2.1 Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng
2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
*Đặc điểm kinh tế
Đà Nẵng có vị trí chiến lược là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, cửa ngõ phía Đơng của tuyến Hành lang kinh tế Đơng - Tây, cửa vào của các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới ở miền Trung... Từ lợi thế đó, Đà Nẵng có điều kiện để mở rộng giao thương, giao lưu kinh tế, văn hóa, thể thao và là điểm du lịch hấp dẫn với cả hai miền Bắc và Nam, với các nước trong khu vực và thế giới.
Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định và khá cao trong cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố năm 2016 tăng 9,04% so với năm 2015.Đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng này, trước hết phải kể đến sự dịch chuyển cơ cấu của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, tổng giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành vào năm 2016 ước tính là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2015 trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 11,57%,
nông nghiệp; lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 7,22%, dịch vụước tăng 10,3% so
với năm 2015. Cũng như một vài tỉnh khác thuộc miền Trung, hoạt động xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng ngày càng khởi sắc bằng chứng là kim nghạch xuất nhập khẩu tăng trưởng đều, tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa năm 2016 ước đạt 1.246 triệu USD tăng 4,94% so với năm 2015. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 93 quốc gia và vùng lãnh thổ.
đường giao thông thông dụng là đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, các cơng trình được quan tâm, đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, bước đầu đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện lớn về văn hóa, thể thao và du lịch...
Mạng lưới đường bộ của thành phố Đà Nẵng bao gồm các đường quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 480 km. Đường quốc lộ 1A và 14B được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng. Đường tỉnh chủ yếu nối các quận trong đô thị với khu vực miền núi ở huyện Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam. Đường bộ đối ngoại thành phố Đà Nẵng gồm Quốc lộ 1A dài 36,2 km, đường tránh thành phố Đà Nẵng từ Hầm Hải Vân đến Túy Loan dài 18,2 km và Quốc lộ 14B dài khoảng 30 km. Ngồi ra, tương lai cịn có đường Hồ Chí Minh (nhánh phía đơng) với 45 km trong địa phận Đà Nẵng từ đèo Đê Bay qua đèo Mũi Trâu, cắt QL 14B tại Hòa Khương và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (tính đến ranh giới Đà Nẵng – Quảng Nam dài 5 km). Bên cạnh đó là hệ thống giao thơng đối nội hiện nay có nhiều cơng trình quan trọng đã hồn thành và đưa vào sử dụng như: đường Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng…cầu Sông Hàn, cầu Rồng, đặc biệt là cầu vượt Ngã Ba Huế là cơng trình được đưa vào sử dụng năm 2015.
Bên cạnh hệ thống đường bộ, Đà Nẵng cịn có đường sắt Bắc Nam chạy qua với tổng chiều dài 30km điểm dừng chính là ga Đà Nẵng, ga Đà Nẵng là ga lớn thứ 3 của cả nước, phục vụ nhu cầu đi lại của một bộ phận khách du lịch, chủ yếu là khách nội địa.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ngay sát trung tâm thành phố thuộc quận Thanh Khê và một phần thuộc quận Hải Châu. Sân bay có 2 đường băng song song gần nhau đều dài 3047m, sân bay Đà Nẵng là một trong ba sân bay ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, các loại máy bay hiện đại như: B747, B767, A320…
đều có khả năng cất và hạ cánh. Hiện nay sân bay quốc tế Đà Nẵng đang ngày càng nâng cấp và mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa, đặc biệt phục vụ các đoàn khách cấp cao đến Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao APEC vào năm 2017.
Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, hiện cảng Đà Nẵng có 2 khu thương cảng chính là cảng Tiên Sa (nằm ở bán đảo Sơn Trà) và cảng sơng Hàn. Trong đó, cảng Tiên Sa là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Hệ thống giao thông đường biển đã xây dựng cảng Đà Nẵng trở thành cảng tổng hợp quốc gia và đây cũng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng.
Hệ thống đường giao thơng trong và ngồi thành phố khơng ngừng được mở rộng và xây dựng mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị lớn nhất miền Trung Việt Nam.
