Hỗ trợ chữa trị những vết thương nhức nhối của xã hội

Một phần của tài liệu (Trang 58)

5. Cấu trúc khóa luận

3.1.2. Hỗ trợ chữa trị những vết thương nhức nhối của xã hội

“Nhiệm vụ của sản phẩm văn hoá bao giờ cũng coi trọng nêu gương, khơi gợi những mặt tốt đẹp trong từng con người, từng đơn vị, và đấu tranh với các biểu hiện xấu xa, với lòng mong muốn xã hội và con người ngày càng tốt

đẹp hơn” [43, tr.70]. Đỗ Doãn Hoàng dấn thân vào rất nhiều sự kiện nóng bỏng,

cuối cùng cũng chỉ mong mỏi cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Quá trình thực hiện phóng sự “Thú độc” nơi biên cương là một ví dụ điển hình. Có thể nói, đây là một vấn đề rất nhạy cảm vì nó liên quan tới yếu tố nước ngoài: hành động bắt cóc, giết người trên lãnh thổ Việt Nam có người Trung Quốc tham gia. Hơn nữa, diễn biến vụ việc lại gia tăng vào thời điểm quan hệ hai nước đang nảy sinh những bất đồng trong phân định ranh giới. Nếu vào một thời điểm khác, thì đây là đề tài hay dễ được chấp nhận nhưng vào thời điểm đó, toà soạn buộc phải cân nhắc. Thế nhưng, xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của vụ việc, từ tình cảm dành cho những đứa trẻ vô tội, Đỗ Doãn Hoàng đã thuyết phục được Ban biên tập. Cuối cùng, Thú độc nơi biên cươngđã được phơi bày trên mặt báo, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Giám đốc Công An tỉnh Hà Giang đích thân xuống Hà Nội gặp Đỗ Doãn Hoàng để tìm hiểu vụ việc. Sau đó, những manh mối của vụ án dần dần được hé mở.

Xã hội ngày càng hiện đại càng dễ kéo theo những hệ luỵ đó là sự gia tăng của tệ nạn xã hội. Phóng sự Góc tăm tối ở thiên đường du lịch Sa Pa là những góc khuất của đói nghèo và ma tuý, là nạn bán con và số phận hẩm hiu của các con nghiện ở Sa Pa. Sau khi phóng sự bóc mở những góc khuất tối tăm này, ông Nguyễn Ngọc Hinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân sớm ủng hộ dự án thành lập Trung tâm cai nghiện Sa Pa, và Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương xác minh làm rõ sự việc, đề xuất các biện pháp xử lý, báo cáo tình hình kịp thời trước ngày 10/03/2009.

Đầu năm 2006, một vấn đề đã làm chấn động dư luận xã hội đó là tình trạng “ngồi nhầm lớp”. Nhà báo Trần Đăng viết phóng sự Sáng lớp 6, chiều lớp 1; ngay sau đó, hàng loạt tờ báo khác cũng vào cuộc phản ánh tình trạng này tại nhiều địa bàn trên cả nước. Đỗ Doãn Hoàng cũng đã góp phóng sự Ngồi nhầm

lớp, bệnh nặngdiễn ratrên vùng đất Tổ Phú Thọ. Sau khi bài báo được đăng, Bộ

Giáo Dục và Đào tạo đã tiếp thu, tìm phương án tổng thể để khắc phục.

Phóng sự Choáng váng với rừng ở Mường Nhé là một dấu chấm hỏi nhức nhối, không lẽ chính quyền địa phương bó tay trước nạn phá rừng, di dân tự do đang diễn ra ở đây? Những câu hỏi mà phóng sự đặt ra đã làm nóng nghị trường Quốc hội. Ngày 13/11/2009, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đã đề cập đến loạt phóng sự này và chỉ trích sự bất lực của lực lượng chức năng trước các hành vi phá rừng của lâm tặc. Ban chỉ đạo Tây Bắc sau đó đã tức thời cử đoàn lãnh đạo lên kiểm tra thảm trạng ở Mường Nhé và các cuộc ra quân quyết liệt đã góp phần đắc lực dẹp yên điểm nóng phá rừng di dân tự do này.

Phóng sự Cánh chim rừng không mỏi đề cập đến vấn đề còn nóng bỏng hơn cả tục lệ “phạ phung” - thói quen di cư theo chu kỳ của đồng bào vùng cao phía Bắc. Sau khi báo đăng, vấn đề di dân tự do, tàn sát thiên nhiên, gây mất trật tự an ninh ở Tây Nguyên đã được các cơ quan chức năng lưu tâm, tìm hướng giải quyết. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có công văn yêu cầu

chấn chỉnh các hệ luỵ từ nạn di dân tự do, đồng thời các tỉnh có dân ra đi (như Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu…) cũng cần có biện pháp giúp dân ổn định cuộc sống. Người đọc qua đó thấy được mặt trái vô cùng nguy hiểm của nạn di dân, của tục “phạ phung” mà xưa nay đồng bào dân tộc coi đó là điều hiển nhiên.

