Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 58 - 62)

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng

2.2.6 Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng

Như bao địa phương khác trên đất nước hình chữ S, Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình. Những di tích cịn lại là chứng tích cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không mệt mỏi của mảnh đất này. Ngày nay, những di tích này khơng chỉ là địa chỉ tìm lại những người hồi niệm chiến trường xưa của một thời chiến tranh ác liệt mà còn là nơi hàng trăm người dân đến để tưởng nhớ công ơn hay cầu mong những người hy sinh những điều tốt đẹp.

*Khu Di tích lịch sử cách mạng K20

Khu di tích nằm trên địa bàn khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và phố cổ Hội An.Với hơn 3 nghìn dân, rộng 3km², K20 là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong chiến tranh. Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu căn cứ cách mạng K20 là khu căn cứ bí mật, độc đáo nằm giữa lòng địch, một trong những căn cứ cách mạng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là vùng đệm để bộ đội, cán bộ và du kích ta làm bàn đạp tấn cơng vào căn cứ Mỹ-ngụy giành nhiều thắng lợi oanh hùng.

Cuối tháng 10 năm 1965 lực lượng du kích Đa Mặn đã phối hợp với Tiểu đồn Đặc cơng 89, với sự che chở của nhân dân đã đánh vào sân bay Nước Mặn tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, phá huỷ 106 máy bay lên thẳng, diệt và làm bị thương gần 400 tên. Tính từ năm 1964 đến năm 1975 lực lượng tự vệ, du kích Đa Mặn cũng đã phối hợp với lực lượng phường đội Bắc Mỹ An tổ chức 28 lần đánh lớn nhỏ tiêu diệt bọn ác ôn, chỉ điểm, thám báo và cũng trong giai đoạn này người dân Đa Mặn đã đào được 124 hầm bí mật trong tổng số 175 hầm trên địa bàn phường Bắc Mỹ An. Đây là một kỳ tích to lớn của cán bộ và nhân dân Đa Mặn dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Đa Mặn, quận uỷ Quận III và Thành uỷ Đà Nẵng.

Ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3068 về việc xếp hạng di tích cấp quốc gia Khu căn cứ cách mạng K20, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Khu căn cứ cách mạng K20 là di tích sống động về lịch sử hào hùng một thời của nhân dân Quảng Nam-Đà Nẵng. Được coi là điểm đến mới của du lịch tâm linh, là những cuộc hành hương về nguồn của dân tộc ta.

*Thành Điện Hải

Di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và đến năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phịng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía nam (cửa chính), một cửa mở về phía đơng. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vng.

Hiện nay, tường thành phía tây, đơng và các góc tương đối cịn ngun vẹn cịn cửa thành phía nam đã mất và phía bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

*Nghĩa trũng Khuê Trung

Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để qui tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa Trũng đầu tiên được lập ở trũng bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hịa 1, phường Kh Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng đơng, được bài thiết theo mơ hình tam ban: chính diện và tả hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m.

Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng xi-mămg cao khoảng 3 mét. Trung tâm nghĩa trũng có một ngơi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ tiền triều đại tướng quí cơng mộ. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân - tướng trấn giữa Đồn Tun Hóa (phường Hịa Cường hiện nay). Lại có người nói đó là mộ ơng Lê Đình Lý, cũng là mộ tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương.

Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngồi vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngơi mộ cân phân ngay thẳng. Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà. Hằng

năm đến ngày 16/3 âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền Trần Kim Tương và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ quốc, trên địn đơng có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).

Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thơng tin cơng nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.

*Nghĩa trang Y Pha Nho

Đà Nẵng có một di tích tồn tại gần 160 năm ghi dấu cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân viễn chinh và khả năng kháng chiến của quân dân ta chống xâm lược. Tuy chưa được xếp hạng nhưng di tích này là chứng tích một thời của lịch sử Đà Nẵng. Đó là nghĩa địa I-pha-nho, nơi chơn cất 32 lính Pháp và Tây Ban Nha bỏ mạng khi xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1860.

Nằm trên một gò đất dưới chân dãy núi Sơn Trà, đường Yết Kiêu, phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà. Nó được dịch là “Đồi hài cốt”.

Ở nghĩa địa này, hiện có hơn 40 ngôi mộ (32 ngơi mộ có tấm bia lớn, nhỏ khác nhau) và một căn nhà ngỏ trên có chiếc thánh giá, dưới có từ OSSUAIRE bằng chữ Latinh. Ngôi nhà này bề ngang 3,5mét; dài 12mét; cao 4mét; gồm một cửa chính và hai cửa sổ. Trên bàn thờ theo nghi thức công giáo, đặt tấm phù điêu Tây Ban Nha. Có một nồi nhang nhỏ với nhiều chân nhang cắm dày. Hiện cịn lại 18 ngơi mộ nhỏ và 14 ngơi mộ lớn. Trong số đó có những ngơi mộ mà bia đá cịn rõ chữ để đọc như mộ Casoon Cabandon, thuộc đại đội 14 chết ngày 8-8-1859; Don Juan Romani chết trận tháng 9-1858; Labra Anton, Đại úy công binh sinh ở Lille 1820 chết ở Đà Nẵng 1858...

Năm 1858, Pháp đã hợp đồng với Tây Ban Nha cùng liên minh tấn công Việt Nam, trước tiên là cảng Đà Nẵng. Mục đích của hai chính phủ Pháp – Tây Ban Nha lúc đó mượn cớ cứu các giáo sĩ Thiên chúa giáo bị kỳ thị và buộc Chính phủ Đại Nam phải công nhận Thiên chúa giáo, cho giảng đạo tự do để áp đặt một số điều kiện kinh tế, thương mại có lợi cho Pháp – Tây Ban Nha. Nhưng ngay từ những trận chiến đầu tiên, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và các tướng lĩnh triều đình, nhân dân Đà Nẵng đã chiến đấu anh dũng, làm cho kẻ địch liên tiếp

thất bại. Bên cạnh đó, thời tiết đã gây ra một số bệnh làm cho quân địch bị thiệt hại nhiều. Như vậy, sau gần 19 tháng chiến tranh, quân Pháp đã thất bại trong mưu đồ đen tối của chúng ở chiến trường này, phải cuốn gói và để lại chứng tích “một tháp hài cốt chứa ngàn thánh giá”.

Nghĩa trang I-Pha-Nho được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 1288- VH/QĐ ngày 16/11/1988 . Đây là một di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, cả nước khơng nơi nào có. Nghĩa địa đánh dấu cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân viễn chinh và khả năng kháng chiến của quân dân địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)