Vị trí, vai trị của du lịch sinh thái Sông Công đối với phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1. Tình hình phát triển ngành du lịch sinh thái ở thành phố Sông Công

3.1.2. Vị trí, vai trị của du lịch sinh thái Sông Công đối với phát triển kinh tế xã

kinh tế - xã hội của thành phố Sông Công

Với đặc điểm là một thành phố cơng nghiệp, có nhiều khu cơng nghiệp và tiểu khu công nghiệp, nhưng thành phố vẫn chú trọng đến việc phát triển ngành du lịch. Thành phố có tiềm năng về du lịch tự nhiên và văn hóa khá đa dạng nhưng do điều kiện kinh tế cịn khó khăn, thời gian dài cả tỉnh và thành phố chưa thực sự quan tâm định hướng, có chính sách đầu tư nguồn lực cho du lịch phát triển nên đến nay chưa có dự án đầu tư du lịch nào tại Sơng Cơng ngồi hỗ trợ làng du lịch ghềnh chè và du lịch sinh thái Dũng Tân. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch còn rất hạn chế. Chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp, nhân lực phục vụ du lịch gần như chưa được đào tạo. Sản phẩm du lịch của Sơng Cơng cịn rất đơn điệu và chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Du lịch Sơng Cơng mới tự phát hình thành trong vài năm gần đây và gần như chưa được định hình và phát triển. Do đó, Du

lịch đóng góp gần như chưa đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trước xu hướng khách du lịch tự phát đến thăm quan thưởng ngoạn du thuyền ngắm cảnh hồ ghềnh chè, cấp ủy, chính quyền thành phố Sơng Cơng đã thay đổi nhận thức, rất quan tâm trăn trở để tìm hướng đi thực sự cho du lịch Sông Công nhằm khơi dậy tiềm năng và thế mạnh thúc đẩy du lịch phát triển. Việc quyết định xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2025 của thành phố thể hiện quyết tâm chính trị của huyện trong việc định hướng phát triển du lịch một cách khoa học, bài bản để phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch, khẳng định vai trị và vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần tái cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung.

Nhìn chung, với tiềm năng du lịch đa dạng, khác biệt cả về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của hồ Ghềnh chè, những đồi chè uốn lươn bên hai bờ Sơng Cơng, những di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt và bản sắc văn hóa của các dân tộc Sơng Cơng, du lịch Sơng Cơng hồn tồn có cơ hội và điều kiện phát triển và khẳng định vị trí, vai trị quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên, của tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du miền núi Bắc và góp phần vào phát triển du lịch chung của cả nước cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều quan trọng là cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố Sơng Cơng nhận thức đúng về vị trí, vai trị của du lịch, thực sự quan tâm, đồng lịng vào cuộc, biết khơi dậy tiềm năng, khích lệ và thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xây dựng Sông Công thực sự trở thành điểm đến quyến rũ đối với cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)