Nguồn lao động du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 76)

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

2.3.3 Nguồn lao động du lịch

Trong những năm qua, Du lịch Đà Nẵng có sự phát triển khá nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, theo đó lao động được thu hút vào ngành Du lịch liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 4a: Số lao động ngành du lịch tại Đà Nẵng từ 2010-2016 (Người)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lao động nghành DL

4,300 5,920 16,155 19,034 21,096 24,975

(Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng)

Theo kết quả khảo sát nguồn nhân lực du lịch tại Sở Du Lịch Đà Nẵng năm 2015, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 24,975 lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch, tăng 61 % (tương ứng với 5,920 người) so với thời điểm năm 2011. Trong đó, lao động làm việc tại các khách sạn là 10,595 người; tăng 61% so với năm 2011; tại các doanh nghiệp lữ hành là 1,553 người; nhà hàng là 5,231 người; khu điểm du lịch là 1,129 người; số hướng dẫn viên tự do là 1,280 người . Năm 2015 tổng số lao động trong du lịch tăng 18% so với năm 2014. Dự báo, đến năm 2020, tổng số lao động trong ngành du lịch ước đạt 33,044 lao động, tăng 57% với năm 2014.

Với 26 cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn hiện nay, trong đó có 6 trường cao đẳng nghề, 7 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch, 4 trường trung cấp nghề, 9 cơ sở khác có tổ chức đào tạo nghề du lịch vẫn không thể cung cấp đủ nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp cần.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ lao động làm du lịch không ngừng phấn đấu học tập, kết hợp với tự học, tự đào tạo, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ theo hướng chuyên nghiệp. Vì vậy, trình độ lao động ngày càng được nâng cao, số lượng lao động được đào tạo từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao ở lĩnh vực hướng dẫn viên, đơn vị quản lý nhà ước, đội ngũ giáo viên và khối lữ hành.

Sở Du lịch Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, sơ cấp nghề ở các bộ phận và bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ cho hàng nghìn lao động tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu du lịch trên địa bàn. Ngồi ra, ngành cịn thường xun phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp… cho nhân viên, cán bộ quản lý ở Ban Quản lý các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng cũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế trước yêu cầu phát triển nhanh của Du lịch thành phố.

Đối với nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu du lịch hành hương tâm linh vẫn chưa dáp ứng được so với thực tế. Tại các chùa chưa có người thuyết minh chun nghiệp để có thể trình bày chi tiết về lịch sử và ý nghĩa của các danh thắng cảnh mà đoàn đến viếng thăm. Thậm chí chỉ mang tính hành lễ và viếng thăm qua loa ở các cơ sở tôn giáo. Việc quảng bá cho du lịch hành hương tại các chùa cũng gặp nhiều trở ngại về mặt thủ tục hành chính.

Trên thực tế, chưa có đơn vị đào tạo hướng dẫn viên du lịch hành hương chuyên sâu, đặt biệt các kiến thức chuyên ngành liên quan đến hành hương Phật giáo trong nước, nếu có cũng rất hạn chế. Hiện nay, Đà Nẵng cũng như trên cả nước, có rất ít cơ sở đào tạo chun sâu về hướng dẫn viên du lịch tâm linh. Có chăng cũng là những chương trình về các tơn giáo, văn hóa nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)