Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 41)

Vấn đề BHNN nói chung và BHNTTCT nói riêng là vấn đề mới đưa vào thử nghiệm, các công trình nghiên cứu về vấn đề quyết định sẵn lòng tham gia BHNN nói chung và BHNTTCT đang chưa nhiều. Dưới đây là các nghiên cứu có tính chất tương đồng, tác giả lựa chọn làm căn cứ để lựa chọn biến cho mô hình của mình.

Bảng 2.1. Tổng hợp các biến trong các mô hình nghiên cứu trước Tên tác giả, tên nghiên

cứu Các biến ảnh hưởng đến Y (Quyết định tham giaBHNN)

Phan Đình Khôi và Quách Vũ Hiệp, (2014),

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm

nuôi tôm của các hộ là đối tượng được tham gia

chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi tôm ở tỉnh

Bạc Liêu”

- Giới tính của người chủ hộ - Trình độ học vấn của chủ hộ

- Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ - Tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi

- Có thành viên làm việc ở địa phương

- Có tiếp nhận thông tin về bảo hiểm tôm nuôi - Có vay vốn cho hoạt động nuôi tôm

- Diện tích ao nuôi tôm của hộ nuôi (1.000 m2)

- Chi phí đầu tư một vụ trên 1.000m2 mặt nước nuôi tôm của hộ

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), “Nhu

cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trồng thanh long huyện Chợ Gạo, tỉnh

Tiền Giang”

- Trình độ học vấn của chủ hộ

- Diện tích trồng thanh long của nông hộ (1.000 m2) - Tham gia tập huấn kỹ thuật trồng thanh long - Tham gia tổ chức hội đoàn thể địa phương

- Chi phí đầu tư trên 1.000 m2 đất trồng thanh long của hộ - Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ

- Tổng số rủi ro mà hộ trồng thanh long gặp phải trong vụ sản xuất gần nhất.

Nguyễn Duy Chinh & cộng sự, 2016, “Các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết đinh việc tham gia bảo hiểm trồng lúa của hộ nông dân huyện Cần Ðước, tỉnh Long An”

- Có quan tâm đến phí bảo hiểm, biến mang giá trị 1, ngược lại là 0

- Tuổi - Giới tính

- Số người sống bằng nghề trồng lúa trong hộ gia đình - Diện tích trồng lúa

- Kinh nghiệm sản xuất - Năng suất

- Nguồn thu nhập có sự đa dạng

- Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy Logit đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia bảo hiểm nuôi tôm thẻ chân trắng

Theo nghiên cứu, quyết định có sẵn lòng tham gia BHNTTCT hay không được dự đoán có phụ thuộc vào đặc điểm của chủ hộ và quy mô nhân khẩu của hộ. Chủ hộ càng lớn tuổi và có học vấn cao thì họ được kỳ vọng càng có xu hướng quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT.

Yếu tố liên quan trực tiếp tới sản xuất như quy mô sản xuất của hộ cũng được cho là có tác động thuận chiều lớn tới quyết định này của hộ. Ngoài ra, tác giả cho rằng yếu tố thông tin về bảo hiểm cũng có ảnh hưởng tới quyết định mua BHNTTCT. Nếu có được thông tin trước đó về BHNTTCT thì hộ càng có khả năng mua BHNTTCT lớn hơn. Vì vậy, tác giả lựa chọn các biến sau cho mô hình quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu và kỳ vọng dấu như bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các biến sử dụng trong phân tích quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT của các hộ nuôi tôm phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh

Khánh Hòa

Các biến Tên biến Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc Y1: Quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT hay không (0=không; 1=có)

Biến độc lập

HOCVAN: Trình độ học vấn (số năm đi học) + SNKINHNGHIEM: Số năm nuôi tôm của chủ hộ + DIENTICH: Diện tích nuôi tôm của chủ hộ (ha) + CHIPHI: Chi phí đầu tư một vụ trên 1.000 m2 mặt

nước nuôi tôm của hộ. +

TAPHUAN: Tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi (0=

không; 1=có) +

TTBAOHIEM: Có tiếp nhận thông tin về

BHNTTCT (0= không; 1=có) +

THAMGIATCD: Tham gia tổ cộng đồng

(0=không, 1= có) +

(Nguồn: Tác giả tham khảo nghiên cứu đã có để đề xuất)

- Học vấn của chủ hộ: Đại diện trình độ của chủ hộ, được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ. Trình độ học vấn cao sẽ có nhận thức tốt về khả năng rủi ro trong sản xuất và cách khắc phục tốt rủi ro trong sản xuất, lúc đó sẽ quyết định mua bảo hiểm hay không. Smith và Baquet (1996) cho rằng với việc sử dụng lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng, hai tác giả chỉ ra rằng: trình độ học vấn của người điều hành nông trại

là yếu tố thúc đẩy nông trại tham gia bảo hiểm. Vì vậy, trong nghiên cứu, tác giả kỳ vọng tác động của biến học vấn của chủ hộ lên quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT mang dấu (+)

H1: Khi trình độ học vấn của chủ hộ nuôi càng cao thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ tăng.

