Nghệ thuật giật tít và rút tỉa lời dẫn

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 48)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Nghệ thuật giật tít và rút tỉa lời dẫn

2.2.1.1. Nghệ thuật giật tít

“Tít báo chính là yếu tố quyết định độc giả có đọc bài báo đó hay không, thậm chí có mua tờ báo đó hay không. Nhiều người Việt chọn mua báo theo

cách liếc qua các tít bài, thấy hay, hấp dẫn thì mua, không thì thôi” [34, tr.25]. Vì vậy, giật tít sao cho lôi cuốn người đọc vô cùng quan trọng.

Khảo sát phóng sự Đỗ Doãn Hoàng, có thể thấy tác giả rất dụng công trong giật tít. Sử dụng nhiều biện pháp để thiết kế tít, song nổi bật nhất trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng vẫn là 3 kiểu giật tít phổ biến sau:

Tít vay mượn chất liệu từ văn học. Ở dạng tít này, chất liệu văn học như tên các tác phẩm văn học nổi tiếng, các câu ca dao, tục ngữ, các nhân vật văn học vốn quen thuộc, gần gũi với quảng đại quần chúng được tác giả cải biên để giật tít. Chẳng hạn: Chuông nguyện hồn…sông! “ăn theo” tên tiểu thuyết nổi tiếng Chuông nguyện hồn ai của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Các

tít Mõ làng liệt truyện, Ma ngón” liệt truyện đã mượn từ “liệt truyện” - một

danh từ thường dùng trong các tiểu thuyết dài kỳ. “Ma ngón” liệt truyện gói gọn chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đó là những câu chuyện buồn về lá ngón còn dài, không thể một sớm một chiều mà biến mất được. Sử dụng chất liệu văn học, những tít dạng này có khả năng khơi gợi liên tưởng, mở ra cho người đọc những cảm nhận mới lạ về đối tượng phản ánh.

Tít phóng sự Voi ơi ta bảo voi này cải biên theo câu ca dao rất quen thuộc đối với người dân Việt “Trâu ơi ta bảo trâu này…”, hay như tít phóng sự

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt cải biên từ câu hát “Nơi con sông Hồng

chảy vào đất Việt”, hoặc giữ nguyên văn với tít Nơi con sông Hồng chảy vào

đất Việt … Ở những tít dạng này, âm hưởng nhẹ nhàng của ca dao, dân ca, sẽ

làm cho thông tin được truyền đạt mềm mại, truyền cảm.

Các biện pháp tu từ như tương phản, ẩn dụ cũng được Đỗ Doãn Hoàng sử dụng khi thiết kế tít. Tít có cấu trúc tương phản là loại tít có cấu trúc gồm 2 vế đối xứng. Sử dụng loại tít này làm cho thiên phóng sự “mềm hoá” hẳn, văn chương hơn, làm người đọc ấn tượng và dễ nhớ hơn. Xét tít Nến cong và lửa

thẳng, có thể thấy nhan đề tác phẩm được tư duy dựa trên logic tương phản, gây

khai nhất quán và chặt chẽ trong bài viết. Anh chia phóng sự ra thành 4 phần: 2 phần đầu khắc hoạ hình ảnh và cuộc đời đau thương của những người hủi bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, tựa như những “cây nến cong” sắp đổ; 2 phần sau tái hiện chân dung một nữ tu sĩ đã quyết “không xây dựng gia đình, nguyện

sống một đời khổ hạnh để chăm lo cho các thế hệ người bị bệnh phong” tựa

như những ánh lửa thẳng trên những ngọn nến cong.

Sử dụng dấu chấm lửng giữa tiêu đề nhằm thay đổi ngữ điệu và tạo ấn tượng cũng là dạng tít phổ biến trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng: Nổi nênh…

nghiệp rối, Giáo sư, Tiến sĩ cũng… điên như thường, Ông tiến sĩ xua dê

đuổi… đói nghèo, Nước mắt… khỉ mặt đỏ, Giữa giang hồ ngồi… khóc, Binh

pháp… xe lai,…

Ngoài ra, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng còn nổi bật với dạng tít đánh vào trí tò mò của độc giả. Đây là dạng tít chứa những bí ẩn mà người đọc có nhu cầu giải mã. Dạng tít này có tác dụng câu thúc, dẫn dụ người đọc tiếp tục đọc tác phẩm.

Những thây người mang hình dấu hỏi là thiên phóng sự hấp dẫn người

đọc ngay từ tựa đề. Phóng sự gồm 4 phần tương ứng với 4 tít phụ: I. Ký ức kinh hoàng, II. Nỗi trăn trở suốt đời của những người sống sót, III. Hơn 50 mạng người, 40 năm, 60 nhân chứng và một tờ giấy, IV. Thêm một bằng chứng thuyết

phục! Hệ thống tít phụ lần lượt hé mở những bí ẩn bên trong “Những thây

người mang hình dấu hỏi”, đó là đám giỗ tập thể của hơn 50 cán bộ nhân viên y

tế tỉnh Yên Bái trong chiến tranh.

