Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 76 - 79)

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

2.3.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm lại đây, cơ sở hạ tầng thành phố có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ sở vật chất ngành Du lịch đã làm Đà Nẵng trở thành một thành phố năng động, hấp dẫn đối với khách du lịch. Hàng loạt cơng trình lớn về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, Vịng quay Mặt trời (Sun Wheel), Công viên Châu Á, Khu giải trí Helio Center…

Bảng 5a: Số lượng cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng từ 2010-2016 (Khách sạn)

Số lượng cơ sở lưu trú

181 280 326 391 435 490 575

(Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng)

Hệ thống cơ sở lưu trú không ngừng được xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng với chất lượng ngày càng tăng, các dịch vụ được cải thiện đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu du khách tham quan. Theo bảng thống kê trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú có hiệu quả đáng kể, số lượng khách sạn không ngừng tăng lên mỗi năm. Từ năm 2010 số lượng cơ sở lưu trú chỉ đạt 181 cơ sở, nhưng đến năm 2016 thì số lượng cơ sở này tăng lên khá cao đạt 575 cơ sở, trong đó có 438 khách sạn từ 1-2 sao, 70 khách sạn 3 sao, 26 khách sạn 4 sao, và 14 khách sạn 5 sao, ngồi ra cịn có thêm 21 nhà nghỉ du lịch, homestay và 6 căn hộ biệt thự du lịch.

Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có 183 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Khách du lịch đến Đà Nẵng bằng tàu và hàng không đều tăng cao. Năm 2015, thành phố đã đón 47 chuyến tàu với 22.614 lượt khách. Khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng khoảng 20.310 lượt, khách du lịch đường hàng không khoảng 554.475 lượt khách, tăng 69,4 so với năm 2014.

Chỉ 10 năm trở lại đây, Đà Nẵng đã không ngừng xây dựng các cơng trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: đường du lịch ven biển Hoàng Sa, Trường Sa; đường lên đỉnh khu sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối Mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ hành Sơn... tạo nền móng để Du lịch Đà Nẵng đã có những bước vững chắc.

Trong năm 2015 đã có 74 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ với tổng vốn đầu tư 8.420 triệu USD (176.820 tỉ đồng). Hoạt động kinh doanh du lịch cũng chuyển biến mạnh mẽ. Đà Nẵng có 20 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 10 đường bay trực tiếp thường kỳ từ những nơi: Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Busan, Macao... và 10 đường bay trực tiếp thuê chuyến. Hiện nay các đường

bay hoạt động thuê chuyến và trực tiếp đang hoạt động có hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý là lượng khách du lịch bằng đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 554.475 lượt, tăng gần 70% so với năm 2014.

Ngoài ra Sở Du Lịch Đà Nẵng đã có những tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng trong việc hoạt động trùng tu, các di tích tại các đình làng cổ để khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa, thực hiện đầu tư kinh phí xây dựng, tu sửa các chùa lớn, tạo điều kiện cho loại hình du lịch tâm linh phát triển một cách đúng nghĩa. Bằng chứng, năm 2014 đã có 14 di tích (đã được xếp hạng) được trùng tu tơn tạo, với kinh phí ước khoảng 29 tỷ đồng. Năm 2015, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố và Bộ VHTT&DL tiếp tục trùng tu các đình Phong Lệ, đình Dương Lâm, khu di tích K.20 chuẩn bị đầu tư trùng tu các đình Kh Bắc (phường Hịa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) và đình Đại La (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) với tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng.

Bên cạnh những nhà hàng, khách sạn cao cấp, hiện đại giành cho những đối tượng có khả năng chi trả cao thì những nhà hàng chay, khu lưu trú tại các chùa có quy mơ vừa phải đã đáp ứng được nhu cầu hành hương, nguyện vọng của người đi du lịch là các Phật tử hay người bình dân. Tại các điểm diễn ra lễ hội, với lượng người tham gia đông, thành phố đã từng bước mở rộng cơ sở vật chất, mở rộng khơng gian lễ hội, có sự chuẩn bị ngày càng chu đáo, đổi mới cách thức và tạo tính chuyên nghiệp hơn.

Bảng 5b: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đà Nẵng từ 2011-2016 (Ngày) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngày lưu trú bình quân 2.00 2.00 1.90 2.00 2.10 2.34 Khách quốc tế 1.95 2.10 2.10 2.20 2.40 2.80 Khách nội địa 1.73 1.80 1.70 1.80 2.00 2.04 (Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng)

Bên cạnh việc đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, kĩ thuật trong du lịch tại thành phố, đã khơng ngừng góp phần tích cực thu hút lượng khách du lịch đến đây, ngồi ra cịn kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Đà Nẵng. Theo số liệu thống kê trên thì trong vịng 3 năm trở lại đây số thời gian lưu trú bình quân của khách tăng từ 2.00 đến 2.34 ngày (2014-2016), trong đó thì thời gian lưu trú của khách quốc tế cao hơn nhiều so với khách nội địa. Theo đà gia tăng về lượng khách, thời gian lưu trú của khách nói chung, của loại hình du lịch tâm linh cũng ngày càng tăng với số lượng đáng kể. Hàng năm, lượng khách đến những điểm du lịch tâm linh khá đơng, số lượng có thể lên đến con số hàng triệu lượt. Với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như nhà hàng, khách sạn hiện đại, tiện nghi, các khu vui chơi giải trí với quy mơ lớn… ln làm hài lịng khách. Chính lẽ đó mà thời gian lưu lại của tổng lượng khách ngày một tăng lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)