Chi tiết đặc sắc, ấn tượng

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Chi tiết đặc sắc, ấn tượng

Chi tiết là điểm tựa, là chất liệu của tác phẩm. Mỗi phóng sự gồm nhiều chi tiết làm nhiệm vụ cấu trúc và minh chứng cho tư tưởng chủ đề tác phẩm. Đọc phóng sự Đỗ Doãn Hoàng, dễ dàng nhận thấy hầu hết các tác phẩm của anh đều ngồn ngộn chi tiết, đặc biệt là các chi tiết độc đáo, ấn tượng. Nghệ thuật phát hiện chi tiết độc đáo là điểm nổi trội, góp phần tạo nên thương hiệu Đỗ Doãn Hoàng.

Đọc tác phẩm A Sàng - anh hùng xuyên qua núi của Đỗ Doãn Hoàng, Trịnh Xuân Quang nhận định: “Tôi đọc Đỗ Doãn Hoàng khá nhiều, chủ yếu là các phóng sự miền ngược, những chuyện “buốt lòng” (…). Phóng sự của anh đầy ắp chi tiết. Phải nói rằng, phát hiện chi tiết là cái tài của anh (…). Viết phóng sự về nhân vật là thể loại khó trong báo chí, mà lại viết về “người tốt

việc tốt”, lấy được sự hào hứng của độc giả còn khó hơn gấp bội. Nhưng tôi đã hào hứng. Vẫn là thế mạnh phát hiện chi tiết và cách lựa chọn ngôn ngữ kỹ càng, cái anh chàng Vàng A Sàng qua cách kể chuyện duyên dáng của Hoàng

đã cuốn hút tôi,…”.

Nhiều nhà nghiên cứu và đồng nghiệp có cùng quan điểm với Trịnh Xuân Quang về tài phát hiện chi tiết của Đỗ Doãn Hoàng. Bước chân anh đã qua quá nhiều địa bàn heo hút, nguyên sơ, phải đối mặt với những tình huống chưa từng gặp phải như suối lũ, thú vồ, thậm chí phải đánh đổi bằng tính mạng của mình. Những điều này đã được phản ánh chân thực, sinh động qua nhiều chi tiết đặc sắc trong phóng sự Đỗ Doãn Hoàng.

Trong Ký sự đồng rừng để miêu tả một chuyến xe khách lên mạn ngược, tác giả sử dụng các chi tiết sau:“…cỗ xe khách khọt khẹt như chiếc bu gà mục ấy đột ngột khựng lại ở một chỗ tối mò mò mà người ta gọi là bến xe cấp huyện. Xem đồng hồ: hết 7 tiếng đi được 35 cây số, vị chi mỗi giờ đi được 5 cây số,

chưa bằng tốc độ của người đi bộ” [13, tr.96]. Chi tiết này gây ấn tượng mạnh

với độc giả về những cung đường “rừng xanh núi đỏ”. Đường đi khó, hay bởi cỗ xe đã quá cũ nát? Chi tiết cho thấy sự rệu rạt, xuống cấp của những cỗ xe quá đát, sự thiếu quan tâm của nhà nước đối với đồng bào miền núi. Cùng miêu tả về sự hiểm trở của những cung đường đèo dốc, phóng sự Một tuần làm người

cắm bản sử dụng chi tiết:“Từ cây cầu, đi bộ thêm độ 2 ngày nữa, chúng tôi tới

xã Mù Cả với những tên bản chỉ nghe thôi đã thấy cách trở: Tó Khò, Ma Ú, Xi Nế, Gò Cứ (…) Dốc núi kinh người (…) Sú Lòng, công an huyện; Thanh, cán bộ phòng giáo dục huyện; Vằn, cán bộ Văn phòng Uỷ ban Mường Tè… và tôi đều

câm lặng, cúi mặt xuống những thớ đất đỏ suốt mấy ngày trời” [18, tr.59-60]

Trong Một chuyến tuần rừng những gian truân, khó nhọc của Đỗ Doãn Hoàng và lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa khi chinh phục dãy Hoàng Liên Sơn được gói gọn trong các chi tiết sau: “Hành lý của “thằng” nào “thằng” ấy vác. Toàn đàn ông với nhau: thông báo trước: uống nước suối,

ăn quả xanh, dọc đường hầu như không có bản làng để xin ăn uống. “Thằng” nào không đủ ăn, không đủ sức thì cứ việc quay về kẻo ảnh hưởng tới công việc

chung” [18, tr.397].

