2.1 Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng
2.1.4 Lịch sử hình thành
Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của tiếng Chăm cổ danak, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái". Năm 1306, Huyền Trân công chúa (nước Đại Việt) kết duyên cùng Chế Mân (nước Chiêm Thành), cuộc hôn nhân này đã mang về cho Đại Việt một lãnh thổ rộng lớn là Thuận Châu và Hóa
Châu (Châu Ô và Châu Lý). Đà Nẵng bấy giờ là phần đất Hóa Châu. Sau khi sát
nhập vào Đại Việt (1306-1471), từ phía nam Hải Vân trở vào vẫn là miền biên viễn, luôn bị quấy nhiễu và cướp phá. Chỉ sau cuộc xuất chinh vĩ đại bình Chiêm của Lê Thánh Tôn (1470) vùng đất này mới được bình ổn, biên cương Đại Việt được mở rộng đến Mũi Nạy (giữa Phú Yên và Khánh Hịa ngày nay) và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang. Tháng 6 năm 1471, Lê Thánh Tôn lập thêm đạo Thừa Tuyên Quảng Nam, Đà Nẵng lúc này vẫn thuộc Thừa Tuyên Thuận Hóa.
Vào giữa thế kỷ XVI, Hội An đã là thương cảng, trung tâm buôn bán sầm uất, trong khi Đà Nẵng chỉ mới giữ vai trị là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa và tu sửa tàu thuyền. Với họ, Hội An là cửa ngõ của Đà Nẵng còn Đà Nẵng là sân sau của Hội An. Đến đầu thế kỷ XVIII, khi Hội An bắt đầu sa sút thì vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Đến năm 1888, số phận của mảnh đất này nằm trong vận mệnh chung của dân tộc khi dải đất hình chữ S trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam. Và từ đây Đà Nẵng trở thành “nhượng địa” của Pháp với tên gọi mới là Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Tồn Quyền Đơng Dương. Cái tên gọi Tourane bắt nguồn từ việc phát âm từ “Cửa Hàn” của người Pháp.
Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương và trở thành một trong năm thành phố hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển, cùng với Hải Phịng và Sài Gòn,Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.
Cương quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, nhân dân Đà Nẵng đã đứng lên đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, tham gia các phong trào đấu tranh do những văn phu dưới ngọn cờ Cần Vương hay những sĩ phu có tư tưởng Duy Tân lãnh đạo. Mặc dù vậy, những phong trào này lần lượt thất bại dưới sự thống trị của thực dân Pháp và triều đình phong kiến tay sai.
Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam (28/ 2/1930) ra đời đã đánh mốc son quan trọng, mở ra thời kỳ đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng theo ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngày 26/8/1945, khi tiếng còi của thành phố vừa vang lên cũng là lúc lực lượng tự vệ và nhân dân đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. Cách mạng thành công, từ đây, mảnh đất “nhượng địa” của thực dân hoàn toàn trở về với Tổ Quốc.
Thất bại sau 80 năm cai trị, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam. Sáng ngày 20/12/1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng thực sự bùng nổ. Trong thời gian từ 1946-1954, quân và dân Đà Nẵng đã cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh tồn dân, tồn diện, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ làm nên thắng lợi “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp
phải ký hiệp định Giơnevơ (7/1954) đồng thời trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Thất bại của Pháp chính là cơ hội can thiệp của Đế quốc Mỹ mà từ lâu đã muốn dịm ngó mảnh đất này. Chính vì thế, nhân dân Đà Nẵng đã sẵn sàng cho cuộc đương đầu với kẻ thù hung bạo và tàn ác hơn này. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, qn sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, cơng trình cơng cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng…
Năm 1975, hịa bình lập lại, Đà Nẵng bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn nhưng cơng cuộc phục hồi và phát rẻn thành phố đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là thời kỳ đổi mới, sau năm 1986.
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thơng qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Namvà thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.
Ngày 1/1/1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15/7/ 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại I.