3.1.1.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. đến năm 2030.
Theo Tổng cục Du lịch, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Cụ thể, đến năm 2020, du lịch thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm;
tổng thu đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; chiếm 7% GDP cả nước; tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp)…
Năm 2030, du lịch thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm; tổng thu đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD; chiếm 7,5% GDP cả nước; tạo ra việc làm cho 4,7 triệu lao động (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp)…
Mục tiêu cụ thể là phát triển bảy vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Với mục tiêu đó, ngành Du lịch định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn…
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Tiếp tục triển khai đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai Chương trình Phát triển du lịch 2016-2020. Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tiếp và phân phối khách khu vực miền Trung-Tây nguyên. Tiếp tục thu hút và mở thêm các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó ưu tiên các đường bay từ châu Âu và các thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.
Nâng cấp và hoàn thiện các dịch vụ để Đà Nẵng trở thành trung tâm đón tàu biển và du thuyền quốc tế. Phối hợp với các địa phương khu vực miền Trung trong việc xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; liên kết, phối hợp trong công tác xúc tiến, quảng bá và tìm kiếm thị trường khách du lịch.
Thành phố tiếp tục có các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách du lịch, phát triển chợ đêm, phố đi bộ phục vụ du khách và nhân dân thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Đà Nẵng trên nhiều kênh khác nhau. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường khách quốc tế tiềm năng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, châu Âu, Mỹ… Thực hiện công tác quảng bá du lịch Đà Nẵng trên các kênh truyền hình và các trang mạng có tiếng về du lịch, các kênh truyền hình lớn của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc…
Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được UBND thành phố phê duyệt; tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng về du lịch cho các khách sạn, nhà hàng, nghiệp vụ bán sản phẩm, tiếp thị du lịch, đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Nâng cao chất lượng phục vụ của các khách sạn, nhà hàng, khu điểm du lịch…
Bảo đảm môi trường du lịch trong sạch cả về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây dựng Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường, thành phố sự kiện. Xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, bu bám, chèo kéo khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch và tạo nên hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách. Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố, sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng người dân thành phố, ngành Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Thành phố Đà Nẵng
Đề loại hình du lịch tâm linh phát triển thật sự thì cần định hướng phát triển nó trong những gia đoạn tiếp theo đề có hướng đi đúng và ngày càng hồn thiện hơn.
Cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai thác
các tiềm năng về du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong đó chú trọng đến việc khai thác tồn diện các tiềm năng hiện có, khơng đơn thuần dừng lại ở việc khai thác những mặt nổi, đồng thời không chỉ tập trung khai thác vào một thời điểm hay mùa vụ nhất định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn các di tích văn hóa Phật giáo, nhất là tại các cơ sở gắn với các điểm tham quan, du lịch như: khu du lịch Bà Nà - Hòa Vang, khu du lịch Non Nước - Ngũ Hành Sơn, khu du lịch Bãi Bụt - Sơn Trà, nghiên cứu phát triển thêm khu du lịch tâm linh Phật giáo tại khu du lịch Hải Vân gần chùa Nam Hải quận Liên Chiểu, tiếp tục bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo hiện đang có của Phật giáo thành phố.
Việc quản lý các điểm du lịch tâm linh cũng cần được đẩy mạnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, phát triển như lượng khách, doanh thu, thời gian lưu trú,… để từ đó dễ dàng đánh giá được hiệu quả của loại hình này và tiếp tục hướng phát triển cho tương lai. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các lễ nghi tôn giáo được thực hiện, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân được tiến hành một cách thuận lợi nhưng nhất quán phải tránh những hoạt động mê tính dị đoan. Đó là một yếu tố quan trọng để phát huy những giá trị thiết thực nhất cho hoạt động du lịch tâm linh có hiệu quả.
Chú trọng vào việc khai thác các hoạt động du lịch tâm linh mang tính cộng đồng trong du lịch như mời du khách tham gia các khóa tu, nghe thuyết giảng, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, tham gia các lễ hội điễn ra của thành phố, thực hành các nghi thức, lễ nghi, khám phá ẩm thực chay của địa phương… từ đó giúp du khách có những trải nghiệm mới nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần của bản thân mỗi du khách.
Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và hình ảnh loại hình du lịch tâm linh làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan Nhà nước, chính quyền thành phố cùng với ban quản lý các khu, điểm du lịch đóng vai trị quan trọng trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh và kêu gọi đầu tư. Đồng thời, xác định thị trường mục tiêu, phát triển mạnh thị trường nội địa, thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần, mở hướng phát triển ra các thị trường tiềm năng. Nên tạo dựng hình ảnh trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu, điểm đên du lịch tâm linh hấp dẫn.
Tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác với các địa phương lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế... trong việc khai thác các tiềm năng về du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Riêng trong địa bàn thành phố, nên có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở, các di tích, danh thắng chùa chiền…có giá trị về mặt du lịch, từ đó hình thành các tour du lịch tâm linh nội thành liên hoàn, hấp dẫn.