Người đọc sẽ không khỏi tò mò trước tít phóng sự “Đánh thức” nàng Tô Thị. Câu hỏi đặt ra là vì sao phải “đánh thức” nàng Tô Thị? Tít này có tác dụng khơi gợi, buộc người đọc phải đọc tác phẩm để đi tìm đáp án cho câu hỏi đặt ra ở đầu đề. Đó là sau một thời gian dài hoang phế trong sự độc chiếm của cave và các con nghiện, lần này nàng Tô Thị đã được trùng tu bằng một dự án trị giá hơn 10 tỷ đồng nhằm biến “núi hoang thành công viên văn hoá”.

“Đánh đố” ở cấp độ cao hơn, tít phóng sự “Sờ-lâu-ly en nót-quých-ly”

Mật ngữ của Ta bà khiến người đọc không khỏi băn khoăn xen lẫn tò mò, ngạc

nhiên. Chỉ đến khi đọc đoạn trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc - một bệnh nhân tâm thần phân liệt: “Quan điểm sống của tớ rất đạo. Tớ thích Sờ lâu ly (slowly), sống chậm chứ nót quých ly (not quickly), không sống nhanh, sống gấp. Đời được mấy nả mà tong tả quá thế. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ…”

[19, tr.28] thì người đọc mới vỡ lẽ những trúc trắc của tiêu đề. 2.2.1.2. Nghệ thuật rút tỉa lời dẫn

Lời dẫn là phần nằm ngay dưới tít chính, thường được dùng để giới thiệu, dẫn dắt vấn đề sẽ đặt ra trong tác phẩm, hoặc khái quát những thông tin trọng tâm mà tác phẩm sẽ cụ thể hoá trong phần nội dung. “Lời dẫn thường có tác dụng gây ấn tượng mạnh đối với công chúng. Nếu người đọc biết được tác phẩm sẽ nói về điều gì thì nhất định họ sẽ muốn đọc hết tác phẩm để biết chi tiết

về điều đó” [40, tr.354].

Phóng sự Đỗ Doãn Hoàng thường sử dụng 2 dạng lời dẫn sau:

- Lời dẫn khái quát các thông tin trọng tâm của tác phẩm. Đó là những số liệu, những sự việc, chi tiết chính sẽ được cụ thể hoá trong nội dung tác phẩm. Vì vậy, chỉ cần đọc lời dẫn người đọc có thể nắm được tinh thần tác phẩm. Kiểu lời dẫn này phù hợp với người đọc hiện đại bởi tâm lý muốn đọc ngắn và một phần cũng bởi thời gian đọc ngày càng hạn hẹp.

Phóng sự Người mắc bệnh trầm cảm ngày càng nhiều!” mở đầu bằng lời dẫn sau: “Theo các chuyên gia hàng đầu của nước ta: Ước tính, có khoảng 15% dân số “có vấn đề về sức khoẻ tâm thần”. Có nhiều “mã bệnh” điển hình mà người “điên” xé quần xé áo, lang thang, gào thét, giết chóc mình và người khác; nhưng cũng có nhiều người “trầm cảm ẩn”, “(bị bệnh) tâm thần không tâm thần”, tức là họ vẫn sống như chúng ta, bởi quá trình phát bệnh của họ rất

dẫn này, không cần đọc tác phẩm người đọc vẫn có thể nắm bắt được những thông tin trọng tâm.

“Hàng trăm giáo viên ở tỉnh Nghệ An trong gần 10 năm qua vẫn phải đủ các giờ vàng ngọc trong ngày liên tục đứng lớp, rất nhiều người là Đảng viên, là giáo viên chủ nhiệm lớp, mà tháng đến chỉ được lĩnh vỏn vẹn khoảng 500 nghìn đồng tiền lương. Số tiền, nói thề có cao xanh, thề có chị giúp việc nhà tôi, chưa bằng 1/3 số tiền mà hầu hết các gia đình ở Hà Nội đang trả cho ôsin hiện

nay” [21, tr.169] là lời dẫn mở đầu phóng sự Lương giáo viên 500 nghìn đồng.

Chỉ cần đọc qua lời dẫn người đọc phần nào hình dung được nội dung tác phẩm, đó là những bất cập trong vấn đề tiền lương của giáo viên Nghệ An thời điểm năm 2008-2009.

Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề sẽ bàn luận cũng là lời dẫn được Đỗ Doãn Hoàng sử dụng nhiều trong phóng sự. Kiểu lời dẫn này thường xuất hiện dưới hai hình thức là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Lời dẫn trực tiếp là lời dẫn đi thẳng vào vấn đề, sự kiện sẽ phản ánh. Mở đầu phóng sự Cảm nhận Bạch

Long Vĩ là lời dẫn ngắn gọn, trực tiếp nhưng không kém phần hấp dẫn: “Có

những con người, những vùng đất mà chỉ nghe tên thôi, chưa hề gặp mặt, chưa một lần đặt chân đến, người ta đã mê, đã say. Bạch Long Vĩ đối với, có lẽ

không chỉ riêng tôi, là một trường hợp như thế…” [10, tr.15]. Tương tự, phóng

sự Những “tín đồ rùa” được mở đầu với lời dẫn trực tiếp giới thiệu nhân vật:

“Họ là hai người đàn ông da trắng, mắt xanh, mũi lõ đến từ trời Tây, tình nguyện gắn sự nghiệp của mình với núi rừng Việt Nam, cũng cổ suý cho việc

gấp rút nghiên cứu bảo tồn các loài rùa trước nguy cơ tuyệt chủng” [14, tr.29].

Phóng sự Cây chay bao giờ đơm “trái”? cũng trực tiếp đi vào chủ đề chính:

“Xin được giới thiệu luôn: Cây Chay chỉ là một thôn nhỏ của một xã thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Điều này thì ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên, những chuyện rất thật được kể sau một lần đến thăm thôn Cây Chay dưới đây

này là ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào chủ đề chính, tiết kiệm được thời gian cho người đọc.

Ngược lại với lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp thường tạo không gian, bối cảnh để dẫn đến đối tượng phản ánh. Lời dẫn gián tiếp thường khai thác chất liệu và nghệ thuật của văn chương nên có sức thu hút người đọc.

Chẳng hạn, một kiểu dẫn nhập rất văn của Đỗ Doãn Hoàng trong phóng

sự Men buồn làng rượu cổ: “Xưa dân gian có câu thú vị và nhiều hình tượng:

Mão Điền đi bắt cá con

Thổ Hà gánh đất nung non nặn rồi Đông Triều bán đá nung vôi

Vạn Vân nấu rượu cho người ta mua…”

Về Bắc Giang theo cái say nồng của rượu làng Vân nức tiếng ấy, qua con sông Cầu nước đục, nâng chén “Vân hương mỹ tửu” lòng chúng tôi không khỏi chạnh buồn nghĩ tới những cái lẽ oái oăm mà hợp qui luật của những làng nghề

đang bươn theo cơ chế mở…” [10, tr.93].

Cùng với chất liệu văn học, lời dẫn này tác giả còn sử dụng thủ pháp đòn bẩy khi quay về quá khứ với những hồi ức đẹp, để tạo ra sự tương phản với hiện tại không đẹp. Nương theo phần dẫn nhập này, người đọc phần nào hình dung được kết cấu nội dung tác phẩm.

Cũng vay mượn chất liệu văn học, phóng sự Tơ vương làng lụa thì mở đầu bằng những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyên Sa: “Thế mà, bấy lâu nay tôi chỉ mơ hồ cảm biết một thứ gọi là “Lụa Hà Đông” của một ông Nguyên Sa nào đó. Rằng là:

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Với lời bài thơ nổi tiếng đã được phổ nhạc Áo lụa Hà Đông, lời dẫn này đã tạo được sự tin cậy, gần gũi, đã mở toang cánh cửa chính dẫn người đọc nhanh chóng bước vào “ngôi nhà” phóng sự.

Phóng sự Suốt 18 năm sống một mình trong hang núi… được tác giả mở đầu bằng: “Tôi không nhớ rõ ông Rôbinsơn một mình sống trong hoang đảo bao nhiêu năm; không nhớ rõ trải bao nhiêu ngày tháng thì ngài Tu Vũ bị đày trong núi thẳm ấy có thể mọc lông như khỉ (…) Còn bây giờ, tôi xin khoác vai ông Chamaléa Ha Rá ở cái bản heo hút Tầm Ngân trong Ninh Thuận mà kể một câu chuyện tai nghe mắt thấy, chuyện thật 100%. Ha Rá đã sống một mình, sống bằng săn bắn hái lượm như người nguyên thuỷ trong hang đá, không giáp

mặt bất cứ một con người nào suốt 18 năm trời” [14, tr.59]. Để dẫn người đọc

đến với nhân vật, Đỗ Doãn Hoàng liên tưởng đến Rôbinsơn sống sót trở về từ hoang đảo, đến Tu Vũ bị đày mấy chục năm trời trong núi thẳm,… Như vậy, không cần dài dòng câu chữ, độc giả đã hiểu được sự sống sót trở về với thế giới con người của Ha Rá là một điều kỳ diệu. Đây là lối viết lời dẫn gián tiếp gây tâm lý tò mò, cuốn hút người đọc.

Một phần của tài liệu (Trang 42 - 48)