Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 84)

BHNN là loại hình bảo hiểm còn rất mới mẻ đối với người dân địa phương. Đặc biệt là loại hình bảo hiểm thủy sản (đối tượng là tôm thẻ chân trắng) hướng vào những người nuôi trồng thủy sản có hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên với nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Chính vì vậy, BHNN cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa tới người nuôi, để họ thấy được tác dụng to lớn khi tham gia bảo hiểm góp phần ổn định đời sống.

Trên những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả kiến nghị một số gợi ý chính sách/giải pháp nhằm triển khai chương trình BHNTTCT được thực hiện tại địa phương trong thời gian tới như sau:

5.2.1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi lợi ích của bảo hiểm nuôi tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan đến chương trình BHNTTCT

Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản đối với BHNTTCT là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển loại hình bảo hiểm này. Khi có một chính sách khuyến

khích tham gia BHNTTCT cho người nuôi nếu không có biện pháp tuyên truyền tốt hệ quả đầu tiên là họ không biết để tham gia dẫn đến kết quả thấp.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích BHNTTCT đến mọi người dân trên địa bàn. Tuyên truyền lợi ích bảo hiểm giúp người nông dân tin tưởng hơn về loại hình bảo hiểm còn đang rất mới này, đồng thời, giúp họ nhận thức đúng đắn nhất giá trị đích thực mà bảo hiểm mang lại.

Giải pháp tuyên truyền lợi ích bảo hiểm đó là thông tin đầy đủ về BHNTTCT, giải thích cho người dân tại sao phải tham gia, đối tượng nào được tham gia, chính sách của Nhà nước khi tham gia, Công ty trực tiếp thực hiện BH, thủ tục ra sao, xác định thiệt hại, điều kiện được bồi thường ... Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân đối với BHNTTCT. Giúp BHNTTCT thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản. Cần tìm cách tuyên truyền hiệu quả hơn đó là dựa vào các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh)… tại địa phương.

Khi chương trình BHNTTCT được triển khai tại Khánh Hòa, cần chú trọng vào các vấn đề nhằm tăng khả năng người nuôi mua bảo hiểm BHNTTCT trong thời gian tới như: Các công ty bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu về bảo hiểm trên đối tượng thủy sản tại các thôn, xóm nhằm gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về chương trình BHNTTCT cũng như là thủ tục tham gia bồi thường, trao đổi, giải thích những thắc mắc của các hộ nuôi để họ tin tưởng vào sản phẩm bảo hiểm này. Làm việc với chủ tịch Hội nông dân, tổ trưởng tổ dân phố, thôn, xóm để mời, tập họp bà con nuôi trồng thủy sản tham gia các buổi hội thảo này. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị tài liệu, phương thức trình bày, báo cáo đơn giản, hiệu quả phù hợp với khả năng tiếp cận của người nuôi, chú trọng đến việc giới thiệu các ví dụ thực tế điển hình trong quá trình triển khai BHNTTCT tại các địa phương thực hiện thí điểm. Đặc biệt, chính quyền địa phương cần có chương trình làm việc cụ thể với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tổ chức hay khuyến khích các Đảng viên, tích cực trong việc vận động người nuôi mua BHNTTCT, nhất là đối với những hộ có diện tích nuôi tôm lớn để giảm thiểu rủi ro cho người nuôi khi có thiên tai xảy ra.

Thường xuyên phổ biến về dịch vụ BHNTTCT trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua loa phát thanh của chính quyền địa phương.

Các DNBH cần dành riêng ra một quỹ để hỗ trợ, động viên người dân tham gia các chương trình tập huấn về BHNTTCT (đây là cách thức mà nhiều nước trên thế giới đã làm).

5.2.2. Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm

Qua các lớp tập huấn kỹ thuật, người nuôi được cung cấp nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp cho đối tượng tham gia bảo hiểm, đồng thời có cơ hội tiếp nhận đầy đủ nội dung chính sách bảo hiểm. Bên cạnh đó, các buổi tập huấn sẽ giúp người nuôi nhận thấy rõ được những rủi ro trong quá trình nuôi tôm như: chất lượng con giống, dịch bệnh trong quá trình nuôi, biến động giá của các chi phí đầu vào… Từ đó, định hướng cho người nuôi trồng thủy sản thấy được việc nuôi tôm cần được bảo hiểm là một công cụ tài chính phòng tránh rủi ro hữu hiệu.

Các cơ quan chuyên môn liên quan đến thủy sản cần mở nhiều lớp tập huấn khuyến khích người nuôi sản xuất theo quy trình nhất định thay vì theo kinh nghiệm tự phát. Thực tiễn cho thấy, khi tuân thủ quy trình, năng suất nuôi tôm sẽ được cải thiện và sản xuất theo quy trình cũng là điều kiện cơ sở để tham gia bảo hiểm. Biện pháp này cần thiết bởi vì nếu người ra quyết định mua không có đầy đủ thông tin về sản phẩm thì quá trình nảy sinh ý định mua và dẫn đến quyết định mua sẽ không diễn ra.

