Nằm trên con đường di sản Huế-Đà Nẵng-Hội An, miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng được khá nhiều du khách chọn là điểm đến, vì ngoài các điểm tham quan du lịch, miền Trung còn có nhiều công trình Phật giáo có ý nghĩa tâm linh đã góp phần phát triển du lịch tâm linh cho thành phố.
Ở Đà Nẵng, có rất nhiều chùa lớn, khang trang trên các núi lớn, như: Chùa Linh Ứng Bà Nà, Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, chùa Non Nước ở dãy Ngũ Hành Sơn hoặc các nhà thờ lớn như Nhà Thờ con gà, Nhà thờ tin lành, Giáo xứ… những điểm đến này rất thu hút khách du lịch đến tham quan, và thực hiện nhiều hoạt động mang ý nghĩa về tâm linh. Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, Đà Nẵng còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc với các di tích lịch sử nổi bật như: thành Điện Hải, nơi lưu giữ dấu tích hào hùng của nhân dân Đà Nẵng trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, đình Hải Châu, ngôi đình cổ nhất tại Đà Nẵng, đình Tuý Loan, ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại… Ngoài ra, Đà Nẵng còn có lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào 19/2 Âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn phật tử và du khách trong cả nước về hành hương, thăm viếng.
Nhu cầu viếng thăm các điểm đến liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của khách du lịch thập phương ngày càng nhiều. Đà Nẵng ngoài việc mở rộng các hoạt động du lịch, khu vui chơi, tham quan giải trí…khách sạn Đà Nẵng và luôn chào đón du khách đến tham quan du lịch, thì những điểm đến liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng như Nhà thờ, giáo xứ, chùa chiền…. đều rất khang trang, nằm ở vị trí thuận lợi cho khách đến tham quan, du lịch hoặc thực hiện một số hoạt động tâm linh. Nhiều công ty lữ hành cũng đã đầu tư các tour du lịch tâm linh giành riêng cho khách trong nước và cả khách nước ngoài.
Chị Xa Doãn Hồng Thủy, Giám đốc Chi nhánh Công ty Du lịch Fiditour tại
Đà Nẵng cho biết: “Bên cạnh tour du lịch chữa bệnh ở nước ngoài, tour du lịch
tâm linh là sản phẩm mới của Fiditour, sau thời gian khai thác thì thấy tour này cũng mang đến thị trường khách tiềm năng. Để khai thác tốt tour này, công ty đã tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn cho các hướng dẫn viên để họ hiểu kỹ hơn về lịch sử Phật giáo.”
Cùng với các tour du lịch tâm linh trong nước, các đơn vị lữ hành cũng mở thêm nhiều tour ở nước ngoài với các điểm đến như các đền, chùa ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar hay xa hơn là Ấn Độ, Nepal - những vương quốc của đạo Phật. Nếu như cách đây vài năm, tour du lịch tâm linh này thường được nhiều phụ nữ trung niên và dân văn phòng đặc biệt quan tâm thì nay đối tượng du khách đã được mở rộng hơn.
STT Điểm du lịch tâm linh Ý nghiã Gía trị
1 Danh thắng Ngũ Hành Sơn Tôn giáo, lịch sử, Rất tốt
2 Chùa Linh Ứng (Sơn Trà) Tôn giáo Tốt
3 Chùa Linh Ứng (Bà Nà) Tôn giáo Tốt
4 Thành Điện Hải Lịch sử Tốt
5 Đình Nại Nam Văn hóa-tín ngưỡng Khá
7 Đình Túy Loan Văn hóa-tín ngưỡng Tốt
8 Đình làng Thạc Gián Văn hóa-tín ngưỡng Khá
9 Di tích K20 Lịch sử Khá
10 Nhà thờ Con Gà Tôn giáo Tốt
11 Nghĩa trũng Khuê Trung Lịch sử Trung bình
12 Lễ hội Quán Thế Âm Tôn giáo Rất tốt
13 Lễ hội Cầu Ngư Văn hóa-tín ngưỡng Tốt
Bảng 6a: Bảng đánh giá một số điểm du lịch tâm linh thành phố Đà Nẵng 2.4.2 Những tồn tại và hạn chế
Tuy nhiên, dù đã có những bước phát triển tích cực, song loại hình du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, các hệ thống dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú phục vụ riêng cho nhu cầu du lịch tâm linh vẫn còn những hạn chế nhất định, việc tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch tâm linh của thành phố hiệu quả chưa cao, chủ yếu vẫn diễn ra theo mùa vụ. Giữa các địa điểm du lịch tâm linh Phật giáo còn thiếu sự gắn kết, mạnh ai nấy làm, nên chưa tạo ra những tour, tuyến đặc sắc thu hút khách du lịch.