- Số năm kinh nghiệm: Là số năm nuôi tôm của chủ hộ, khi chủ hộ có nhiều năm nuôi tôm thì kinh nghiệm về nuôi tôm nhiều sẽ ý thức được rủi ro khi nuôi tôm và có xu hướng chi nhiều hơn cho BHNTTCT, ngoài ra những chủ hộ càng có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm thì trình độ kỹ thuật và sự hiểu biết về nuôi tôm càng cao nên họ thường ít liều lĩnh trong sản xuất tôm. Tức là số năm kinh nghiệm của chủ hộ càng nhiều thì mức sẵn lòng chi trả cho BHNTTCT càng lớn và ngược lại. Vì vậy, hệ số được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

H2: Nếu số năm kinh nghiệm của chủ hộ càng cao thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ tăng.

- Diện tích nuôi: Là diện tích đất ao nuôi, biến liên tục tính theo m2. Khi diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao, thêm vào đó rủi ro bị dịch bệnh cao và giá trị tài sản đầu tư vào nuôi tôm sẽ lớn nên họ sẽ có xu hướng chi trả cho bảo hiểm cao hơn. Tức là khi diện tích nuôi càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ càng cao và ngược lại. Vì vậy, hệ số được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

H3: Nếu diện tích nuôi tôm tăng lên thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ tăng.

- Chi phí sản xuất: Là tổng chi phí đầu tư trong một vụ nuôi tôm của hộ, kể cả chi phí lao động gia đình. Khi bỏ ra nhiều chi phí ai cũng hy vọng sẽ thu lại mức lợi nhuận cao. Các hộ nuôi tôm thường không có nhiều khoản thu nhập khác. Vì vậy, họ sẽ quyết định sẵn lòng tham gia bảo hiểm. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT.

H4: Nếu chi phí sản xuất cho vụ nuôi tôm tăng lên thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ tăng.

- Tập huấn: Là tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất của chính quyền địa phương. Khi tham gia tập huấn, chủ hộ có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất mới, phù hợp, đặc biệt là phân biệt được các rủi ro trong sản xuất do thiên tai, dịch bệnh và nhận thức rõ lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. (Biến có giá trị là 1 nếu chủ hộ có tham gia tập huấn, là 0 nếu chủ hộ không tham gia tập huấn). Vì vậy, hệ số được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

H5: Nếu chủ hộ có tham gia tập huấn thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ cao hơn so với hộ gia đình không tham gia tập huấn.

- Thông tin bảo hiểm: Đây là biến xác định khả năng hiểu biết về các thông tin bảo hiểm như: Mức phí bảo hiểm, thủ tục bồi thường thiệt hại… Có sự tương quan giữa sự hiểu biết về sản phẩm nông nghiệp và mong muốn tham gia bảo hiểm của các hộ nuôi, khi họ nhận thấy những mất mát tiềm năng ảnh hưởng lớn đến thu nhập, tài sản thì càng ảnh hưởng lớn đến quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT. Vì vậy, hệ số được kỳ vọng mang giá trị dương (+).

H6: Nếu chủ hộ tiếp cận với thông tin bảo hiểm thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ cao hơn so với hộ không tiếp cận thông tin bảo hiểm.

- Tham gia tổ cộng đồng: Là việc chủ hộ có tham gia vào một Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã, ở địa phương. Khi tham gia biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT.

H7: Nếu chủ hộ tham gia vào hoạt động của Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã, thì khả năng tham gia BHNTTCT sẽ cao hơn so với hộ không tham gia.

* Lựa chọn biến cho mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi

Theo Lương Thị Ngọc Hà (2015), nhiều biến giải thích trong mô hình thứ hai này tương tự như trong mô hình thứ nhất với giả thiết rằng các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sẵn lòng tham gia BHNN của hộ gia đình cũng là các yếu tố tác động tới số tiền hộ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ này. Một mặt, hộ càng có mong muốn tham gia BHNN thì hộ càng sẵn sàng chi trả cao hơn cho loại hình bảo hiểm này. Tuy nhiên, khi tính đến tính kinh tế của việc mua bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm thì các yếu tố như diện tích ao nuôi có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến số tiền phí bảo hiểm. Vì vậy, tác giả lựa chọn các biến sử dụng trong phân tích mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT.