5.2.3. Tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng diện tích nuôi tôm

Chính quyền địa phương cần nhanh chóng triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản nói chung và quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm nói riêng. Vì nhân tố diện tích nuôi tôm có ý nghĩa thống kê và đang có ảnh hưởng theo chiều dương với quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT. Nếu hộ nuôi có diện tích nuôi tôm lớn, họ sẽ tính đến nếu rủi ro xảy ra sẽ thiệt hại rất lớn, để yên tâm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất người nông dân sẽ quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT cao hơn những hộ có diện tích nuôi tôm nhỏ hơn.

Tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng diện tích nuôi tôm trong 5% quỹ đất của phường: tăng thời gian thuê đất cho người nuôi có phương án sản xuất cụ thể, hỗ trợ chi phí thuê đất (có thể trả thành nhiều đợt/năm hoặc trả vào cuối năm).

Đề xuất các dự án hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản nạo vét kênh mương hàng năm; xây dựng kênh cấp, kênh thoát của vùng riêng biệt.

5.2.4. Cần hỗ trợ việc thành lập các Tổ liên kết/Tổ cộng đồng/Hợp tác xã trongnuôi trồng thủy sản nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, chính phủ ngày càng khuyến khích việc thiết lập hợp tác xã (HTX). Đã có những chương trình hợp tác thí điểm giữa chính quyền địa phương và các HTX nông dân (ví dụ như chương trình Tài nguyên Ven biển và Phát triển Bền vững tại Đầm Dơi). Bằng việc tăng cường vai trò chính thức của HTX, như việc mời các tổ chức này tham gia các buổi họp chính thức để giải quyết các vấn đề của bảo hiểm, người nông dân sẽ có nhiều động lực hơn để tham gia HTX, đóng góp tiếng nói vào vấn đề chung.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của HTX đối với việc giúp nông dân tiếp cận thêm kiến thức, vốn cũng như nguyên liệu đầu vào. Vì thế, với số lượng người tham gia HTX càng đông, lợi ích đối với toàn thể cộng đồng sẽ càng tăng lên và việc trao đổi thông tin sẽ càng dễ dàng hơn (do các thông tin này sẽ được đưa xuống HTX thay vì đưa xuống từng hộ cá thể).

Với việc tăng cường hợp tác với HTX, cơ quan chuyên ngành sẽ có thể nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các quy trình canh tác, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất đề ra. Bằng cách này, HTX có thể là một điểm khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo người nông dân theo sát các phương thức, kỹ năng sản xuất đã được hướng dẫn, từ đó trở thành một thành tố hỗ trợ hiệu quả cho việc giới thiệu một chương trình bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản chính thức.

5.3. Kiến nghị

5.3.1. Đối với các công ty bảo hiểm cần nâng cao năng lực, đảm bảo giải quyết bồithường khi rủi ro xảy ra một cách nhanh chóng thoả đáng thường khi rủi ro xảy ra một cách nhanh chóng thoả đáng

Cần xây dựng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo hiểm với nhiều hình thức như đại lý bảo hiểm độc lập nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm này.

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm bảo hiểm tôm nuôi phù hợp với quy mô, diện tích của các hộ nuôi tôm.

Cán bộ của công ty bảo hiểm cần nhiệt tình, quan tâm hơn tới những ý kiến thắc mắc, phản ánh của các hộ nuôi tham gia bảo hiểm của mình. Các công ty bảo hiểm cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống mức giá đền bù phù hợp với số lượng giống thả mà còn phải tính đến trọng lượng cũng như loại giống, giá tại thời điểm thu hoạch. Thủ tục bồi thường bảo hiểm và thời gian nhận bồi thường cần nhanh gọn để đảm bảo người nông dân sớm có vốn để quay vòng sản xuất, việc đánh giá thiệt hại và giải quyết các thắc mắc cần hợp lý, hợp lòng dân.

5.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương và các đơn vịtham gia chương trình bảo hiểm tham gia chương trình bảo hiểm

Bảo hiểm tôm thẻ chân trắng là loại hình bảo hiểm rất mới, rất phức tạp, rủi ro cao. Mặt khác, cơ chế chính sách thường không được rà soát, đánh giá và sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng được thực tế.

Bên cạnh đó, tính chất sản xuất trên địa bàn nhỏ, manh mún lại bị thiên tai dịch bệnh nhiều trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin kiểm soát của địa phương và của doanh nghiệp BH còn hạn chế. Lực lượng cán bộ làm BHNN còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới. Vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, hạn chế rủi ro và giám định tổn thất từ khâu kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, giám sát tuân thủ quy trình canh tác... Với rất nhiều những tồn tại, bất cập như trên, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các ban ngành địa phương cùng với người dân và doanh nghiệp BHNN để thực hiện chương trình có hiệu quả. Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các ngành với đơn vị tham gia chương trình BHNN, đây sẽ là một căn cứ pháp lý quan trọng trong việc hợp tác, chia sẻ thông tin về chương trình BHNN.

