Di tích gắn với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 43)

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

2.2.3 Di tích gắn với tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần bảo trợ của cư dân sông nước vùng Nam Trung Hoa. Hiện nay, bất kỳ khu vực nào trên thế giới có người Hoa cư trú tập trung là nơi đó người ta thờ tự Bà. Ở Đà Nẵng, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trải theo thời gian, trong tín ngưỡng Thiên Hậu của người Hoa ở Đà Nẵng đã có những nét văn hóa mới được đưa vào trong phần Hội, tạo nên sự phong phú đa dạng của lễ hội nhưng khơng đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc, đó cũng chính là sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng tộc người cùng sinh sống trên mảnh đất này trong suốt các thế kỷ qua. Hiện nay ở Đà Nẵng, ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu không chỉ dành riêng cho bà con người Hoa mà đã trở thành ngày hội chung, thu hút đông đảo dân cư, du khách trong nước và quốc tế tham dự. Việc thờ cúng Thiên Hậu của người Hoa ở Đà Nẵng, hầu như được duy trì từ trước đến nay tại Hội quán Thiên Hậu Cung (hay Trung Hoa Hội quán) có trụ sở tại số 407 đường Phan Châu Trinh và Hội quán Chiêu Ứng (hay Hội Quán Hải Nam) đặt tại số 47/20 đường Lý Thái Tổ, cũng như tại nhà riêng của một số gia đình người Hoa.

Tại Hội Quán Thiên Hậu Cung và Hội quán Chiêu Ứng, tất cả đều quay mặt về hướng nam. Hội quán quay mặt về hướng nam là nơi hội tụ tinh hoa của trời đất với thế “tựa núi nhìn sơng” , “tụ thủy”. Nhìn chung, các Hội qn đều có kiến trúc theo hình chữ “khẩu” hay cịn gọi là hình cái ấn. Bên ngồi được bao phủ bởi những bức tường kín mít, bên trong là những dãy nhà khép kín hình chữ nhật với

một khoảng rộng ở giữa trục chính của kiến trúc. Xét về kết cấu cơ bản, Hội quán người Hoa ở Đà Nẵng gồm có: Cổng tam quan, sân thiên tỉnh và hai dãy nhà phục hai bên (Đông sương và Tây sương) cùng quay mặt vào sân, đến cuối cùng là tịa chính điện. Ngồi ra, trong Hội qn cịn có nhà bếp riêng dùng làm nơi nấu ăn, tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong cộng đồng người Hoa tại Hội quán, nhà bếp thường được xây dựng cuối dãy nhà Đông sương hoặc Tây sương. Trong chính điện, họa tiết trang trí rất được chú trọng, có rất nhiều họa tiết mang nội dung phản ánh mối quan hệ mật thiết với các vị thần được thờ bên trong, đa số là những bức tranh bích họa về nữ thần Thiên Hậu. Người ta thờ Bà trang trọng ở gian chính giữa của Hội quán, cung thờ Bà được trang trí lộng lẫy với các bao lam được sơn son thếp vàng và chạm trổ hoa văn tinh xảo, bên trong đặt tượng của Bà. Tượng của Bà thể hiện hình dáng của một người phụ nữ đang ngồi, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, bên ngồi khóat chiếc áo chồng màu đỏ, thêu kim tuyến, đầu đội mũ, tay cầm bài vị. Hai bên Bà có tượng của hai thuộc hạ là “Thiên lý nhãn” và “Thuận phong nhĩ”, giúp Bà nhìn xa ngàn dặm và nghe thấy tiếng kêu cứu từ ngàn dặm để kịp thời ứng cứu.