Bảng 2.3. Các biến sử dụng trong phân tích mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT

Các biến Tên biến Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc : Mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT (%)

Biến độc lập TUOI: Tuổi của chủ hộ (năm) +

HOCVAN: Trình độ học vấn (số năm đi học) + SNKINHNGHIEM: Số năm nuôi tôm của chủ

hộ (năm) +

DIENTICH: Diện tích nuôi tôm của chủ hộ (ha) +/- SNPHUTHUOC: Số người phụ thuộc trong gia

đình (người)

TTBAOHIEM: Có tiếp nhận thông tin về

BHNTTCT (0=không; 1=có) +

THAMGIATCD: Tham gia tổ cộng đồng

(0=không, 1= có) +

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Kỳ vọng dấu các biến: Theo Lương Thị Ngọc Hà (2015) nhiều nhân tố tác động đến quyết định sẵn lòng tham gia BHNN cũng là những nhân tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả BHNN như: Tuổi, học vấn, số năm kinh nghiệm, biết thông tin về BHNN, diện tích nuôi và thu nhập của chủ hộ. Những nhân tố này cũng có kỳ vọng dấu khi tác động lên mức sẵn sàng chi trả như khi tác động đến quyết định sẵn lòng tham gia BHNN (được trình bày ở bảng 2.2). Vì hộ càng mong muốn tham gia BHNN thì hộ càng sẵn lòng chi trả cao hơn cho loại hình bảo hiểm này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Lương Thị Ngọc Hà (2015), yếu tố diện tích nuôi có tác động ngược chiều với mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm. Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến diện tích nuôi có thể mang dấu (+/-) khi tác động đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT trên thu nhập từ nuôi tôm thẻ chân trắng của chủ hộ.

Ngoài ra, tác giả cho rằng mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm còn chịu ảnh hưởng từ số người phụ thuộc trong gia đình và tham gia Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã:

- Tham gia tổ cộng đồng: Khi tham gia các Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã, người nuôi sẽ thường xuyên được tham gia các buổi họp, tuyên truyền, tập huấn, thảo luận các vấn đề liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, người nuôi sẽ có cơ hội tiếp xúc được các chính sách liên quan đến thủy sản trong đó có BHNN đối với tôm thẻ chân trắng.

- Số người phụ thuộc: Theo tác giả, trong gia đình số người phụ thuộc càng lớn thì chủ hộ sẽ không sẵn lòng chi trả BHNTTCT so với những với những gia đình có số người phụ thuộc ít hơn.

* Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả trình bày: (1) Cơ sở lý thuyết và tổng quan các tài liệu liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản; (2) Lý thuyết về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia và mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT của các hộ nuôi. (3) Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan. Từ đó xây dựng khung phân tích cho nghiêncứu của mình.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Thiết kế bản câu hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia Xác định vấn đề, mục tiêu, phạm vi và đối tượng

nghiên cứu

Điều tra thử (n=5) để điều chỉnh bản câu hỏi

Bản câu hỏi chính thức

Điều tra thực tế (n = 120)

Xử lý số liệu

Phân tích thống kê mô tả Phân tích hồi quy

Phân tích và thảo luận kết quả

Sau khi hình thành ý tưởng, tác giả nghiên cứu cơ sở lý thuyết và mô hình về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, tìm hiểu về các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan. Tác giả xây dựng khung phân tích. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tham khảo ý kiến chuyên gia. Từ đó, tác giả thiết kế bảng hỏi mẫu.

Phỏng vấn thử 05 hộ nuôi tôm tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình điều tra thử, tác giả phát hiện những thiếu sót của bản câu hỏi để bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi thành bảng khảo sát chính thức của đề tài nghiên cứu.

Tác giả phỏng vấn trực tiếp 120 hộ nuôi tôm tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nhằm tìm hiểu những thông tin cần thiết để tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia cũng như mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT trong thời gian sắp tới.

+ Số liệu được thu thập được nhập vào máy tính và phân tích bằng các hàm thống kê để đưa ra các giá trị cần thiết (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất). Các chỉ số này dùng để mô tả các đặc trưng kinh tế, thông số kỹ thuật của hộ nuôi tôm tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Xử lý số liệu, phân tích thống kê mô tả này bằng Microsoft excel.

+ Nhập dữ liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm.

+ Nhập dữ liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm.

- Trên những kết quả tổng hợp và đo lường được, gợi ý các giải pháp hoàn thiện mô hình bảo hiểm thủy sản (cụ thể là tôm thẻ chân trắng).

3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:

3.2.1. Phương pháp định tính

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: (1) Cơ sở lý thuyết và tổng quan các tài liệu liên qua đến bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản; (2) Lý thuyết về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia và mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi. (3) Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan. Từ đó xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu của mình.

3.2.2. Phương pháp định lượng

Dữ liệu thu thập từ điều tra thực tế tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được tổng hợp trên Excel.

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu khảo sát.

3.2.2.2. Mô hình hồi quy Logit đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá các yếu tố tác động tới quyết định sẵn lòng tham gia hay không tham gia BHNTTCT của các hộ nuôi.

Trong mô hình ước lượng khả năng tham gia BHNTTCT của hộ nuôi, biến phụ thuộc là biến nhị phân Y1. Khi đó hàm Logit được thể hiện trực tiếp dưới dạng

Y1 = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + ….+ bnXn+ u Trong đó:

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w