- Xu hướng chung của một xã hội phát triển là Nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chuyển dần từ quản lý Nhà nước sang quản trị Nhà nước. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước bị phai nhạt. Nhà nước cần đứng trung tâm trong các tranh chấp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do vậy, Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế để thành lập những đơn vị giám định BHNN độc lập, bên cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước, để khi có phát sinh vướng mắc giữa người dân và doanh nghiệp về BHNN cơ quan này đủ năng lực đưa ra ý kiến tham mưu trong giải quyết các tranh chấp.

5.3.3. Chính phủ cần hỗ trợ vốn vay cho các hộ nuôi trồng thủy sản

- Trong 120 hộ nuôi được khảo sát, có 102 hộ gia đình sử dụng 100% vốn tự có để đầu tư ban đầu cho nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 18 hộ gia đình sử dụng vốn tự có và vốn vay để đầu tư ban đầu cho nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguồn vốn vay chủ yếu từ bà con/ bạn bè. Vì nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương thuộc diện nghèo, thiếu tài sản có giá trị để thế chấp cầm cố nên khó vay vốn ngân hàng.

- Vốn là yếu tố đầu vào then chốt của sản xuất nuôi trồng thủy sản bởi hộ nuôi rất cần vốn để mua máy móc, giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường,... với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng ngừa rủi ro bắt nguồn từ sự thất thường của thị trường, thời tiết và dịch bệnh. Song, do chi phí nuôi tôm thường cao và tích lũy thấp nên nhiều nông hộ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Nguồn vốn vay sẽ hỗ trợ nông dân trong đầu tư chăm sóc và tham gia bảo hiểm. Nhìn chung, các hộ rất ngại đầu tư thêm tiền cho các chi phí đầu vào bao gồm cả bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng. Nhưng khi nhận được tiền hỗ trợ thì họ sẽ dễ dàng chi vào bảo hiểm. Vì vậy, cần có chính sách về vốn phù hợp hơn, quan tâm, tạo điều kiện tới hộ nuôi, giúp họ có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục những rủi ro và đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

5.3.4. Chính phủ cần tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm triển khaisản phẩm bảo hiểm nông nghiệp sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp

Chính phủ cần tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Nguồn lực của các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh là tương đối lớn, nhưng vẫn chưa đủ khả năng để triển khai, quản lý trên diện rộng. Thực tế, Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm đang gặp rất nhiều khó khăn khi cung cấp dịch vụ, cũng như khi tiến hành kiểm tra, giám sát do thiếu nhân lực hoặc do địa bàn rộng, phức tạp. Hiện tại, theo Đề án hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) trình lên Bộ Tài chính, doanh nghiệp này đã đề xuất phương thức triển khai thương mại sản phẩm BHNN. Với thế mạnh từ hệ thống kênh phân phối đến từng thôn xóm, bản làng của Agribank, mô hình Bancassurance giữa ABIC và Agribank sẽ tạo thêm một kênh truyền dẫn sản phẩm BHNN sâu rộng đến hộ nông dân.

5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên nghiên cứu tiếp theo5.4.1. Hạn chế của đề tài 5.4.1. Hạn chế của đề tài

Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài “Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm nuôi tôm thẻ chân trắng: Trường hợp các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” còn một số điểm hạn chế như sau:

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Do các hộ nuôi tôm thường không có thói quen ghi chép chính xác về quá trình đầu tư, sản xuất như: số lượng giống thả; lượng thức ăn, thuốc, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường, các biện pháp phòng trị bệnh…nên việc thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn, mức độ chính xác của dữ liệu còn hạn chế.

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nên nghiên cứu chương trình bảo hiểm tôm thẻ chân trắng trên phạm vi lãnh thổ rộng hơn tại các địa bàn huyện, thành phố khác trực thuộc tỉnh để hướng tới xây dựng, hoàn thiện chương trình BHNTTCT được áp dụng vào thực tế, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

* Tóm tắt chương 5

Chương 5 kết luận những nội dung sau: (1) Về mục tiêu nghiên cứu đã đạt được, (2) Trên cơ sở những kết quả đã làm được, tác giả đề xuất những chính sách, kiến nghị nhằm thúc đẩy chương trình BHNTTCT ở địa phương trong thời gian tới. (3) Rút ra những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính, Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011. 2. Bộ Tài Chính, Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/ 2012.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư số 47/2011/TT–BNNPTNT ngày 29/6/2011.

4. Phùng Thanh Bình (2006), Bài giảng Kinh tế môi trường, Trường Đại học Kinh tế

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w