Bài học kinh nghiệ mở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệ mở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

1.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Quảng Bình:

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi, rừng, đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú. ở Quảng Bình, tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợi trong đó nổi lên là: vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 2002. Tại khu bảo tồn này có hệ thống hang

động kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộng lớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: thăm quan, khám phá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên, … Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông với cát trắng, nước biển xanh trong, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm. Có nhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen. Có suối nước khoáng nóng …với nhiệt độ lên đến 1050C có lỗ phun lại nằm sát rừng thông rất thuận lợi cho du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - Đồng Hới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổ sung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉ ngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao… đã hoàn thành việc đầu tư giai đoạn I và đã đi vào khai thác đó là một địa điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, Quảng Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý Hòa…

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực của mình để phát triển DLST. Du lịch đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ…

Để có được những kết quả bước đầu mà du lịch sinh thái Quảng Bình có được trong thời gian qua thì một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương và người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của du lịch và DLST, từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển. Bên cạnh đó có sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành các địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái. Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch không còn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu nhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô giá cho

cả hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại: - Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có để DLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững. Du khách đến thăm quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và tắm biển không có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, mua sắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đó thời gian lưu trú của du khách ngắn do không có sản phẩm du lịch độc đáo, không có những tour du lịch sinh thái thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.

- Đội ngũ nhân lực làm du lịch sinh thái chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là người dân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về du lịch sinh thái.

1.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú như Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long, Ngoài ra ở Ninh Bình còn có một hệ thống rừng phòng hộ đã được trồng từ nhiều năm trước đây như: rừng thông ở Nho quan, Gia Viễn (nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương). Động Bích hay còn gọi là Bích Động (động đẹp như thạch bích) ở xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư được người xưa mệnh danh là: “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) chỉ sau động Hương Tích. Liền kề Động Bích có Động Tiên hay Động Móc; Đặc biệt là Ba Hang (còn gọi là Tam Cốc) Đây có thể được coi là những hang đẹp nhất ở Ninh Bình vì có sông đi luồn qua có nhiều nhũ đá được ánh sáng phản chiếu từ mặt nước tạo nên sắc màu lung linh huyền ảo…. Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

DLST Ninh Bình đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Ninh Bình có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng

sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động địa phương dồi dào, cần cù và chịu khó. Giao thông đi lại dễ dàng, thông tin nhanh chóng. Giá trị các tài nguyên nhân văn làm cho sản phẩm DLST trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết hợp của DLST và du lịch văn hóa.

Tuy nhiên việc phát triển DLST ở Ninh Bình còn có một số tồn tại, hạn chế: - Chưa có sản phẩm DLST hoàn chỉnh theo đúng khái niệm DLST và thành phần cấu thành sản phẩm của nó. Người ta gọi nó là sản phẩm DLST vì trong mỗi loại dịch vụ, hàng hóa du lịch ở đây có đôi chút dáng dấp và một vài khía cạnh của DLST.

- DLST mới chỉ dừng lại bởi các tên gọi theo nhận thức cảm tính của nhà kinh doanh và trên các văn bản, quy hoạch báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Ninh Bình.

- Quy hoạch và đầu tư vào du lịch ở Ninh Bình hiện nay là chưa thích hợp khi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Ninh Bình ít hoặc không tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Trong khi đó phần lớn các dự án đầu tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống. Mặt khác sự đầu tư này tại các khu DLST, điển hình là ngay tại khu du lịch Vân Long chủ đầu tư đã cho xây hẳn một một khu nhà hàng mang đậm kiến trúc Huế. Hoặc chủ đầu tư ở khu quần thể hang động Tràng An chưa phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của thể loại du lịch này, chưa đáp ứng được tính nhạy cảm cao của môi trường cả về các hoạt động khai thác và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ. Quy hoạch và các dự án đầu tư ở Ninh Bình đều nói đến DLST nhưng người ta chưa thực sự hiểu biết về DLST và các yếu tố cấu thành sản phẩm DLST. Theo tôi các dự án đang triển khai hiện nay thực sự là các dự án theo du lịch đại trà truyền thống, du lịch hướng vào thiên nhiên chứ không phải là DLST theo đúng bản chất của DLST và yêu cầu đối với sản phẩm của loại hình du lịch này.

- Với các giá trị tiềm năng của tài nguyên du lịch thì nổi lên có vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn Vân Long là có thể đầu tư quy hoạch để trở thành những khu DLST điển hình của Ninh Bình cùng với các loại hình dịch vụ và hàng hóa tương ứng với loại hình du lịch này;

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu về sự phát triển DLST của một số địa phương trong nước chúng ta nhận thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững cần bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST.

