Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch sinh thái

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Từ cuối những năm 90 trở lại đây, DLST đã nổi lên như một nhân tố mới cho ngành du lịch Việt Nam. DLST đang dần phát triển để trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai gần. Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển DLST. Nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Gần đây nhiều hệ sinh thái nông nghiệp như các miệt vườn, các làng sinh thái thu hút được rất nhiều khách tham quan du lịch… nó khơng chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cao trong ngành kinh tế du lịch mà cịn có ý nghĩa cao, tác động tích cực trong cơng tác bảo vệ mơi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư ở địa phương và đóng góp bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước, gìn giữ các di sản của đất nước. (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa; 2019).

Những điểm đưa vào hoạt động sinh thái đầu tiên của Việt Nam là những điểm như: Phong Nha Kẻ Bàng, Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Cà Mau, Cù Lao Chàm, Ba Bể …. nhiều khu DLST miệt vườn rất phổ biến như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ. Mặc dầu mới trải qua chặng đường đầu tiên, DLST Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể. điểm này được chứng minh bằng lượng khách du lịch tham gia loại hình DLST hay các hoạt động DLST tăng qua các năm. khách du lịch quốc tế trải nghiệm du lịch sinh thái ở việt Nam chủ yếu là thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và gần đây có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ, ý thức cao và thể hiện rõ những đặc trang của DLST cộng đồng (đi

thành nhóm nhỏ, có khả năng chi trả cao, thích tự do khám phá, thích ngủ Homestay, thời gian cho mỗi chuyến du lịch khá dài…). Theo một số nhà chuyên gia du lịch, tỷ lệ khách quốc tế tham gia vào tour DLST chỉ chiếm khoảng 5-8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nan (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa; 2019).

DLST không phải chỉ thu hút khách du lịch quốc tế mà còn nhận được sự quan tâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa. lượng khách nội địa tham gia vào hoạt động DLST có tỷ lệ đa phần là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên với mục đích nghiên cứu, tham quan học tập kết hợp giải trí. Nhìn chung, khách nội địa có thời gian lưu trú ngắn, thường đi về trong ngày, mức chi trả cho dịch vụ không cao.

Các hoạt động du lịch DLST chủ yếu hiện nay ở Việt Nam:

+ Tham quan miệt vườn: Mặc dù mới chỉ ở bước ban đầu của hình thức DLST nhưng loại hình này đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngồi nước. Thơng thường khách du lịch tới đây được tổ chức thăm quan miệt vườn với các hình thức như:

- Đi thuyền trên kênh rạch sau đó đổ bộ lên vườn nghe đờn ca tài tử, ngắm các vườn cây, thưởng thức các món ăn Nam Bộ, thăm chợ trên sơng.

- Nghỉ đêm ở các vườn với thời gian tương đối dài để cùng sống và sinh hoạt với dân cư miệt vườn.

+ Thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngồi nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian…loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngồi; một số địa chỉ mà du khách đặc biệt chú ý là: Bản của người Thái ở Mai Châu - Hịa Bình, bản của người Tày ở Thái Nguyên… ở vùng núi Tây Bắc như SaPa - Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên… và các bn, sóc, ấp ở núi rừng Tây nguyên.

+ Du lịch bằng thuyền: Sông nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú do đó việc tổ chức những loại hình du lịch hấp dẫn như là các tuor du lịch trên sông nước Cửu Long, du ngoạn trên thuyền tại sơng Hồng. Loại hình du lịch này đang

phát triển mạnh và thu hút nhiều du khách đặc biệt là du khách nước ngồi khi đến thăm quan vùng sơng nước miền Tây Nam bộ. Ở miền Bắc, các công ty lữ hành của Hà Nội đã tổ chức tuor du lịch đi thuyền trên sông Hồng thăm quan phong cảnh hai bên sông, trong chuyến đi du khách được tham gia vào chương trình đi thăm quan và thưởng thức các điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, thăm làng gốm Bát Tràng, làng Mộc Đồng Kỵ… tour du lịch này hấp dẫn du khách nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vì trong cùng một tuor du lịch du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động, thăm viếng khác nhau thỏa mãn nhu cầu đa dạng khác nhau: Thưởng thức văn hóa dân gian, nghiên cứu các làng cổ Việt Nam, mua sắm hàng lưu niệm, thưởng thức các món ăn Việt Nam khi đi trên thuyền…

+ Du lịch trong rừng: Là hoạt động du lịch sinh thái được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta đi bộ trong rừng là hoạt động chủ yếu kết hợp với các mục đích tham gia nghiên cứu các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng nguyên sinh. Hiện nay loại hình này thường được phát triển cho du khách đi thăm quan, đi dạo trong các khu rừng thơng, trồng mới, và có thể là các khu rừng Cao su…

+ Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh: Đây là loại hình du lịch sinh thái phổ biến thu hút nhiều nhóm thị trường khách khác nhau. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên, khách du lịch nước ngoài. Những địa điểm thu hút nhiều du khách là: Rừng quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì ở Miền Bắc; Cát Tiên ở miền nam; Bạch Mã ở Miền Trung…

+ Du lịch sinh thái biển: ở nước ta thời gian gần đây bắt đầu phát triển một số loại hình du lịch sinh thái biển như lặn biển tại Nha Trang, đảo Phú Quốc, thăm quan hang động trên biển ở Hạ Long, leo núi và thăm quan nghiên cứu các vùng san hơ…Đây cũng là loại hình du lịch mới ở nước ta đang thu hút du khách.

Đó chỉ là một số loại hình DLST tiêu biểu hiện có và đang được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Trên thực tế cịn nhiều hình thức khác đã và đang được các công ty lữ hành và du khách quan tâm và từng bước đi vào khai thác.

1.2.2. Một số thể chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái:

– Luật Đa dạng sinh học 2018 – Luật Bảo vệ môi trường 2020

– Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Nhận thức được và hưởng ứng nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc “Du lịch sinh thái – chìa khóa để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường”, Du lịch Việt Nam luôn xác định du lịch sinh thái là định hướng chiến lược trong phát triển và chắn chắn thể trong thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp cụ để phát triển du lịch sinh thái vừa góp phần khai thác tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, vừa mang lại đóng góp hiệu quả trong phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa; 2019).

1.2.3. Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

1.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Quảng Bình:

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hịa quyện đa dạng giữa núi, rừng, đồng bằng, biển, sơng ngịi, hồ tạo nên tài ngun du lịch phong phú. ở Quảng Bình, tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợi trong đó nổi lên là: vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO cơng nhận năm 2002. Tại khu bảo tồn này có hệ thống hang

động kỳ vĩ, rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộng lớn có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: thăm quan, khám phá hang động, nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên, … Biển Quảng Bình dài có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông với cát trắng, nước biển xanh trong, mơi trường xanh sạch chưa bị ơ nhiễm. Có nhiều hồ lớn: An Mã, Phú Vinh, Bàn Sen. Có suối nước khống nóng …với nhiệt độ lên đến 1050C có lỗ phun lại nằm sát rừng thơng rất thuận lợi cho du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp “Sunspa resort - Đồng Hới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổ sung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉ ngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạt động thể thao… đã hoàn thành việc đầu tư giai đoạn I và đã đi vào khai thác đó là một địa điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong và ngồi nước. Ngồi ra, Quảng Bình cịn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Lý Hòa…

Với những tiềm năng sẵn có bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực của mình để phát triển DLST. Du lịch đã tác động tích cực đến kinh tế: Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ…

Để có được những kết quả bước đầu mà du lịch sinh thái Quảng Bình có được trong thời gian qua thì một số ngun nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương và người dân có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của du lịch và DLST, từ đó đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển. Bên cạnh đó có sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành các địa phương trong công tác quy hoạch và quản lý… Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu đã khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động này không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ mơi trường, giữ gìn sinh thái. Tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch khơng cịn vào rừng khai thác gỗ lậu và săn bắn thú rừng nữa (một nguồn thu nhập chính của người dân xã Sơn Trạch trước đây) và họ ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của chính họ vì đây là tài sản vô giá cho

cả hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn cịn một số tồn tại: - Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có để DLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Chưa có chiến lược phát triển là DLST và du lịch bền vững. Du khách đến thăm quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và tắm biển khơng có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, mua sắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đặc trưng của địa phương do đó thời gian lưu trú của du khách ngắn do khơng có sản phẩm du lịch độc đáo, khơng có những tour du lịch sinh thái thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.

- Đội ngũ nhân lực làm du lịch sinh thái chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là người dân địa phương chưa được trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững và hơn thế nữa là kiến thức về du lịch sinh thái.

1.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú như Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long, Ngồi ra ở Ninh Bình cịn có một hệ thống rừng phịng hộ đã được trồng từ nhiều năm trước đây như: rừng thông ở Nho quan, Gia Viễn (nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương). Động Bích hay cịn gọi là Bích Động (động đẹp như thạch bích) ở xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư được người xưa mệnh danh là: “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) chỉ sau động Hương Tích. Liền kề Động Bích có Động Tiên hay Động Móc; Đặc biệt là Ba Hang (còn gọi là Tam Cốc) Đây có thể được coi là những hang đẹp nhất ở Ninh Bình vì có sơng đi luồn qua có nhiều nhũ đá được ánh sáng phản chiếu từ mặt nước tạo nên sắc màu lung linh huyền ảo…. Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

DLST Ninh Bình đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Ninh Bình có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Điều này được thể hiện ở giá trị của các tài nguyên thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng

sinh học cao, mơi trường chưa bị ô nhiễm, lao động địa phương dồi dào, cần cù và chịu khó. Giao thơng đi lại dễ dàng, thơng tin nhanh chóng. Giá trị các tài nguyên nhân văn làm cho sản phẩm DLST trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết hợp của DLST và du lịch văn hóa.

Tuy nhiên việc phát triển DLST ở Ninh Bình cịn có một số tồn tại, hạn chế: - Chưa có sản phẩm DLST hồn chỉnh theo đúng khái niệm DLST và thành phần cấu thành sản phẩm của nó. Người ta gọi nó là sản phẩm DLST vì trong mỗi loại dịch vụ, hàng hóa du lịch ở đây có đơi chút dáng dấp và một vài khía cạnh của DLST.

- DLST mới chỉ dừng lại bởi các tên gọi theo nhận thức cảm tính của nhà kinh doanh và trên các văn bản, quy hoạch báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Ninh Bình.

- Quy hoạch và đầu tư vào du lịch ở Ninh Bình hiện nay là chưa thích hợp khi mà đại bộ phận khách du lịch đến các điểm du lịch của Ninh Bình ít hoặc không tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Trong khi đó phần lớn các dự án đầu tư đều hướng vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng phục vụ ăn uống. Mặt khác sự đầu tư này tại các khu DLST, điển hình là ngay tại khu du lịch Vân Long chủ đầu tư đã cho xây hẳn một một khu nhà hàng mang đậm kiến trúc Huế. Hoặc chủ đầu tư ở khu quần thể hang động Tràng An chưa phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của thể loại

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 35)