Giải pháp về bảo tồn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 89 - 90)

3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

3.2.2 Giải pháp về bảo tồn

Kết hợp với chính quyền địa phương, nơi có những di tích lập ra Ban quản lý di tích, gồm những chun viên, cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ, thuộc lĩnh vực có liên quan. Cùng có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguyên trạng khu di tích, nhất là tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép và các tác động khác từ bên ngồi hoặc biến khu vực di tích thành các điểm kinh doanh, mua bán, hoạt động mê tín dị đoan… Ngoài ra, tranh thủ các nguồn lực, bao gồm đầu tư Nhà nước, thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực của nhân dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho các di tích trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra các hiện vật, cổ vật, tượng, văn bia, cơng trình kiến trúc và các thắng cảnh thiên nhiên tại cấc di tích. Việc trùng tu xây dựng lại các di tích trên địa bàn đã xuống cấp là một việc làm rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là, việc

trùng tu cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học về những nét truyền thống trong kiến trúc đảm bảo tính nguyên bản sau khi trùng tu, giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, tránh trường hợp mặc áo mới cho di tích kiểu như “mặt áo vest cho ơng hồng thế kỉ XV”.

Không để cho các khu di tích trên địa bàn tự ý xây dựng những hạng mục chưa được phê duyệt, hoặc tu sửa, sơn phết, làm mới các tượng cổ, các văn bia…, những hành vi can thiệp này có thể ảnh hưởng đến nguyên trạng các di tích.

Hạn chế khách tập trung quá lớn vào một thời điểm tại một di tích nào trên địa bàn để tránh tắc nghẽn, gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường. Cùng với việc bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể, cần phải tiến hành bảo tồn cảnh quan, môi trường, sinh thái của khơng gian các di tích và cũng xem đây là việc bảo tồn di sản văn hóa, cần được tiến hành một cách đồng bộ.

Những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của dân địa phương tại các khu vực trong di tích nên đưa vào dưới sự quản lý của cơ quan chức năng, nên có biện pháp xóa bỏ tình triệt để trình trạng chèo kéo, chèn ép khách, tự ý nâng giá các mặt hàng, trừng phạt nghiêm khắc các hiện tượng ăn xin, ăn bám, móc túi, trộm cướp…

Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch và tuyên truyền Luật Di sản văn hóa cho hướng dẫn viên, những người dân sống xung quanh di tích để họ hiểu vai trị của mình trong việc bảo vệ, bảo tồn di tích, hiểu được sự gắn kết hài hịa giữa việc khai thác di tích với phát triển du lịch. Giáo dục, hướng lòng người về với nguồn cội, nhắc chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những giá trị truyền thống, về bản sắc văn hóa của con người Việt Nam, về những cách sống, cách nghĩ trên con đường đổi mới hiện đại…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)