Mặc dù các đơn vị lữ hành có các chương trình du lịch tâm linh phục vụ du khách với những chương trình tour đa dạng trong và ngoài nước, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia du lịch thì các đơn vị lữ hành mới chỉ khai thác các điểm đến tâm linh chứ chưa đạt tới sản phẩm du lịch tâm linh. Bởi du lịch tâm linh thực sự giúp du khách đạt được sự thư giãn, thoải mái, thỏa mãn tín ngưỡng chứ không chỉ thuần túy là tham quan và lễ Phật. Nhiều đoàn khách khi đi du lịch tâm linh muốn được ở lại các điểm tâm linh đó để tìm hiểu, học đạo hoặc dưỡng tâm, thiền hay làm công quả nhưng rất ít điểm có thể làm được điều này. Để có sức hút với khách du lịch tâm linh, nên có thêm các lớp học thiền, dưỡng tâm vào những ngày cuối tuần bởi đây là môn học được rất nhiều người quan tâm, kể cả các bạn trẻ.
Nhiều năm khai thác tour du lịch tâm linh, anh Đinh Văn Lộc, Giám đốc
Công ty CP Du lịch Việt Đà cho rằng: “dù giá các tour tâm linh thường thấp hơn
so với các tour du lịch đơn thuần nhưng lượng khách đi tour vẫn chưa đông so với tiềm năng hiện có. Được biết, nhiều đơn vị lữ hành còn bỏ ngỏ, chưa khai thác tour tâm linh này.”
Thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là vùng đất “địa linh”, có nhiều danh
lam thắng tích nổi tiếng mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong xu thế hội nhập, việc quảng bá du lịch là điều hết sức cần thiết. Điển hình như lễ hội Quán Thế Âm là một lễ hội cấp quốc gia và là một lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng với hàng ngàn lượt người về trẩy hội. Do đó, việc quảng bá và tuyên truyền về tính chất của lễ hội trong quần chúng nhân dân nói chung là điều đáng quan tâm. Nhưng việc quảng bá
về lễ hội lại chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định, nếu không nói là “bó hẹp”.
Nói một cách khác hơn, nếu là một du khách phương xa, thì khi đến Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn mới biết có Lễ hội Quán Thế Âm đang diễn ra.
Hiện nay, trên địa bàn vẫn còn tồn tại tình trạng một số hộ dân kinh doanh xung quanh các di tích, chùa, đình làg, các lễ hội…lợi dụng vào mùa cao điểm để tăng giá và chặt chém du khách. Các mặt hàng cũng đồng loạt tăng lên như mũ che nắng, quạt giấy, đá lưu niệm, tượng phật… Tình trạng nhiều đối tượng xấu lợi dụng nơi tập trung đông người trộm cắp tài sản của du khách hành hương vẫn diễn ra trong lễ hội. Bên cạnh đó, tại các điểm di tích,hoặc sau lễ hội thì vấn đề xử lý rác thải cũng rất bất cập do du khách tới tham quan và ăn uống xả rác rất nhiều gây mất vệ sinh, làm giảm tính linh thiêng của lễ hội.
Đà Nẵng đang phát triển, hi vọng vào một thời gian không xa nữa thì thành phố sẽ có nhiều tour du lịch tâm linh với nhiều hoạt động du lịch tâm linh ý nghĩa thiết thực, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách du lịch khi đến thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Cở sở xây dựng giải pháp
3.1.1.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. đến năm 2030.