Hai là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữu quan và ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.

Ba là, có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên doanh với nước ngoài… đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.

Bốn là, chú trọng khai thác nét độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên, nhất là những tài nguyên sinh thái hấp dẫn lại "độc nhất vô nhị" là tiền đề vô cùng quan trọng cho phát triển DLST. Nếu biết khai thác tốt điểm hấp dẫn, độc đáo này để tạo ra sản phẩm DLST mang tính độc quyền thì đây là điểm đến lý thú cho nhiều du khách, là cơ hội kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

- Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triển DLST để có kế hoạch đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch dựa các nghiên cứu cơ bản và có hệ thống, từ đó đề ra các chương trình phù hợp.

- Có những cơ chế chính sách phù hợp, phát triển đồng bộ, đồng thời có các định hướng ưu tiên, đặc biệt chú ý đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng, gắn quyền lợi với nghĩa vụ.

- Đề cao sự hợp tác liên ngành, liên vùng để có những biện pháp phối hợp quản lý cùng giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và cho khách du lịch bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các phương pháp tiếp thị có trách nhiệm. - Đa dạng hóa các sản phẩm DLST.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của thành phố Sông Công

Bản đồ 01: Bản đồ hành chính thành phố Sông Công * Vị trí địa lý và địa hình địa mạo:

Thành phố Sông Công nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có 10 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 3 xã với diện tích tự nhiên là 9.730,6 ha. Dân số năm 2020 là 71.401 người và được giới hạn như sau:

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công là thành phố đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài là 45km. Do vậy Sông công là thành phố cửa ngõ thứ hai của tỉnh Thái Nguyên và là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng chung cho

toàn vùng, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nội.

Thành phố Sông Công gồm 10 đơn vị hành chính. Gồm các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn và các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang, Mỏ Chè, Châu Sơn (tháng 01/2020 sáp nhập xã Vinh Sơn với phường Lương Châu thành phường Châu Sơn). Giai đoạn 2011 - 2020 thành phố có 4 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới là các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn nên có điều kiện đầu tư nguồn lực tập trung dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.

* Về thời tiết - khí hậu:

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình khoảng 22-23oC, nhiệt độ cao nhất là 42oC vào tháng 7-8, thấp nhất là 5-8oC. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió đông nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào gây mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thủy văn của TP Sông Công tư ơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành NN nói chung trồng trọt nói riêng.

* Về tài nguyên đất đai:

Trên địa bàn Thành phố đất được chia thành 3 nhóm chính là đất ruộng, đất đồi và đất núi:

+ Nhóm đất ruộng: Bao gồm các loại đất phù sa cổ, đất dốc tụ và đất thung lũng, hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lương thực, rau màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi trong các nông hộ. Với nhóm đất này rất thích hợp với việc chuyển đổi một phần sang trồng các giống cỏ Paspalum astratum, cỏ Lôngpra, cỏ Ghine TD58, cỏ voi…các giống cỏ này nếu chăm sóc và quản lý tốt năng suất có thể đạt 70 - 200 tấn/ha/năm, đặc biệt là mở rộng diện tích gieo trồng cây ngô và đỗ tương trong vụ đông phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.

+ Nhóm đất đồi: Bao gồm các loại đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ (mác ma, biến chất…) loại đất này hiện đang sử dụng phần lớn vào trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp (Chè) và một số loại cây ăn quả. với nhóm đất này có thể phát triển các giống cỏ Stylo, cỏ Voi, cỏ Femingia, keo dậu, ghine TD58… các giống cỏ này chăm sóc, quản lý tốt có thể đạt năm suất từ 60 - 150 tấn/ha/năm để phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc đồng thời đây là quỹ đất chủ yếu để phát triển trang trại chăn nuôi.

+ Nhóm đất núi: Chủ yếu là đất lâm nghiệp gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhóm đất này chỉ tập trung cho phát triển lâm nghiệp.

Từ kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2020, diện tích tự nhiên của TP Sông Công là 9703,6 ha, phân theo mục đích sử dụng ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai ở Thành phố Sông Công giai đoạn 2018 – 2020 Các loại đất Tổng diện tích 1. Đất sản xuất NN 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất mặt nước 4. Đất phi NN 6. Đất ở 5. Đất chưa sử dụng

(Nguồn: Phòng tài nguyên 2018,2019, 2020)

Thành phố Sông Công có tổng diện tích đất như sau: năm 2018 là 9.671,42 ha, năm 2019 và năm 2020 là 9.730,60 ha, tăng so với năm 2018 là 0,61% tương ứng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w