3.1.3. Hoá giải nỗi đau, thắp sáng niềm tin trong mỗi phận người

Những trang phóng sự thấm đẫm tình người của Đỗ Doãn Hoàng đã khơi dậy trong lòng độc giả niềm cảm thông, chia sẻ. Những phận người ở trại phong Di Linh, những a-nhí nơi núi rừng heo hút, những người đàn bà bất hạnh, cô đơn,… đang đi tìm kiếm sự đồng cảm, yêu thương của phần nhân loại còn lại. Còn người đọc, bằng những hành động thiết thực họ đã thổi vào cuộc sống một niềm lạc quan, mang đến cho những mảnh đời bên bờ vực thẳm một chỗ dựa, niềm tin về về cái thiện, về tình người vẫn còn hiện hữu và toả sáng. Những thiên phóng sự dấn thân đi tìm công lý, lẽ công bằng cho những con người thua thiệt của Đỗ Doãn Hoàng là vô cùng thiết thực. Đỗ Doãn Hoàng từng thổ lộ:

“không ai thương nhân vật của mình bằng mình cả”. Anh luôn đau đáu về trách

nhiệm xã hội của một nhà báo chân chính và hành động vì nghĩa vụ đó.

Phóng sự Năm người và một đôi mắt yếu viết về hoàn cảnh gia đình ông Đoàn Văn Vít, 78 tuổi ở vùng gò đồi kham khổ Cẩm Khê, Phú Thọ. Sau khi báo đăng, ước vọng nhỏ nhoi có lại một con trâu xỏ mũi như ngày xưa để gia đình có chút gia tài mà bấu víu đã được thực hiện. Số tiền hơn 50 triệu đồng mà độc giả ủng hộ đã giúp gia đình ông thoát khỏi cơn khốn khó.

Phóng sự Hai mươi năm kéo dài một cái… “chân voi”, sau khi đăng tải, nhân vật đã được một bác sĩ giàu lòng nhân ái ở Đà Nẵng đài thọ toàn bộ chi phí để anh vào miền Trung chữa bệnh. Sau thời gian điều trị, cái “chân voi” đã biến mất. Hãy nghe tác giả hồi âm: “Cái chân voi biến mất, tuy nhiên cả bản thân tôi và khu dân cư anh Hải sinh sống, mọi người vẫn vui vẻ gọi Hải là “gã chân voi”, như một cái biệt danh… thương mến. Anh thợ mộc chân to, giờ làm

Phóng sự Phận đèn dầu viết về chị Hồ Thị Đen trong lúc châm dầu vào đèn, do bất cẩn đã tự biến mình thành “ngọn đuốc sống”. Qua thời gian dài cố sức chạy chữa nhưng không thành, khi báo đăng bác sĩ Bùi Trường Phong (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc) đã cất công đem chị về điều trị miễn phí. Cùng thời gian đó, nhiều lá thư, nhiều gói thuốc gia truyền chữa bỏng và các phần tiền, quà trị giá khác đã được người dân mọi miền gửi về giúp chị Đen hồi sinh.

Năm 2008, phóng sự Thơ ơi, em đừng… chết! của Đỗ Doãn Hoàng đăng trên báo Lao Động. Tác phẩm kể về một cô bé 14 tuổi, (ở Ứng Hoà, Hà Tây cũ), bị bệnh tim bẩm sinh, phải xin các suất ăn thừa ở Bệnh viện Tim Bạch Mai suốt nhiều tháng để chờ được mổ tim trong tuyệt vọng. Qua bài viết, tác giả truyền vào phóng sự nỗi đau của người làm cha làm mẹ thấy con sắp chết mà không cứu được. Bé Thơ ngay sau đó đã được ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Vinacam TP. HCM hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị. Hơn thế, độc giả cả nước đã chung tay hỗ trợ 350 triệu đồng (gấp 5 lần số tiền mơ ước) để mổ tim cho em.

