiệp,

bài bản”. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta dễ dàng có thể

tìm được lượng thông tin lớn xung quanh bất cứ chủ đề nào. Song việc thu thập, lưu trữ tài liệu như thế nào để đạt hiệu quả đòi hỏi sự chuyên nghiệp, nghiêm túc của nhà báo. Đó là công việc phải tiến hành thường xuyên.

Muốn thu thập tài liệu tốt cần chuẩn bị hành trang và phương tiện chu đáo. Có đầy đủ phương tiện tương đối hiện đại sẽ giúp nhà báo vượt qua những cản trở không đáng có khi tác nghiệp. “Ví dụ như một cái máy ghi âm là không an toàn, ví dụ như có một cái máy ảnh không xịn là không an toàn, máy ảnh không có một chút tê-lê để chụp lén là chưa đạt yêu cầu. Nói như thế rất khó, bởi vì nó còn phụ thuộc vào vấn đề tài chính của mỗi người. Nhưng nếu chuẩn bị được như vậy thì chuyến đi sẽ không xảy ra sơ suất và khả năng thành công

sẽ cao hơn nhiều” (Đỗ Doãn Hoàng).

Những hành trang cụ thể như máy ảnh (tốt nhất là một máy ảnh hiện đại và một máy ảnh rẻ tiền, dễ bảo quản) phim ảnh, pin, xạc điện, túi ngủ, ni-lông… phải được trang bị hoàn hảo như một “chiến binh ra trận”. Trong các cuộc đi rừng cả chục ngày không nhìn thấy quán xá, nhà dân hay ánh sáng văn minh,

máy ảnh hết pin cũng đồng nghĩa với việc chuyến đi đã thất bại. Thậm chí, chụp xong cuộn phim nào, ghi xong cuốn sổ tay nào phải cho vào túi ni-lông chằng buộc kỹ càng ngay, phải đối xử với nó với tư cách một vật bất kỳ lúc nào cũng có thể rơi xuống suối, chậu nước rửa mặt, hoặc bị một chén rượu đổ vào. Sổ tay và máy móc là hai báu vật của phóng viên trong chuyến đi, phải bó chặt sao cho ném nó xuống suối cũng không sao, đó mới là cách tôn trọng các vùng đất, con người mình đã đi qua.

Các kế hoạch gặp ai, phỏng vấn cái gì, thắc mắc gì, xin tư liệu gì trong một chuyến đi dài ngày cũng là điều hóc búa. Nếu không ghi nhật ký, nếu không hệ thống tư liệu của mình lại và lên chương trình làm việc cho ngày hôm sau thì sớm hay muộn phóng viên cũng bị khuyết mất tài liệu, bỏ sót tài liệu, bỏ sót nhân vật, bỏ sót những điều đã quan sát được. Vụng về hơn, phóng viên có thể bỏ quên sổ tay, máy ghi âm, máy ảnh. Trong một phóng sự thời sự nóng thì ghi âm là không thể thiếu, cho dù về không bóc băng. Đi viết nhất nhất còn cần một cuốn sổ tay. Với vùng sâu, vùng xa, không có đường ô tô, không điện đóm, điện thoại gì, mất sổ nghĩa là mất cả chuyến đi ấy.

Đối phó với núi thẳm rừng hoang, với đường xa, suối lũ, công việc bảo quản máy móc, đồ nghề vô cùng quan trọng bởi nếu không cẩn tắc, có thể chỉ một giọt nước cũng khiến cho chuyến đi cả chục ngày trở nên vô nghĩa. “Hành lý, những máy móc quan trọng cần gắn chặt với mình, những đoạn có đèo, không có suối, không có phong cảnh đẹp thì cần phải nhờ họ xách hành lý. Còn lại, nhà báo nên trực tiếp cầm tiền nong, máy móc, ghi âm chụp ảnh cho chủ động. Trong những trường hợp gặp suối sâu, mưa rừng, bụi bặm, cây đổ, thác dữ, tuyệt đối không đưa thiết bị đắt tiền, dễ hỏng do ẩm, nước cho người dẫn đường hay người vác hành lý thuê, vì họ không có kiến thức bảo quản thiết bị. Ngay cả khi ta đã hướng dẫn, họ cũng không thể thực hiện được, vì kiến thức của họ có hạn, họ không có chuyên môn, nên nhà báo phải tự lo máy móc. Sự hỏng hóc phương tiện sẽ làm hỏng cả chuyến đi, thậm chí nhiều ngày nguy

