Tài nguyên văn hóa phi vật chất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 67 - 70)

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

2.2.8 Tài nguyên văn hóa phi vật chất

Nghệ thuật âm nhạc

Đà Nẵng là vùng đất giàu có về các loại hình sân khấu truyền thống với các thể loại như: nghệ thuật hát tuồng, hát hò khoan, đối đáp, hị mái nhì, hát bài chịi, hát lý, múa bả trạo, nói vè, các điệu múa cổ Chăm Pa… Nghệ thuật hát Tuồng (hát bội) là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc trưng, lâu đời của vùng đất này. Với lối diễn độc đáo, thể hiện trong từng nét mặt, từng chi tiết hóa trang, âm nhạc, vũ đạo, giàu tính ước lệ, hát tuồng có một sức hấp dẫn sâu sắc đối với du khách.

*Nghệ thuật hát Tuồng hát (bội)

Cho đến nay, nghệ thuật Tuồng ở xứ Quảng được hình thành từ khi nào hiện vẫn chưa có tài liệu chính xác nào nhắc đến. Tuy nhiên, trong cơng trình nghiên cứ

Tuồng Quảng, GS. Hồng Châu Ký đã nhận định: “ Ngành nghệ thuật này có mặt

ở Quảng Nam vào đầu thế kỷ XX”. Còn theo truyền thuyết dân gian thì Tuồng

Quảng ra đời từ cái nôi hai vùng Đức Giáo và Khánh Thọ ( khoảng đầu thế kỷ XIX).

Tuy mỗi vùng miền địa phương trên đất nước ta có phương ngữ, giọng điệu khác nhau nên các bài bản, làn điệu được sáng tạo ra phù hợp từng vùng ngày càng phong phú, đa dạng. Đến với mảnh đất Quảng tuy giọng nghe thô nhưng lại hợp với nghệ thuật Tuồng với gánh hát Khánh Thọ - cái nôi nghê thuật Tuồng Quảng từng được biểu diễn cho vua Tự Đức xem và được vua ban ngự “Ca vũ nãi Khánh

Thọ giáo phường/ Bình xướng tất Quảng Nam trung thanh. Chất giọng xứ Quảng

thô, mộc mạc, chất phác hợp với tính chất bi hùng của nghệ thuật Tuồng.

Ngày nay , tuy Đà Nẵng đã tách Quảng Nam nhưng những giá trị nghệ thuật Tuồng vẫn được lưu giữ và tiếp tục phát triển. Đối với Đà Nẵng, đưa những hoạt động biễu diễn nghệ thuật Tuồng đến gần gũi hơn với người dân địa phương và khách tham quan du lịch đã chứng minh tiềm năng du lịch của Đà Nẵng, không chỉ là vùng kinh tế trẻ, năng động, mà còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua nghệ thuật sân khấu Tuồng đang ngày càng phát triển rộng rãi ở đây.

Ẩm thực

Cũng giống như văn hóa của nhiều địa phương khác, văn hóa Đà Nẵng vừa phong phú ở loại hình lại vừa đa dạng trong sắc màu biểu hiện. Thơng qua các món ăn chúng ta có thể thấy một phần nào đó tính cách của con người cùng đất này. Bởi ẩm thực là nơi kết tinh của sự khéo léo, tài nghệ của con người. Khi nhắc đến ẩm thực, có ai nghỉ đến chúng được phân loại cho người sử dụng. Những người hành đạo – khơng phải họ khó tính trong việc lựa chọn món ăn mà đó là xuất phát từ những quy định trong chính tơn giáo của họ. Chính vì vậy, ăn chay, ăn kiên là một trong những yêu cầu của người hành đạo.

Trong lịch sử Đà Nẵng là nơi cộng cư của nhiều vùng đất cùng với sự giao lưu văn hóa các tỉnh phía Nam. Bởi vậy, đây là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực của

ba miền Bắc - Trung – Nam. Khơng riêng gì thức ăn mặn, thức ăn chay cũng là những món ăn được chế biến cầu kỳ với sự phong phú về nguyên liệu cũng như phong vị.

Trong hoạt động du lịch, nhất là du lịch tâm linh, khơng chỉ các món ăn mặn mà ẩm thực chay cũng được đưa vào phục vụ tại các điểm. Khi trở về với đất Phật thì mọi động thái đều như một Phật tử, kể cả thói quen ăn uống. Chính vì vậy, món ăn chay là khơng thể thiếu để phục vụ khách.

Cơm chay, mì quảng chay, bún chay…(với thịt gà, thịt heo, chả bò… đều làm từ đậu phụ hay bột mì) tại các Phật tự ở Đà Nẵng được chế biến một cách chuyên nghiệp và hợp khẩu vị chính là những giá trị nghệ thuật ẩm thực mà các điểm du lịch tâm linh có thể khai thác để thu hút khách du lịch.

Hội họa

Cơ sở tôn giáo du lịch không chỉ là nơi nghi ngút khói hương, tụng kinh gõ mõ, người ra người vào mà còn thể hiện lịng tơn kính, nhớ ơn đến thần thánh, chúa trời. Những bức hội họa được treo trên nền tường cổ là sự chú ý của những người đến hành hương, chiêm bái, cầu nguyện. Những hình ảnh của đức Phật được trưng bày giúp cho du khách hiểu rõ về nguồn gốc, cơng lao của Hồng tử Tất Đạt Đa. Những bức tranh nói về Quan Thế Âm Bồ Tát trong lễ hội Quán Thế Âm là sự giải thích cho sự ra đời của vị cứu thế gián trần. Hay ngay ở những ngơi đình cổ là hình ảnh của người có cơng với làng nước được nhân dân tơn thờ nói lên được tín ngưỡng của người dân.

Tất cả những tác phẩm hội họa đó khơng chỉ mang giá trị thẩm mỹ, tôn thêm vẽ trang nghiêm của điểm đến mà cịn là nguồn thơng tin cho những du khách muốn tìm hiểu. Chính vì thế, yếu tố hội họa cũng cần được chú rọng khai thác đề nhằm mục đích phục vụ cho loại hình du lịch tâm linh.

Các hoạt động khác

Một hành trình du lịch tâm linh không chỉ có ngoạn cảnh, khấn vái mà còn tham gia sinh hoạt các khóa tu với giờ giấc cụ thể: Pháp đàm, ngồi thiền, Dự lễ xuất gia, Trò chơi dân gian, đi thiền, Pháp thoại… Khách du lịch tham gia tour du

lịch đến các chùa sẽ tham gia hành lễ ngồi tụng kinh như những Phật tử của chùa, nghe thuyết giảng giáo lý nhà Phật, dự những lễ xuất gia do trụ trì thực hiện. Ngoài ra, khách du lịch thực hành ngồi thiền đề đật trạng thái giải thoát. Du khách sống trong Thiền là thực hiện “an tâm và vơ úy hồn tồn”. Ngồi ra, tại các lễ hội đình chùa, lễ hội dân gian Đà Nẵng cịn tổ chức những trị chơi, cuộc thi mang hình thức giải trí, vui chơi rất lôi cuốn.

Như vậy, thành phố Đà Nẵng không những phong phú về thể loại và số lượng tài ngun du lịch tâm linh mà cịn rất có giá trị, kết hợp với sự đa dạng, tính đặc sắc là yếu tố thiết yếu trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)