Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 91 - 92)

3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

3.2.4 Giải pháp về nhân lực

Đối với bất cứ loại hình du lịch nào, thì nguồn lao động trong du lịch là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của nó. Với loại hình du lịch tâm linh cũng vậy, nhân lựa du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của loại hình du lịch tâm linh. Phát triển nguồn nhân lựa vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Đà Nẵng nói chung.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lao động đồng bộ và chất lượng cao, đặt hoạt động đào tạo đội ngũ lao động trong du lịch như là một mảng ưu tiên trong quy hoạch giáo dục và đào tạo của Đà Nẵng. Chú trọng đào tạo mới, đào tạo dưới nhiều hình thức: tại chổ, chính quy, trong nước và ngồi nước. Có quy chế địa tạo và sử dụng nhân viên nghiệp vụ trong các cơ sở du lịch. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng. Cần tập trung đào tạo những gì thực tế, cần gắn kết giữa lý thuyết và thực hành.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo cả về kỹ năng, phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên…

- Khai thác chất lượng giảng viên chuyên nghành du lịch hiện có, kết hợp tranh thủ những nhà chuyên mơn trong và ngồi nước. Mời các chun gia trong và ngoài nước đến tham gia quá trình giảng dạy, chủ động tham gia hợp tác quốc tế trong đào tạo.

- Tiến hành đào tạo nguồn lao động du lịch tâm linh một cách chuyên nghiệp,

bài bản, hiểu biết tinh thông về các cơ sở tơn giáo, giá trị lịch sử, văn hóa lễ hội, văn hóa tơn giáo tín ngưỡng tại điểm. Để thực hiện được u cầu này thì cần có chính sách củng cố các khoa du lịch tại trường Đại học Đà Nẵng, Duy Tân, mở khoa dạy nghề cho nhân viên. Thành lập trường trung học về nghiệp vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng để cung cấp nguồn nhân lực cho ngành.

- Liên kết các cơ sở đào tạo du lịch tân linh với những cơ sở chùa chiền, đình đền… để học viên có thể tiếp xúc, cọ xát với thực tế, đảm bảo “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng giảng dạy…

- Sử dụng nguồn nhân lực của nhân dân địa phương là chủ yếu. Trước hết cần

sử dụng lực lượng trình độ chun mơn cao và đã được đào tạo. Có chính sách, chế độ ưu đãi hợp lý để thu hút nhân tài về công tác tại địa phương, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên lễ tân, nhân viên maketing. Trong tuyển dụng mới cần chú ý đến năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo yêu cầu chuyên nghành. Bên cạnh những nhân viên sử dụng thông thạo tiếng Anh, Pháp cần bổ sung thêm tiếng Nhật và một số tiếng của Đông Nam Á để đáp ứng nhu cầu của khách.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)