Hệ thống thông tin liên lạc
Cùng với tốc độ phát triển thơng tin liên lạc nhanh chóng của cả nước, trong thời gian qua nghành bưu điện Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng tận dụng mọi nguồn lực, đảm bảo chất lượng, mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thơng.
Hiện nay Đà Nẵng đã trở thành một trung tâm viễn thông quốc gia và quốc tế lớn thứ 3 của cả nước, là trạm tiếp sức rất quan trọng của hệ thống thông tin viễn thơng tồn quốc và là đầu mối viễn thơng quốc tế. Có trạm cáp quang biển quốc tế SE-ME-WE3, đường truyền quốc tế tốc độ 355Mbps với chất lượng tốt hàng đầu trong các nước Đông Nam Á.
Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thông tin mới như: mạng điện thoại di động, nhắn tin toàn quốc, dịch vụ truyền
số liệu, mạng Internet, thư điện tử, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận với một dịch vụ tiên tiến nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của họ.
Hệ thống điện, nước
Nguồn điện tiêu dùng hiện nay của Đà Nẵng chủ yếu được lấy từ lưới điện quốc gia. Lưới điện đã được kết nối tại thành một mạng lưới thống nhất như lưới điện 110kv nội tỉnh, thành phố, lưới điện 220kv nằm trong mạng lưới từ Đồng Hới đến Đa Nhim, đường dây 500kv quốc gia được hòa vào lưới điện khu vực miền Trung thông qua trạm tiếp nhận Cầu Đỏ.
Hệ thống cấp thoát nước của Đà Nẵng – Quảng Nam dựa trên nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn. Nguồn nước mặt sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu được lấy từ sông Hàn và sông Thu Bồn, công suất 500,000 m3/ngày. Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, mạng lưới cung cấp điện, nước của thành phố đã được đầu tư hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.
Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Hầu hết các ngân hàng và các cơng ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngồi và cơng ty bảo hiểm quốc tế cũng đang hoạt động có hiệu quả tại thành phố. Các dịch vụ này ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Hiện nay tại Đà Nẵng có khoảng 47 chi nhánh ngân hàng cấp I, 9 cơng ty bảo hiểm và 4 cơng ty kiểm tốn đang hoạt động.
Với nhứng điều kiện thuận lợi như vậy, khơng chỉ góp phần đẩy mạnh Đà Nẵng phát triển nền kinh tế mở, thu hút những dự án có quy mơ lớn, mở rộng vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân ở trong nước mà cịn trong khu vực và trên thế giới. Từ đó một phát triển thành phố năng động không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước mà còn mang tầm cỡ khu vực.
Theo các tài liệu sử học, địa chí và những phát hiện về khảo cổ học tại Đà Nẵng đã cho thấy vùng đất này đã có dấu vết con người sinh sống từ cách đây khoảng 5000 năm. Đà Nẵng còn là một vùng đất của xứ Quảng, vậy nên khi nói đến mảnh đất này người ta thường gắn với cách gọi chung “Văn hóa Quảng Nam- Đà Nẵng”. Trải qua những đổi thay của tiến trình lịch sử, cho tới nay cộng đồng dân cư Đà Nẵng đã không ngừng thay đổi và phát triển.
Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo.Theo kết quả điều tra năm 2015, thành phố Ðà Nẵng có 1.046.876 người sinh sống trên tổng diện tích 1.285,4 km2.
Đại đa số người dân Đà Nẵng – Quảng Nam hiện nay có nguồn gốc lâu đời từ đất Bắc, nhất là từ hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An do các cơng cuộc di dân xuống phía Nam từ các đời nhà Hồ, nhà Lê… Ở các huyện miền núi phía Tây có đồng bào các dân tộc Cà Tu, Ve, Tày (ở huyện Hòa Vang). Từ nhiều đời nay, đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc đều chung sống trong tình anh em, đồn kết, cùng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cùng nhau xây dựng quê hương đất nước.
