Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST của Sông Công

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 82)

Nội dung

Chuyến Thăm lần trước Bạn bè, người thân Hướng dẫn viên Tờ rơi, tờ gấp

Phương tiện truyền thông Đại lý du lịch

Bài viết, tạp chí, phim ảnh Mạng internet

Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube)

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, thông qua bảng trên khơng chỉ cho ta nhận biết được tình hình quảng bá xúc tiến của các khu du lịch mà còn giúp ta nhận biết thêm về tình hình hoạt động du lịch của các điểm du lịch. Tỷ lệ khách có quay trở lại vào năm tới hay

chân tới lại vừa gây ấn tượng để khách du lịch mong muốn trở lại vào dịp nghỉ năm sau. Theo số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ khách biết thông tin về điểm du lịch đến với khách chủ yếu là từ bạn bè và người thân giới thiệu. Cịn lại là nguồn thơng tin mà du khách biết đến thông qua mạng internet và mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube)

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, số du khách biết thông tin qua tờ rơi, tờ gấp và hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là khách quốc tế và khách đi theo tour. Còn lượng khách biết thông tin qua mạng internet, mạng xã hội chủ yếu là các bạn trẻ là học sinh, sinh viên. Trong khi đó qua phương tiện truyền thơng hay tạp chí thì khách lại không qua kênh thông tin này. Để hiểu rõ hơn về cơng tác quảng bá xúc tiến thì chúng ta nghiên cứu ý kiến của một giám đốc khu DLST Dũng Tân.

Hộp 2: Ý kiến của doanh nghiệp về công tác quảng bá, xúc tiến Câu hỏi

Ông/bà cho ý kiến về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của đơn vị mình như thế nào?

Qua ý kiến trên ta nhận thấy rằng cơng tác quảng bá xúc tiến đã có nhưng hầu như tất cả các hình thức trên cịn bó hẹp. Mục tiêu của tất cả các điểm du lịch là không những thu hút lượng khách trong huyện, trong tỉnh mà còn cả lượng khách trên tồn quốc cũng như khách quốc tế vì thế đây là một trong những nguyên nhân mà nhiều du khách chưa biết tới. Như chúng ta biết để có được một sản phẩm du lịch là đã khó, nhưng để mọi người biết đến và mua nó mới là vấn đề khó và một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của điểm DLST. Hiện nay các điểm DLST ở Sơng Cơng đã có website riêng nhưng hoạt động chưa được tốt, chủ yếu số lượng khách đến thông qua kênh thông tin mạng xã hội là chủ yếu.

Vì vậy cơng tác xúc tiến thương mại, tiếp thị ngày càng phải được quan tâm. DLST ở Sông Công nằm trong chiến lược quảng bá sản phẩm DLST của Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Cần tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm du lịch. Phát hành những xuất bản phẩm, ấn phẩm, tuyên truyền quảng cáo. Tham gia vào những hoạt động từ thiện, mở cuộc tìm hiểu về mơi trường, thắng cảnh Sơng Công. Ở Sông Công thị trường mục tiêu chủ yếu là khách nội địa (chiếm khoảng 80%).

Hộp 3: Ý kiến của du khách về độ hấp dẫn của du lịch sinh thái Câu hỏi

Du khách đánh giá về độ hấp dẫn của du lịch sinh thái ở Sông Công như thế nào?

3.1.3.10. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Nhận thấy Sơng Cơng có tiềm năng phát triển du lịch, với mục đích từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực du lịch, địa phương đã quan tâm đến công tác đào tạo. Năm 2018 đã mở lớp bồi dưỡng nghề du lịch cộng đồng cho lao động nông thôn. Năm 2020, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ làm công tác quản lý du lịch của các huyện trong tỉnh Thái Nguyên tại Sông Công đã thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của học viên, trong đó có cả các chủ gia đình kinh doanh lưu trú homestay tại Sơng Cơng. Một số khóa đào tạo về mơi trường được tổ chức trên địa bàn huyện, nhận thức của người dân nói chung và nhân lực du lịch nói riêng đã được nâng cao một bước.

Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của huyện còn mỏng, chưa được đào tạo chun mơn, chưa có các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu dành riêng cho đội ngũ nhân lực du lịch của huyện, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và phát triển.