Phóng sự Hoá giải 40 năm thù hận kể về cuộc hội ngộ bất đắc dĩ giữa người tù cộng sản Vũ Minh Tằng với tên cai ngục Trại tù binh cộng sản Phú Quốc. Thật bất ngờ, tên cai ngục tàn ác nay đã ăn chay niệm Phật, cải tà quy chánh; còn người tù cộng sản, dù bị tra tấn, hành hình và bị nhổ mất 9 chiếc răng nhưng vẫn rộng lòng tha thứ khi thấy kẻ thù của mình quay về nẻo thiện. Trong hành trình đi tìm sự thật ấy, có những cái được mà chính tác giả cũng không ngờ tới, đó là hiệu ứng xã hội mà phóng sự đem lại. Khi bài viết Chín cái

răng lưu lạc đăng trên báo Lao Động, nhân vật Vũ Minh Tằng đã được hỗ trợ

30 triệu đồng làm bộ răng giả, 90 triệu đồng xây dựng lại mấy gian nhà để tiếp tục nuôi vợ yếu và cậu em trai tàn tật từ nhỏ. Một cái kết có hậu, bất ngờ:“Cuộc gặp kết thúc, khi mặt trời đã lặn dần xuống… biển Tây. Bảy Nhu khoác vai ông

Tằng, bảo, năm sau nếu ông quay lại, chưa chắc tôi đã còn sống nữa đâu. Hai

ông đều khóc, tiếng khóc của họ, nó có cái gì bứt rứt lạ kỳ” [21, tr.353].

Hiệu ứng xã hội là dư âm, là mục tiêu mà phóng sự hướng đến, đó chính là tác động của tác phẩm đối với đời sống xã hội. Hiệu ứng xã hội của phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thể hiện ở sự tác động mạnh mẽ của phóng sự, làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng xã hội, từ đó làm cho người gần người hơn, xã hội ngày càng một tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

3.2. Kinh nghiệm tác nghiệp

3.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận hiện thực

3.2.1.1. Dấn thân: yêu cầu cao nhất và trước nhất

Muốn viết phóng sự thành công, trước hết, nhà báo cần phải dấn thân! Chỉ có sự dấn thân mới cho ra đời những phóng sự hay, hấp dẫn, đáng đọc. Dấn thân ở đây là nhà báo phải dày công lặn lội, điều tra, đấu tranh với các cơ quan công quyền tha hoá, các thế lực xã hội đen tối, thậm chí còn phải đánh đổi chính mạng sống của mình để tiếp cận sự thật.

Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí, Đỗ Doãn Hoàng khẳng định: dấn thân là yêu cầu trước nhất và cao nhất đối với nhà báo tự hiến cuộc đời mình cho nghiệp chữ nghĩa dãi dầu, cho nghề phóng sự nghiệt ngã và đỏng đảnh. Và như vậy, gọi “cái tôi trần thuật” là chưa đủ, mà phải gọi là“cái tôi dấn thân” mới là trọn vẹn ý tứ và ngữ nghĩa. Trong bài Và những chuyến lang thang bé, Đỗ Doãn Hoàng trải lòng: “Tôi chỉ muốn nói rằng: không dấn thân thì không thể có phóng sự. Làm phỏng vấn có thể chỉ là đi gặp người ta, bóc băng rồi ý tứ này nọ, rút tít rút tiếc. Chứ một nghìn cuộc phỏng vấn không ra được phóng sự. Một vạn trang tư liệu do nhân viên đi thu thập cho sếp viết phóng sự cũng không ra được phóng sự. Cái dễ và cái khó của phóng sự nằm ở chỗ đó. Thế nên tôi và những người làm phóng sự cứ phải đi lang thang. Nếu thật sự ăn phóng sự, ngủ phóng sự, 10 năm vẫn chỉ làm một thể loại là phóng sự, thì rõ ràng, đời phải là dấu cộng của những

Dấn thân như một số người hiểu, đó là đi, là đến, là gặp, là thấy, là xê dịch. Đã là nhà báo thì ai chẳng đi nhiều. Có những nhà báo đi quanh năm suốt tháng nhưng chỉ quan sát sự kiện, rồi xin tài liệu để viết tin và phản ánh. Phóng sự cần một cách dấn thân khác. Đó là nhà báo phải đắm mình vào sự kiện, không chỉ hiểu sự kiện mà còn phải “nắm lấy, đoạt lấy, chiếm lấy, móc ruột, móc gan nhân vật, sự kiện”, thế mới có thể thu thập được những tư liệu cần thiết cho bài phóng sự. Như vậy, sự đi của người viết phóng sự không chỉ là đến nơi, gặp nhân vật một cách đơn thuần mà phải sống, trải nghiệm cùng nhân vật, sự kiện. Đi vào cuộc đời của những con người bé nhỏ, tận thương, tận mến giữa đời thường bằng niềm đồng cảm tri ân, để họ thổ lộ hết những câu chuyện cuộc đời, đó cũng là sự dấn thân. Đào sâu những suy nghĩ của mình cũng là dấn thân.