Tại Hội Quán Thiên Hậu Cung và Hội quán Chiêu Ứng, người Hoa đi lễ hầu hết các ngày trong tháng. Nhưng ngày vía Bà (ngày 23 tháng 3 âm lịch) được xem là ngày hội lớn của cộng đồng người Hoa ở Đà Nẵng, vào những ngày này, mọi người trong và ngoài Bang Hội đem lễ vật và nhang đèn đến cầu cúng rất đông. Đây được xem là dịp để cộng đồng người Hoa gặp gỡ nhau, ôn lại những chuyện đã qua, đồng thời nhắc cho lớp trẻ nhớ đến nguồn gốc của quê hương dân tộc, đồng thời bàn bạc phương hướng giúp đỡ những người trong Bang Hội đang gặp cảnh khốn cùng,... Ngay từ chiều ngày 22 tháng 3 âm lịch, trong khuôn viên Hội Quán Thiên Hậu Cung và Hội quán Chiêu Ứng, người Hoa trang hoàng hàng trăm chiếc đèn lồng, cờ hiệu của ngày vía với nhiều kiểu dáng và màu sắc rực rỡ từ trong ra ngoài. Quan trọng nhất là lễ tắm Bà và dâng lên Bà những bộ trang phục, những đồ trang sức mới. Trong lễ tắm Bà, người ta dùng một chiếc khăn mới, mềm, sạch nhúng vào nước và lau bụi bám trên thân tượng. Sau đó, thay cho Bà bộ áo mới đẹp nhất được chọn trong số những bộ quần áo mà những người đem tới dâng cúng.

Đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, người ta tổ chức lễ chính theo nghi thức cổ truyền gắn với tập quán của người Hoa. Một số lễ vật có nguồn gốc từ tỉnh Phước Kiến, Hoa Nam được bày biện để dâng cúng Bà như bún xào Phước Kiến, bánh bao Phước Kiến, cơm Dương Châu, vịt tiềm bát bửu, khoai nhục,… Ngồi ra cịn phải có cá, giị heo, gà, vịt, cua đã được nấu chín và kèm theo heo quay. Buổi lễ diễn ra, tất cả những người tham dự đều đứng nghiêm, sau đó người chủ tế và bồi tế bước vào vị trí của mình. Lúc này chiêng trống được đánh vang, người ta dâng lên hương, rượu, heo quay và sau đó hướng về điện thờ Bà vái lạy 3 lạy.

Sau khi đọc văn tế xong, các thành viên trong Ban tổ chức sẽ bốc thăm để chọn người “cầm ấn” lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dịng chữ khai ấn đại kết và hợp cảnh bình an viết bằng mực tàu, để dán lên hai bên các điện thờ trong Hội quán. Tiếp theo là nghi lễ dâng ba bầu rượu và ba tuần trà ở nơi chính điện. Phía bên ngồi người ta tiến hành đốt vàng mã rồi lại hướng về điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu vái tạ ba lạy, như vậy là nghi lễ đã hồn thành. Sau đó, người ta xin xăm, xin lộc, vay vốn Bà để làm ăn, cầu tự, cầu tài,…

Sau phần Lễ là phần Hội diễn ra, tiệc chiêu đãi tân khách được dọn ra trong khuôn viên của Hội quán, đồng thời cũng diễn ra các hoạt động khác như liên hoan văn nghệ, xổ số cầu may, bán đấu giá lồng đèn, biểu diễn múa lân sư, rồng,... để thu tiền làm những cơng việc từ thiện,… Lễ vía Thiên Hậu khơng chỉ thu hút cộng đồng người Hoa, người Việt ở Đà Nẵng mà cịn thu hút đơng đảo bà con các địa phương lân cận cũng như du khách trong nước và quốc tế tham dự.

2.2.4 Những di tích gắn với các tơn giáo

2.2.4.1 Phật giáo

Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo được truyền vào Đà Nẵng vào khoảng thể kỷ XVII, trong đó Ngũ Hành Sơn được xem là cái nơi đầu tiên của Phật giáo thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo của Việt Nam trong thời kỳ chúa Nguyễn.

Theo thống kê tại thành phố Đà Nẵng có đến khoảng 110 ngơi chùa và 2 tịnh xá, được phân bố rộng khắp các quận huyện. Quận Hải Châu có 25 ngơi chùa và 1 tịnh xá, tiêu biểu là chùa Pháp Lâm, Tam Bảo, Bát Nhã, Phổ Đà… Quận Thanh

Khê có 15 chùa và 1 tịnh xá, tiêu biểu là chùa Tam Giác, Kỳ Viên, Phổ Quang, Pháp Vân, Xuân Hòa… Quận Ngũ Hành Sơn có 18 ngơi chùa, gồm Tam Thai, Linh Ứng, Quán Thế Âm, Phổ Đà Sơn… Quận Sơn Trà có 14 ngơi chùa, gồm An Hải, An Phước, Mỹ Khê, Linh Ứng… Quận Liên Chiểu có 13 ngơi chùa, gồm chùa Quang Minh, Đà Sơn, An Nhơn….Quận Cẩm Lệ có 7 ngơi chùa, gồm chùa Hịa Cường, Hịa Thọ, Hịa Sơn…Huyện Hịa Vang có 20 ngơi chùa, gồm Thọ Quang,

Lệ Sơn, Quang Châu…[4]

Trong số đó có nhiều ngơi chùa, với những nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia. Bên cạnh những ngơi chùa như Linh Ứng, Tam Thai, Từ Lâm (Ngũ Hành Sơn), Linh Ứng ( Bà Nà ); Linh Ứng ( Sơn Trà ) được khai thác phục vụ cho du lịch tâm linh tại thành phố Đà nẵng hiện nay.