3.1.3.11. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Sông Công là thành phố cơng nghiệp mới vùng miền núi nên có tiềm năng về tài nguyên tự nhiên. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trên địa bàn, cụ thể:

Về tài nguyên nước:

Vì mật độ thủy văn của thành phố thuộc loại trung bình, trên địa bàn thành phố khơng có sơng lớn, thủy văn chủ yếu là các con suối, hồ nước và khe lạch tự nhiên, chủ yếu khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt nên các đơn vị chức năng thường xun đơn đốc, rà sốt nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, đề xuất điều tra, tìm kiếm nguồn nước đồng thời kiểm tra việc chấp hành các quy định về khai thác, đăng ký khai thác tài nguyên nước và hành nghề khoan khai thác nước, kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố về nguồn nước xảy ra.

Về khoáng sản:

Các đơn vị trên địa bàn huyện thường xuyên đôn đốc các điểm mỏ khai thác khống sản có giấy phép hết hạn đóng cửa mỏ, đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép đối với các điểm mỏ được cấp phép nhưng chưa thực hiện các thủ tục cấp quyền khai thác khoáng sản, thủ tục thuê đất hoặc chưa khai thác theo đúng quy định. Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, nắm bắt tình hình khai thác khống sản được thực hiện nghiêm túc để kịp thời xử lý đối với các hành vi vi phạm. Tuy vẫn còn tồn tại một số hộ dân lén lút khai thác nhỏ lẻ nhưng ảnh hưởng tiêu cực chưa nhiều đến môi trường sinh thái.

Về đất đai:

Hiện nay, môi trường đất của Sông Công chưa bị tác động nhiều của các hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng đất tại Sông Công chuyển sang hướng đơ thị hóa đáng kể, diện tích đất chun dùng gia tăng khơng nhiều. Nhưng diện tích đất nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất lượng môi trường đất của thành phố Sơng

Cơng chưa có các biểu hiện bị suy thối, bạc màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho sự phát triển cây trồng tốt.

Về tài nguyên rừng:

Các đơn vị trên địa bàn đã thực hiện tương đối tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tài nguyên rừng một cách thường xuyên nên hạn chế tối đa việc tác động và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường:

Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện. Các cơ sở sản xuất trước khi đi vào kinh doanh và trong quá trình hoạt động đều được các cơ quan chức năng nhắc nhở, đôn đốc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nên chưa xảy ra sự cố lớn về môi trường trên địa bàn huyện. Tổ chức hoạt động kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ. Thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường trước và sau các Lễ hội.

Đối với môi trường tại các điểm du lịch:

Do lượng khách du lịch đến các điểm du lịch chưa nhiều và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang nhỏ lẻ lại phân tán nên môi trường tại các khu điểm du lịch về cơ bản chưa bị tác động nhiều.

3.1.3.12. Cộng đồng địa phương và vấn đề phát triển du lịch sinh thái

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái là hết sức quan trọng. Vì theo cách tiếp cận mà các điểm du lịch hướng tới, thì dân cư và các tổ chức địa phương đóng vai trị là người hỗ trợ thực hiện phát triển loại hình du lịch này. Khơng ai hiểu hơn dân cư bản địa về những gì họ có để giữ gìn và phát huy. Khoảng gần 100% các tổ chức được hỏi đồng ý với việc cộng đồng địa phương tham gia một cách tích cực vào phát triển du lịch sinh thái. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả là khoảng 100% các tổ chức và thành viên của tổ chức muốn các điểm du lịch phát triển loại hình du lịch này để họ có cơ hội tham gia.

Khi được hỏi có muốn điểm du lịch hồ Ghềnh chè, khu du lịch sinh thái Dũng Tân, trại ngựa Bá Vân trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của địa phương khơng, thì có gần 100% các tổ chức trả lời là có. Điều này thể hiện rằng,

đây khơng chỉ là mong muốn của các cấp chính quyền mà cịn là mong muốn của địa phương và của dân cư bản địa. Với phương thức phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa cộng đồng, mà các khu du lịch cũng như chính quyền địa phương xác định, việc ủng hộ của chính quyền địa phương là vơ cùng quan trọng. Nó thể hiện tính nhất trí cao và chắc chắn sẽ là tiền đề quan trọng khi triển khai phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

Bảng 3.10: Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm của người dân địa phương

Các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái

Cung cấp các dịch vụ du lịch (ăn uống, lưu trú, vận chuyển ...)