hiểm, tốn tiền, tốn sức trở thành công cốc. Muốn mình tự lo được, cần có giày, tất, mũ, áo, dao rừng, võng bạt, túi ngủ cẩn thận để lo cho bản thân mình, máy móc. Hãy biến người dẫn đường thành phụ tá 24/24 ở bên mình, họ như cái thùng xe giữ đồ đạc cho mình, phục vụ mình khi leo núi của mình. Vì không chỉ du lịch mạo hiểm, nhà báo còn phải tác nghiệp, liên tục tư duy, phỏng vấn đêm hôm, trong tình trạng không đèn đuốc, không có chỗ ngồi, ngồi ngoài mưa, ngủ ngoài rừng, gặp cháy rừng, gặp nước lũ. Tự lo sức khoẻ cho mình, tự thu xếp cuộc sống và công việc cho mình trong hoàn cảnh này là cực kỳ quan trọng,

cực kỳ khó khăn” (Đỗ Doãn Hoàng).

3.2.3.1. Nghệ thuật xử lý tài liệu

TS. Nguyễn Quang Hoà trong cuốn Nghề báo - những bài học nhớ đời

cho rằng quá trình viết bài là vô cùng quan trọng: “Tôi nghĩ lao động của một phóng viên cũng như lao động của một nông dân gồm các khâu từ khi gieo mạ đến chăm bón, thu hoạch và cuối cùng là đem gạo thổi cơm. Có thể gạo rất ngon nhưng nấu không khéo nồi cơm sẽ nhão nhoẹt hoặc khê nồng, không ăn nổi. Viết báo cũng vậy, có thể đề tài rất hay, tài liệu rất phong phú, nhưng khâu

“nấu nướng” kém thì bài báo đó chẳng khác gì nồi cơm nhão” [8, tr.46].

Xử lý tài liệu cũng đòi hỏi sự khôn khéo của tác giả. Chọn lọc tài liệu, sắp xếp sao cho hợp lí và thu hút độc giả, đem lại hiệu ứng xã hội mạnh mẽ… Trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận, tác giả Trần Quang phân tích:

“Để có tư liệu cho bài điều tra cần thực hiện tốt toàn bộ các thao tác tìm kiếm tin tức như quan sát, phỏng vấn, đọc tài liệu lưu trữ, tiếp xúc và thăm dò ý kiến của nhiều người có liên quan đến vấn đề mà nhà báo đang quan tâm. Trong quá trình này cần biết cách tổng hợp và phân tích tư liệu để có những nhận định, phán đoán đúng, làm căn cứ cho việc thẩm tra độ chính xác của các tư liệu đã có và tìm kiếm thêm tư liệu mới. Trong mỗi hướng điều tra, thường mang lại những tư liệu khác nhau, có thể mâu thuẫn. Vì thế, nhà báo cần sắp xếp và xử lý hồ sơ tư liệu cẩn trọng để loại trừ những tư liệu không cần thiết và

nếu thấy cần, sẽ điều tra bổ sung, làm sáng tỏ những tư liệu đang có sự mâu

thuẫn” [40, tr.375-376]. Với phóng sự, đặc biệt phóng sự điều tra kỹ thuật xử lý

tư liệu cũng tương tự như vậy.