Cùng với hệ thống chi tiết giữ vai trò xây dựng tác phẩm, phóng sự Đỗ Doãn Hoàng còn tạo ấn tượng bởi những chi tiết đắt giá. Đó là những chi tiết

“mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Phóng sự Nhân chuyện Cà

Nàng chết đuối phản ánh hiện trạng những cung đường rừng trắc trở, đã từ lâu

người dân địa phương kêu cứu nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm, giải quyết, Đỗ Doãn Hoàng đã cài đặt một chi tiết gây sốc có tác dụng lột tả bản chất sự việc. Đó là: “Có ông lãnh đạo Bộ nọ quyết tâm vào thăm cái huyện cụt đường, cách thị xã tỉnh lị Sơn La gần một trăm cây số ấy. Đi được nửa đường, chưa đến phà Pá Uân thì ông thở dài, trở ra. Gian khổ quá. Ngày

mưa, đường khảm trên những vách núi cheo leo, trơn như đổ mỡ” [18, tr.75].

Người viết không hề bình luận, song tự thân chi tiết như chiếc chìa khoá mở ra mạch ngầm tư tưởng tác phẩm. Đó là sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đối với người dân vùng sâu, vùng xa.

Còn đây là chi tiết nhỏ trong Cao nguyên và sự khắc nghiệt của đá:

“Một buổi sáng, từ ngút ngàn mây của Lũng Làn, tôi trở dậy thấy mình lên cấp… tá. Hoá ra anh Khoản đã trùm thêm bộ quân phục của mình lên áo bông

của tôi” [11, tr.259]. Không miêu tả dài dòng, không kể lể nhiều lời, chỉ qua chi

tiết nhỏ này, cũng đủ khắc hoạ tấm lòng, tình cảm của nhân vật Khoản. Đối chiếu với thiên nhiên khắc nghiệt ở Lũng Làn (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) mới thấy hết cái tình đồng bào nơi đây, mới thấm hết tấm lòng nhân vật Khoản.

Trong phóng sự Cá nấu chín vẫn còn mùi thuốc sâu, Đỗ Doãn Hoàng đã chớp được một số chi tiết đặc sắc có tác dụng minh xác tư tưởng chủ đề tác phẩm. Đó là “Hàng chục năm nay bà con đi kêu cứu, các cơ quan chức năng về giải quyết liên tục, nhưng anh Kiểm, anh Tin vẫn chưa bao giờ mời được ai

uống… một chén nước, bởi ai cũng sợ” [17, tr.220]. Một chi tiết nhỏ nhưng lột tả được cả vấn đề lớn, đó là tình cảnh bị cô lập của làng ung thư Yên Tập.

Không chỉ phản ánh rừng cao, suối sâu và những chi tiết về con người, Đỗ Doãn Hoàng còn phản ánh đời sống của các loài động - thực vật với nhiều chi tiết đặc sắc. Trong phóng sự Những chú rùa may mắn giữa rừng già Cúc

Phương, loài rùa đáng yêu được phác hoạ qua các chi tiết khá độc đáo: “buồn

cười thay, mấy cụ ông rùa cõng mấy tá vòng tròn trên mai (mỗi vòng là một năm tuổi), tưởng đã như bậc lão trượng “sắc sắc không không” rồi thế mà ai ngờ các bác vẫn đánh nhau tranh giành cụ bà như thường. Lúc ẩu chiến xảy ra, chuồng trại vang lên những tiếp khộp khộp, cộp cộp như ai đó cầm những cái

ghế gỗ nện vào nhau” [14, tr.33]. Tinh ý nhận ra những điều tưởng chừng nhỏ

nhặt trong đời sống của loài rùa, cho thấy Đỗ Doãn Hoàng là một nhà báo có cái nhìn sâu sắc, tinh tế.

Để có được những chi tiết sinh động, biểu cảm, thuyết phục, nhà báo phải dấn thân. Không dấn thân, không thể có chi tiết hay, ấn tượng như vậy. Trong phóng sự “Làm thịt” Pơmu, nếu Đỗ Doãn Hoàng không dấn thân thật sự, không tiệm cận cảnh rừng Pơmu bị tàn phá, thì anh sẽ không thể diễn tả được mùi hương của gỗ Pơmu bị xẻ, nó thơm lựng như thế nào. Nếu không sống với rừng, sẽ không thể biết được lâm tặc là những người đàn bà Thái xinh đẹp, khăn piêu điệu đàng đi vác gỗ. Kiểm lâm bắt được thì xin nhà bác tha cho, em nghèo quá. Kiểm lâm bảo, ai chả nghèo. “Nhà bác bảo nhà bác cũng nghèo, nhà em cũng nghèo. Nhưng nhìn thì thấy nhà bác béo hơn em, chắc em nghèo hơn, thôi

tha cho em”. Những chi tiết rơi nước mắt, thật thà, rất miệt rừng đó chính là cái

hay, cái đáng nhớ của tác phẩm, là thành công của tác giả. Là phóng viên phóng sự được đánh giá cao về tay nghề, đặc biệt với cách biến hoá tài tình các chi tiết ngồn ngộn chất liệu hiện thực, Đỗ Doãn Hoàng luôn thu hút độc giả trong từng trang viết của mình.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)