Cung cấp các sản phẩm địa phương Hướng dẫn du khách

Giới thiệu văn hóa bản địa Bảo vệ rừng

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua phỏng vấn 35 hộ dân, kết quả cho thấy đến 80% ý kiến có thể sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú hay cung cấp các dụng cụ chuyên dụng cho du lịch sinh thái. Các dịch vụ này là những dịch vụ cơ bản để có thể lưu giữ khách du lịch lâu hơn và có thể mang lại nguồn thu trực tiếp cho dân cư địa phương. Chúng ta thấy rằng hầu hết các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái đều có thể được tổ chức và thực hiện bởi dân cư tại địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình địi hỏi sự tham gia rất lớn của các doanh nghiệp, cộng đồng cư dân địa phương. Đây chính là cơ hội để địa phương thể hiện khả năng, nguồn lực và trình độ của mình. Có thể thấy ngay các hoạt động như bảo vệ rừng, giới thiệu văn hóa bản địa hay cung cấp các sản phẩm địa phương là thế mạnh của các hộ dân trong vùng. Có 80% các tổ chức thấy rằng mình đủ khả năng tham gia vào hoạt động hướng dẫn cho du khách.

Ngoài ra, đến 100% các các hộ dân sẵn sàng tuyên truyền cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái của huyện. Các công ty du lịch nên tận dụng cơ hội này vì khi đã có sự quan tâm và hỗ trợ của dân cư địa phương, thì mọi hoạt động trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng đây cũng là một ràng buộc đối với các cơng ty, vì người dân địa phương ln địi hỏi cơng ty phải giữ chữ tín trong các hoạt động của mình, nhất là những hoạt động liên quan đến cộng đồng địa phương. Theo nhận xét của các tổ chức tại địa phương, thì 90% dân cư có ý thức cao về bảo vệ mơi trường và 10% có ý thức trung bình. Khi đi khảo sát thực tế thì chúng tơi thấy rằng tập quán sinh hoạt của người dân địa phương cũng tương đối hịa hợp với mơi trường. Vì là khu dân cư đa phần làm nông nghiệp nên rác thải chủ yếu là rác thải nơng nghiệp và rác thải sinh hoạt, ít tác động tiêu cực lên môi trường.

3.1.3.13. Tác động của du lịch sinh thái đến cộng đồng địa phương

Thông thường ở đâu phát triển du lịch thì ở đó đời sống người dân cũng sẽ phát triển theo nhờ phát triển dịch vụ, nhưng khi các điểm du lịch ở Sông Cơng đi vào hoạt động thì người dân ở đây hầu như đời sống ít thay đổi. Chỉ có một trong số ít hộ gia đình ở đó được điểm du lịch tuyển người vào làm bảo vệ hoặc bán vé, phục vụ ăn uống, dọn vệ sinh,...mà những công việc này hầu như không giúp được nhiều vào việc phát triển kinh tế cho người dân. Trong các cuộc phỏng vấn người dân địa phương về việc họ đánh giá như thế nào về tài nguyên du lịch của huyện thì có 70% ý kiến cho rằng tài nguyên du lịch địa phương rất hấp dẫn, 20% cho rằng ít hấp, cịn lại 10% ý kiến được hỏi là không biết. Mặc dù đây chỉ là ý chủ quan của người dân địa phương nhưng nó cũng nói lên một điều rằng tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở địa phương là rất lớn. Khi được hỏi về việc người dân có muốn khách du lịch ở tại nhà mình khơng? thì 70% ý kiến được hỏi cho rằng có muốn khách du lịch ở tại nhà mình họ cũng mong muốn khách ở tại nhà để nâng cao thu nhập nhưng họ lại khơng có điều kiện để mua thêm những trang thiết tối thiểu để bị phục vụ du khách. 30% ý kiến không muốn khách ở tại nhà.

Để hiểu cụ thể hơn về sự ảnh hưởng của du lịch tới cuộc sống của người dân địa phương ta có bảng tổng hợp sau:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 82)