Theo Tổng cục Du lịch, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Cụ thể, đến năm 2020, du lịch thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm;
tổng thu đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; chiếm 7% GDP cả nước; tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp)…
Năm 2030, du lịch thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm; tổng thu đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD; chiếm 7,5% GDP cả nước; tạo ra việc làm cho 4,7 triệu lao động (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp)…
Mục tiêu cụ thể là phát triển bảy vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Với mục tiêu đó, ngành Du lịch định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn…
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Tiếp tục triển khai đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai Chương trình Phát triển du lịch 2016-2020. Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tiếp và phân phối khách khu vực miền Trung-Tây nguyên. Tiếp tục thu hút và mở thêm các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó ưu tiên các đường bay từ châu Âu và các thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Nâng cấp và hoàn thiện các dịch vụ để Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tàu biển và du thuyền quốc tế. Phối hợp với các địa phương khu vực miền Trung trong việc xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; liên kết, phối hợp trong công tác xúc tiến, quảng bá và tìm kiếm thị trường khách du lịch.
Thành phố tiếp tục có các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách du lịch, phát triển chợ đêm, phố đi bộ phục vụ du khách và nhân dân thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Đà Nẵng trên nhiều kênh khác nhau. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường khách quốc tế tiềm năng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, châu Âu, Mỹ… Thực hiện công tác quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền hình và các trang mạng có tiếng về du lịch, các kênh truyền hình lớn của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc…
Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được UBND thành phố phê duyệt; tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng về du lịch cho các khách sạn, nhà hàng, nghiệp vụ bán sản phẩm, tiếp thị du lịch, đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Nâng cao chất lượng phục vụ của các khách sạn, nhà hàng, khu điểm du lịch…
Bảo đảm môi trường du lịch trong sạch cả về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường, thành phố sự kiện. Xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, bu bám, chèo kéo khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch và tạo nên hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách. Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố, sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng người dân thành phố, ngành Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng
Đề loại hình du lịch tâm linh phát triển thật sự thì cần định hướng phát triển nó trong những gia đoạn tiếp theo đề có hướng đi đúng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai thác các tiềm năng về du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong đó chú trọng đến việc khai thác toàn diện các tiềm năng hiện có, không đơn thuần dừng lại ở việc khai thác những mặt nổi, đồng thời không chỉ tập trung khai thác vào một thời điểm hay mùa vụ nhất định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn các di tích văn hóa Phật giáo, nhất là tại các cơ sở gắn với các điểm tham quan, du lịch như: khu du lịch Bà Nà - Hòa Vang, khu du lịch Non Nước - Ngũ Hành Sơn, khu du lịch Bãi Bụt - Sơn Trà, nghiên cứu phát triển thêm khu du lịch tâm linh Phật giáo tại khu du lịch Hải Vân gần chùa Nam Hải quận Liên Chiểu, tiếp tục bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo hiện đang có của Phật giáo thành phố.
Việc quản lý các điểm du lịch tâm linh cũng cần được đẩy mạnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, phát triển như lượng khách, doanh thu, thời gian lưu trú,… để từ đó dễ dàng đánh giá được hiệu quả của loại hình này và tiếp tục hướng phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các lễ nghi tôn giáo được thực hiện, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân được tiến hành một cách thuận lợi nhưng nhất quán phải tránh những hoạt động mê tính dị đoan. Đó là một yếu tố quan trọng để phát huy những giá trị thiết thực nhất cho hoạt động du lịch tâm linh có hiệu quả.
Chú trọng vào việc khai thác các hoạt động du lịch tâm linh mang tính cộng đồng trong du lịch như mời du khách tham gia các khóa tu, nghe thuyết giảng, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, tham gia các lễ hội điễn ra của thành phố, thực hành các nghi thức, lễ nghi, khám phá ẩm thực chay của địa phương… từ đó giúp du khách có những trải nghiệm mới nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần của bản thân mỗi du khách.
Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt