Nghĩa của phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái

1.1.5. nghĩa của phát triển du lịch sinh thái

1.1.5.1. Góp phần bảo vệ tài ngun mơi trường và phát triển du lịch bền vững

Du lịch nói chung và DLST nói riêng đều có chức năng mang lại giá trị tinh thần cho du khách như (sự vui chơi, giải trí, phục hồi sức khẻo) của con người. Khi nói đến DLST cịn có mục tiêu là giáo dục nâng cao nhận thức của con người về môi trường tự nhiên, sự quan trọng của hệ sinh thái và phát triển bền vững đảm bảo cuộc sống cho thế hệ tương lai. Sự gắn kết giữa môi trường tự nhiên với con người là gắn bó mật thiết khơng thể tách rời.

Mục tiêu và cũng đặc điểm rõ nhất để phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác là góp phần bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học, sử dụng các tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả bền vững thông qua việc giáo dục và học hỏi của khách…Bởi vậy khơng chỉ các cấp chính quyền tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các chủ doanh nghiệp kinh doanh DLST, các khu du lịch sinh thái được đào tạo, giáo dục

thường xuyên về việc bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học, thì du khách cũng chính là những đối tượng được giáo dục nâng cao nhận thức cũng như các biện pháp tham gia hoạt động du lịch khơng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Theo đó họ cũng chính là những người đóng góp cho khu bảo tồn, vườn quốc gia thơng qua nguồn lực tài chính, sức lực của bản thân để góp trách nhiệm trực tiếp bảo tồn nói chung và các vấn đề khác ở từng địa điểm nói riêng.

Việc bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trở ngại trong phát triển kinh tế. Trong khi muốn bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng sinh học thì phải hạn chế mức thấp nhất những tác động của con người vào môi trường. Khi phát triển kinh tế con người sẽ xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình này, chưa kể các nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp thải ra các chất độc hại, gây ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sự đa dạng sinh học. Một biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo hai q trình đó đều cũng thực hiện là phát triển DLST.

Các vùng có tài nguyên đa dạng phong phú hay là các khu bảo tồn thường là vùng sâu vùng xa, cư dân địa phương thường còn nghèo nàn, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên như: săn bắt động vật quý hiếm, đốt rừng làm nương rẫy…Để hạn chế những việc đó cần tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho họ từ chính nơi mà họ sinh ra và gắn bó. Các cơng việc họ có thể làm là hướng dẫn viên du lịch, cung cấp nơi lưu trú, làm các loại thủ cơng mỹ nghệ đặc trưng, nấu các món ăn đặc sản tại địa phương…

Phát triển DLST đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, phát triển bền vững, và cùng lúc có thể phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết việc làm cho cư dân địa phương và bảo tồn được sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu hiện tại, bảo vệ môi trường hệ sinh thái không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

1.1.5.2. Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương: Khi các khu bảo tồn, vườn quốc gia được thành lập, những tình huống có thể

xảy ra như việc thu hồi đất, nguồn nước của người dân địa phương xung quanh khu vực bảo tồn. Tác động trực tiếp, gây ảnh hưởng đến ngành trồng trọt, chăn nuôi và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Theo đó để đảm bảo cuộc sống người dân địa phương khi hình thành các khu bảo tồn thì DLST là phương pháp hiệu quả và tích cực nhất. Những nét hoang sơ, độc đáo là cơ sở để phát triển DLST. Một khi DLST phát triển người dân địa phương được vào làm tại các khu kinh doanh du lịch với nhiều vai trị khác nhau. Điều đó làm giảm sức ép cho các khu bảo tồn so với trước kia người dân địa phương khơng cịn cách nào khác ngồi việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống.

DLST phát triển ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, từ đó có nguồn lực để có thể đầu tư hơn cho y tế, giáo dục và xây dựng các cơ sở hạ tầng.

Phát triển DLST giúp cho địa phương tăng về kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa của người dân. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao vì người dân được giao tiếp với du khách, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được mở mang từ các hoạt động giao lưu (văn hóa và thể thao).

Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển KT-XH, nó có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa.

1.1.5.3. Góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ

Để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiêp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng thì phát triển DLST được coi là giải pháp cốt lõi hiện nay.

Cơ cấu tỷ trọng nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực có nguồn tài ngun DLST được chuyển từ nông, lâm nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hóa mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương… chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.

Khi đi DLST, du khách được sống trong mơi trường khơng khí trong lành, nền văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc riêng, được thưởng thức những món ăn đặc sản

địa phương, mua sắm quà lưu niệm... và tạo việc làm, phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm...

Đặc điểm văn hóa của từng địa phương ln hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem được tìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống. Ở nhiều địa phương từ khi phát triển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chẳng hạn như ở SaPa nhờ có du lịch sinh thái phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách để tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương ví như nghề hướng dẫn viên du lịchNhững điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cư dân địa phương nó làm cho người dân địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hóa với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nơng nghiệp ngày một tăng cao.

1.1.5.4. Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở mỗi địa phương là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa DLST với văn hóa là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Việc thực hiện chuyến du lịch con người dường như được tiếp thêm sức mạnh để sống hài hòa hơn với thế giới và làm việc có hiệu quả hơn. Bởi thế du khách của DLST ngồi nhu cầu muốn thưởng thức khơng khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ cịn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hóa càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Các điệu múa xịe của các cơ gái Thái vùng Tây Bắc, các điệu hát then, hát đối, các lễ hội cổ truyền của các dân tộc, các địa phương luôn được du khách quan tâm vì thế các đơn vị làm du lịch sẽ phải hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hóa tìm cách khơi phục và phát triển nó

để phục vụ du khách coi đó là một lợi thế của một điểm DLST để thu hút du khách. Phát triển DLST người ta luôn đặt vấn đề bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là vì:

- Văn hóa địa phương mang màu sắc riêng và tồn tại cùng với các hệ sinh thái của mơi trường thiên nhiên xung quanh.

- Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của khách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên.

- DLST chỉ ra cách làm kinh doanh du lịch mà khơng xâm hại tới văn hóa địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w