Với Đỗ Doãn Hoàng, xử lý tài liệu thực ra là trả lời câu hỏi viết như thế nào?. Anh cho biết: “Việc thu thập là không khó nếu được dạy nhưng cái khó hơn là viết. Đứng trước một kho tư liệu, nhà báo xử lý như thế nào cho hợp lý và thu hút độc giả? (…) Viết sao cho khi đọc cái người ta cười khanh khách ngay, đọc cái thấy thổn thức ngay, đọc cái thấy căm phẫn, bức xúc ngay. Viết

thế nào để khi đọc người ta cứ tủm tà tủm tỉm... đó là nghệ thuật”. Đỗ Doãn

Hoàng đánh giá cao quá trình xử lý tài liệu là vì vậy. Tuy nhiên, anh không câu nệ, đặt ra nguyên tắc trong quá trình viết mà thường để mạch cảm xúc trải dài trên trang giấy. Đỗ Doãn Hoàng không chú tâm lắm vào việc sắp xếp quá khoa học các tài liệu đã thu thập bởi sợ cảm xúc bị phá vỡ.

Quá trình xử lí tài liệu cũng đồng thời với quá trình thực hiện tác phẩm. Mỗi phóng viên có cách thức viết tác phẩm khác nhau. Có người bày tất cả tài liệu đã thu thập được ra rồi bắt đầu viết từng phần. Có người đọc một mạch hết số tài liệu mình có rồi bắt đầu viết một mạch. Lại có người chỉ ghi nhớ trong đầu những chi tiết ấn tượng nhất, cốt lõi nhất rồi để mạch cảm xúc dẫn dắt cho đến dấu chấm cuối cùng. Đỗ Doãn Hoàng viết theo mạch cảm xúc trên cơ sở những căn cứ xác thực thu thập được trong quá trình tác nghiệp. Tác giả sử dụng cái tôi trần thuật như một “sợi chỉ” khâu nối các dữ kiện trong khung bài để đi tới hoàn thiện tác phẩm. Trong quá trình khâu nối ấy, Đỗ Doãn Hoàng đã khéo léo sử dụng bút pháp văn học tăng sức hấp dẫn, và thuyết phục người đọc.

Đó chính là nghệ thuật xử lý tài liệu của Đỗ Doãn Hoàng. * *

*

Dấn thân là yêu cầu cao nhất, trước nhất của người viết phóng sự. Sự dấn thân không nhất thiết cứ phải lao vào điểm nóng mà có thể là sự đào sâu suy

nghĩ những vấn đề mình tâm đắc. Tất cả sự nghiêm túc, bài bản trong việc đăng ký đề tài, sự cần mẫn trong thu thập tư liệu, sự chuyên nghiệp trong nghệ thuật phỏng vấn, quan sát tại hiện trường,… thực chất chỉ là những biểu hiện bên ngoài của sự dấn thân. Biểu hiện bên trong của nó là sự ra đời của một phóng sự hay, có nhiều chi tiết “đắt”. Muốn vậy, bên cạnh sự chủ động của phóng viên đóng vai trò chính, cần có sự phối hợp từ nhiều phía, nhất là từ toà soạn.

KẾT LUẬN

1. Đỗ Doãn Hoàng đến với nghề báo rất sớm và gặt hái được nhiều thành công ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Anh có trái tim nóng bỏng nhiệt huyết, có niềm tin tha thiết vào sự hướng thiện của con người. Là cây bút của những mảnh đời bất hạnh, Đỗ Doãn Hoàng luôn bị thúc giục lên đường bởi tình thương dành cho những số phận. Phóng sự của anh luôn mang nỗi trăn trở thân phận, luôn nồng ấm tình người trong hành trình đi tìm sự thật. Nổi bật với tinh thần dấn thân, nhập cuộc, xông xáo theo đuổi đến cùng sự kiện, Đỗ Doãn Hoàng đã khẳng định được tên tuổi, phong cách ở thể loại phóng sự.

2. Xét cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng đã có những thành công nhất định. Về nội dung, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thể hiện sâu sắc những quan niệm nhân sinh mới mẻ, những giá trị hiện thực và nhân văn. Là tín đồ của chủ nghĩa xê dịch, Đỗ Doãn Hoàng khao khát đi và viết - điều mà anh khiêm tốn gọi là “những chuyến lang thang bé”. Trên những chuyến đi ấy, anh thu nạp thêm nhiều thông tin giá trị, nhặt được nhiều chi tiết độc đáo, để rồi bằng tinh thần trách nhiệm và ngòi bút tài hoa của mình viết nên những tác phẩm để đời.