Với người Đà Nẵng hơm nay, đã có 42 năm sống trong hịa bình, 20 năm thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, cuộc sống của người dân Đà Nẵng ngày càng khá hơn, và hình ảnh về một tính cách, con người Đà Nẵng chân chất, hiền hậu, hiếu khách được khắc họa rõ hơn bao giờ.
*Đặc điểm văn hóa
Đà Nẵng là nơi hội tụ, giao lưu những nét văn hóa của hai dân tộc: tộc người Ca Tu và cùng với người dân bản xứ gốc Chăm với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội… độc đáo. Những phong tục tập quán này có giá trị thu hút cao bởi nó phản ánh được một lối sống, một nền văn hóa đặc sắc riêng, tạo cho du khách một cảm hứng, một nổi khát khao tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống của từng dân tộc. Để thuận tiện cho việc khai thác loại hình tham quan đời sống văn hóa của
đồng bào dân tộc ít người, hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng đã hình thành các làng văn hóa các dân tộc thiểu số, những nơi vẫn còn lưu giữ phong tục, tập quán, lối sống bản địa, lại nằm trong khu vực có cảnh quan thiên nhiên núi đồi hẹp, hoặc gắn với các di tích lịch sử và khá thuận lợi cho tổ chức tham quan như: Làng dân tộc Hòa Bắc, Hòa Vang… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình tham quan, nghiên cứu, giao lưu văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái.
Đà Nẵng là khu vực có nhiều lễ hội truyền thống, có sự đan xen văn hóa của các dân tộc khác nhau. Theo thống kê sơ bộ của Sở Văn Hóa thơng tin Đà Nẵng, trên địa bàn có trên 80 lễ hội. Ngồi những lễ hội có tính chất chung cả nước như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, lễ Phật Đản, lễ Giáng Sinh,… Ở những địa phương cịn có những lễ hội mang tính chất đặc trưng của mình, tạo ra sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Hầu hết các lễ hội trên địa bàn Đà Nẵng đều là các lễ hội dân gian với nhiều loại, diễn ra ở khắp nơi như: Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, Thành Hoàng, các vị thần,… lễ hội tưởng niệm vị tổ sư làng nghề, lễ hội tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội mùa…
Cho tới nay trải qua thời gian thăng trầm của lịch sử nhiều quận, huyện trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống quý giá của cha ông để lại và tiếp tục phát huy ra các sản phẩm nổi tiếng như: đá mỹ nghệ Non Nước (Hịa Hải), nước mắm Nam Ơ, chiếu Cẩm Nê, thuốc lá Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan…Tất cả đã nói lên được sự tài hoa và khéo léo, tinh xảo của người dân nơi đây.
Một trong những sản phẩm văn hóa của làng quê Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng là đình làng. Nó được hình thành bởi con tim khối óc và bàn tay kỳ diệu của con người.Với những mái ngói cổ kính, rêu phong, hàng chục ngơi đình chùa ở Đà Nẵng được bảo vệ di tích là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Đó là đình làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, đình làng Nại Nam…
Đà Nẵng là vùng đất giàu có về các loại hình sân khấu truyền thống với các thể loại như: nghệ thuật hát tuồng, hát hò khoan, đối đáp, hị mái nhì, hát bài chịi, hát lý, múa bả trạo, nói vè, các điệu múa cổ Chăm Pa…
Bên cạnh các biểu hiện phong phú về tài nguyên văn hóa được kể ở trên Đà Nẵng cịn được biết đến là nơi có nhiều đặc sản ăn uống ấn tượng, bắt mắt có thể kể tên như: chả bị, nem tré, nước mắm Nam Ơ, bánh khơ mè Cẩm Lệ, bánh tráng cuốn thịt heo, mì Quảng, bánh xèo, bánh đập… và đặc biệt là các loại hải sản như tôm, cua ghẹ, nghêu ở dạng tươi sống và phơi khô.
Từ những nét văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống của thành phố Đà Nẵng, đã thể hiện một phần trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam. Khơng chỉ thế đó cịn là những đặc điểm văn hóa làm tiền đề cho sự phát triển du lịch tại thành
phố mà trong đó có cả du lịch tâm linh.