*Hệ thống chùa ở Ngũ Hành Sơn:

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đơng nam. Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đơng, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây.

Với hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, mỗi hang động là một dáng vẻ khác nhau, mang nhiều sự tích đậm đà ý vị. Đặc biệt nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiềng với hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ vừa ngẫu nhiên, vừa tân tạo với một vẻ đẹp hài hòa, quyến rũ đầy tâm linh và kỳ ảo.

Chùa Quán Thế Âm

Trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Kim Sơn là ngọn núi nằm ở phía Tây với thế núi thẳng đứng, nằm cạnh bên dịng sơng Cổ Cị uốn khúc, mềm mại nối dài với sông Hàn thơ mộng. Dưới chân ngọn núi này có động Quan Âm huyền ảo, đây là một trong những hang động rất khó phát hiện so với các hang động khác do phía ngồi hang có một vách đá che kín như cố tình lấp đậy, để con người khó phát hiện. Đường vào cửa động, hai bên vách đá dựng đứng, miệng hang nhỏ có hướng đi xuống, càng vào sâu càng có cảm giác mát lạnh. Vào phía bên trong, động lớn dần. Chiều dài hang động 64m, rộng 5-7m, ca o 7m.

Khi mới vào cửa động, điểm nhấn đầu tiên là bức tượng ngài Bồ Tát Quán Thế Âm cao như người thật với lớp áo kim tuyến lấp lánh, kết tinh từ loại đá kim sa q hiếm của thiên nhiên, tay cầm bình Cam lồ, dưới chân bức tượng có hình một con rồng tự nhiên uốn lượn trong điển tích Quan Âm Nam Hải, cỡi rồng, vượt cơn sóng dữ khơng ngại khó khăn cứu người gặp nạn. Phía sau có Thiện Tài Đồng Tử, bụi trúc, phía trước có chim Khổng tước, hợp với điển tích Quan Âm Thị Kính ở Việt Nam.

Giữa trần động, cách mặt đất khoảng 0,3m một thạch nhũ dài thòng xuống, khi gõ vào âm thanh tạo ra như tiếng chuông thật, (đây là một thạch nhũ đặc biệt quý hiếm tại hang động Ngũ Hành Sơn), kế bên cịn có cả trống và mỏ đá tự nhiên. Những khí cụ trên được gọi là bộ nhạc lễ của nhà Phật. Lần vào cuối động, không gian khép lại làm cho ta có cảm tưởng đây là đoạn kết của động. Nhưng thực tế, khi vượt qua khoảng 2m, không gian lại mở ra một lần nữa với một hồ nước lớn, mát lạnh trong lành, dòng nước thẩm thấu từ mạch sơng Cổ Cị, thanh lọc qua lớp đá cẩm thạch nên rất tinh khiết.

Từ sự tinh khiết này, người ta mường tượng đến dòng nước Cam Lồ được ơn trên ban phát, dịng nước bắt nguồn từ tình thương của mỗi tâm hồn tưới lên vạn vật, từ tình thương của Bồ Tát Quán Thế Âm tưới lên sự sống cho chúng sinh… Do những hình tượng tự nhiên trên mà có tên là động Quan Âm. Khi có được nhân dun may mắn tìm ra một cái động tuyệt vời độc đáo như thế, Hoà Thượng Pháp Nhãn đã gắn bó cuộc đời mình tại nơi đây. Sau đó một ngơi chùa được xây dựng gần hang động và đặt tên là Chùa Quán Thế Âm, để kỷ niệm cơ duyên phát hiện ra hang động có hình tượng của vị Bồ tát này.

Chùa Quán Thế Âm và động Quan Âm ở Ngũ Hành Sơn có mối quan hệ tương quan “Chùa làm cho động có sinh khí, động lại làm cho chùa thêm linh thiêng” và cũng nhờ đó mà ngơi chùa Quán Thế Âm được mọi người biết đến nhiều hơn.

Chùa Tam Thai

Thuộc chuỗi danh thắng Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng, chùa Tam Thai là một địa điểm du lịch Đà Nẵng tâm linh độc đáo gắn với lịch sử tôn giáo lâu đời, là chốn

linh thiêng, nơi du khách dâng nén hương và cầu nguyện cho cuộc sống ln an bình. Chùa Tam Thai là ngơi chùa cổ – một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng Đà Nẵng. Chùa Tam Thai còn được gọi là Tam Thai Tự. Chùa Tam Thai nằm trên ngọn núi Thủy Sơn, thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn. Chùa này theo “Việt Nam danh lam cổ tự” thì được xây dựng vào thời hậu Lê khoảng năm 1630 là ngôi chùa xưa nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa và đến năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Ngôi chùa này đã trải qua thời gian gắn liền với các cuộc chiến tranh nên ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu gần đây nhất vào năm 1995. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng bằng xi măng cốt sắt rất kiên cố, mặt tiền xây về hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói, trên nóc trang trí Lưỡng Long Chầu Nguyệt và trang trí Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) các cột tiền đường đều có trang trí rồng phụng. Đặc biệt là cổng Tam Quan và bờ thành chung quanh chùa rất cổ kính được xây dựng từ thời Minh Mạng cịn đến bây giờ. Từ cổng Tam Quan đi vào khoảng 10 m, có tơn trí tượng Đức Phật Di Lặc to lớn ngồi trên tòa sen bằng đá xanh do nghệ nhân ở Ngũ Hành Sơn điêu khắc, chánh điện hiện tại chính giữa thờ Đức Phật A Di Đà đứng trên tòa sen cao khoảng 2,5m. Hia bên thờ Đức Quán Thế Âm và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Tiền đường hai bên thờ Ngài Hộ Pháp và Ngài Tiêu Diện. Sau lưng chánh điện là nhà thờ Tổ. Chính giữa trên thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dưới thờ các long vị Hịa thượng hoằng hóa tại chùa. Hai bên thờ Tăng chúng và bàn thờ chư hương linh ký tự và tín đồ Phật tử quá cố.

*Chùa Linh Ứng

Trong 5 ngọn núi của thắng cảnh này có Thủy Sơn được mệnh danh là núi Chùa với những ngơi chùa khá nổi tiếng, trong đó có Chùa Linh Ứng nằm ở Hạ Thai – phía đơng của Thủy Sơn. Chùa Linh Ứng Non Nước cịn có tên gọi khác là Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn hay Chùa Ngoài. Những ngày đầu chùa chỉ là am nhỏ gọi là am Dưỡng Chân, thời Vua Gia Long, am được đổi tên thành Chùa Ứng Chân khi ấy chùa có cấu trúc xây dựng khá giản đơn chỉ bằng tre và mái lợp tranh. Năm 1825, mái tranh được thay bằng mái ngói. Thời Vua Thành Thái, chùa được đổi tên thành Chùa Linh Ứng. Năm 1993 chính điện của chùa được trùng tu khá kỹ

lưỡng. Vào năm 1997, tháp Xá Lợi được xây dựng, tháp cao 30m, gồm 7 tầng và đường kính tầng dưới là 11m. Diện mạo hiện tại của chùa rất bề thế, chính điện tơn nghiêm có nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Trong chính điện, được xây dựng kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà tu. Điện Phật được bài trí tơn nghiêm. Đức Phật Thích Ca được kính thờ ở gian giữa, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Địa Tạng. Phía ngồi có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng Đức Phật Thích Ca cao 10 mét, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh. Nơi tháp Xá Lợi, ngoài tầng 7 thờ Xá lợi Phật linh thiêng cùng 7 vị Phật truyền đăng, các tầng tháp còn lại thờ rất nhiều vị được tơn kính trong đạo Phật.

Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Quán Thế Âm, chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng là những ngơi chùa đã đón tiếp đơng đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái và tham gia lễ hội. Hiện nay, những ngôi chùa này đang tiếp tục đẩy mạnh, khai thác phát triển du lịch tâm linh nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn thành phố cũng như trong cả nước.

*Chùa Linh Ứng – Sơn Trà:

Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)