Đi đến tận cùng sự kiện là yêu cầu đối với người viết phóng sự. “Đi đến tận cùng của nghề báo nói chung, của từng phóng sự nói riêng, là tư tưởng, con chữ, tâm huyết của người cầm bút có cất lên được một giọng nói ấm tình nào đó cho số phận nào đó và cho cuộc sống chung này không. Nếu chỉ vì giá áo túi cơm hoặc vì một cái gì đó ngoài sự lành lẽ và tử tế kiểu như thế, thì tôi nghĩ, tốt nhất… không nên làm báo. Càng không nên khổ sở vì sự dấn thân, sự trải

nghiệm cho phóng sự” [36, tr.239].

Đỗ Doãn Hoàng đã làm báo đúng như quan niệm“Sống đã rồi hãy viết. Viết

thì chỉ là thứ tiết ra từ chính cuộc sống”. Sống ở đây chính là dấn thân bằng cả sự

sôi nổi và nhiệt huyết của một nhà báo có trách nhiệm. Không phải tự dưng mà già làng người Hà Nhì cắt máu ăn thề đặt tên anh là Lỳ Xé Hoàng (Họ Lỳ là họ của rất nhiều người A Pa Chải), rồi người Mông ưu ái đặt tên Giàng A Hoàng cho anh. Đỗ Doãn Hoàng từng nói: “Tôi có một nửa dòng máu là người của Mường Thanh,

Mường Tấc, Mường Lò, Mường Than (Tứ Mường đệ nhất của Tây Bắc)” [37]. Viết

lời tựa trong tập Nhìn ngược từ nóc nhà Đông Dương, anh cũng chia sẻ: “…Bước chân tôi đã in đủ bao nhiêu ngõ ngách núi thẳm hang hoang, kinh cùng nước tận

Như vậy, với phóng viên viết phóng sự, dấn thân là yêu cầu cao nhất và trước nhất. Chỉ có dấn thân thực sự, nhà báo mới có thể cho ra đời những tác phẩm giá trị. Đỗ Doãn Hoàng không ngại khó, ngại khổ, ngại nguy hiểm, sẵn sàng xông pha vào những điểm nóng để thu về những thông tin giá trị. Đó cũng là một trong những bí kíp thành công của anh.

3.2.1.2. Tiếp cận hiện thực qua đội ngũ cộng tác viên

Đã có đề tài, song đề tài có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: nguồn tư liệu và kế hoạch chuyến đi. Việc phóng viên chứng minh được khả năng thực hiện thành công chuyến tác nghiệp cũng sẽ góp phần quyết định việc Ban Biên tập có đồng ý triển khai đề tài không. Ở một khía cạnh nào đó, Đỗ Doãn Hoàng có những thuận lợi nhất định vì trong nhiều năm công tác anh đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm cho những chuyến tác nghiệp dài ngày. Nhưng quan trọng hơn là anh đã thiết lập được mạng lưới cộng tác viên rộng khắp các tỉnh, thành, vùng, miền. Đội ngũ cộng tác viên là tai mắt giúp nhà báo tiếp cận sự kiện nhanh nhất, kịp thời nhất.

Phóng sự Ma ngón liệt truyện là một minh chứng. Thực chất, đề tài này nằm trong dự án làm phim để tham gia liên hoan phim lực lượng công an toàn quốc của Đại uý Vũ Mạnh Hà, phòng Công tác chính trị Công an tỉnh Điện Biên. Vào Điện Biên Đông công tác, Đại uý Hà chia sẻ với Anh Toản - điều tra viên của huyện, vừa là bạn, vừa là nguồn tin cơ sở của Đỗ Doãn Hoàng. Sau đó, anh Toản đã gợi ý đề tài này cho Đỗ Doãn Hoàng và gom nhặt tư liệu hỗ trợ để Đỗ Doãn Hoàng cho ra đời loạt phóng sự 3 kỳ Ma ngón liệt truyện. Tương tự,

Nhật ký đánh giặc lửa cùng với phóng sự ảnh Hành trình dập lửa cứu rừng

Trạm Tấu xuất hiện nhanh, kịp thời cũng nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ

cộng tác viên ở cơ sở.

Người viết phóng sự thường xuyên phải đi xa, đi nhiều, đến nơi xảy ra sự kiện “ăn dầm nằm dề” với sự kiện, vì vậy không thể thiếu người dẫn đường khi xông pha vào những địa phận xa lạ. Yêu cầu người đưa đường phải thật sự có

sức khoẻ, hiểu rõ địa hình, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và vấn đề của địa phương. Theo Đỗ Doãn Hoàng, muốn có người đưa đường ưng ý phải có mối quan hệ thân thiết với người dân địa phương. Các mối quan hệ đó thường bắt

Một phần của tài liệu (Trang 58)