Về nghệ thuật, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng luôn có sự chuyển biến trong quá trình tìm kiếm đề tài, chủ đề cũng như khai thác thông tin. Anh luôn chịu khó đào sâu, lần tìm những đề tài mới, lạ. Ngoài ra, Đỗ Doãn Hoàng còn chú trọng đến kỹ thuật giật tít, rút tỉa lời dẫn, sử dụng ngôn từ. Tất cả những nỗ lực sáng tạo đó đã đem lại cho phóng sự Đỗ Doãn Hoàng một nét riêng không lẫn vào đâu được. Đó là những trang phóng sự thấm đẫm bụi bặm đường đời.

3. Nhiều phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng, đặc biệt là những phóng sự viết về nỗi đau thân phận con người luôn lay động tâm hồn người đọc, kêu gọi được sự trợ giúp của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội. Những phóng sự vọng lại tiếng kêu cứu của rừng, những phóng sự phát tín hiệu báo động về sự “di căn” của tệ

nạn xã hội đã làm chấn động chốn nghị trường, đã được các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng lưu tâm, tìm hướng giải quyết. Hiệu ứng xã hội là điểm nổi trội làm nên giá trị phóng sự Đỗ Doãn Hoàng.

4. Một trong những thành công của phóng sự Đỗ Doãn Hoàng là nghệ thuật khai thác sự việc, chi tiết. Bằng con mắt nhà nghề tinh tường và chuyên nghiệp, mỗi sự việc dù rất bình thường nhưng Đỗ Doãn Hoàng cũng thu nhặt được nhiều chi tiết. Đây là yếu tố quyết định giá trị của phóng sự Đỗ Doãn Hoàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cách sử dụng chi tiết của Đỗ Doãn Hoàng chưa thật hợp lý - sử dụng ôm đồm, thiếu chọn lọc nên chưa đem lại hiệu quả.

Đời sống báo chí ngày càng sôi động, phức tạp và nhu cầu của người đọc ngày càng đa dạng, khắt khe. Phóng sự với ưu thế là bức tranh toàn cảnh, đặc sắc về người thật, việc thật đã và đang thể hiện được sức sống sung mãn của mình. Vì thế, nghiên cứu phóng sự Đỗ Doãn Hoàng cũng là để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ văn hoá, vốn sống – hành trang cần thiết cho các nhà báo tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Anh (2011), “Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Sự trả giá êm đềm sau từng trang viết”, báo Công an nhân dân, ngày 28/06/2011.

2. Lê Văn Ba (2007), Phía sau nghề báo - Nhà báo, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 3. Phan Ngọc Chính (2004), “Đỗ Doãn Hoàng và nét duyên của một cây bút

ưa xê dịch”, báo Tuổi Trẻ, ngày 21/06/2004.

4. Đức Dũng (2003), Ký văn học và Ký báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 5. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

6. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 7. Trần Thị Hoà (2011), Báo chí và Dư luận xã hội, Bài giảng, trường Đại học

Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

8. Nguyễn Quang Hoà (2012), Nghề báo - những bài học nhớ đời, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

9. Trần Thị Ngọc Hoài (2012), Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo Lao Động, Khoá luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

10. Đỗ Doãn Hoàng (2000), Trần gian còn một thứ nghề, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 11. Đỗ Doãn Hoàng (2003), Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha, Nxb Thanh

Niên, Hà Nội.

12. Đỗ Doãn Hoàng (2003), 27 Phóng sự xã hội, Nxb Lao Động, Hà Nội. 13. Đỗ Doãn Hoàng (2004), Ký sự đồng rừng, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 14. Đỗ Doãn Hoàng (2005), Nến cong và lửa thẳng, Nxb Lao động, Hà Nội. 15. Đỗ Doãn Hoàng (2005), Người đàn bà tử tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 16. Đỗ Doãn Hoàng (2006), Những thây người mang hình dấu hỏi, Nxb Thanh

Niên, Hà Nội.

17. Đỗ Doãn Hoàng (2006), Săn cave, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

18. Đỗ Doãn Hoàng (2007), Nhìn ngược từ nóc nhà Đông Dương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 78)