Thực trạng về hình thức nuôi trồng thủy sản và môi trường sinh thái của địa bàn

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 54 - 55)

địa bàn nghiên cứu

4.1.2.1. Thực trạng về hình thức nuôi trồng thủy sản

Từ nhiều năm qua các hộ nuôi trồng thủy sản áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Những năm gần đây, đa số các hộ nuôi thường áp dụng phương thức nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Trang thiết bị: chỉ có máy bơm nước, giàn đập tạo oxy, đa số không có ao lắng, ao xử lý nước thải. Quá trình cải tạo đáy ao đều đưa bùn dơ ra ngoài lạch dẫn nước.

Mật độ nuôi không dày, đối tượng nuôi chủ yếu tôm thẻ, tôm sú và cua xanh. Mức độ sử dụng các loại vật tư như: vôi, thuốc thú y thủy sản, vitamin… ít và thấp hơn so với yêu cầu, hiệu quả nuôi không cao, dễ hình thành ổ dịch và bùng phát diện rộng lây lan nhiều vì chế độ quản lý môi trường không đảm bảo.

4.1.2.2. Điều kiện môi trường sinh thái

Cấu trúc môi trường sinh thái đỉnh đầm Nha Phu và các vùng nuôi tại địa bàn nghiên cứu đã bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do tác động của con người gây ra.

Mùa mưa dòng lũ về làm sạch môi trường nhưng bị chắn do đập tràn bên cánh bắc quá cao, trên dòng lạch chính từ ngòi bùn đến bến giá một số hộ lấn chiếm lòng lạch làm đăng, nò nên đã cản trở sự rửa trôi nên tích tụ bùn lắng làm cạn dòng chảy và gây ô niễm nguồn nước nghiêm trọng.

Các con lạch lấy nước bị khai thác cạn kiệt từ các loài nhuyễn thể đến các loài giáp xác, cá… Nước thải, bùn thải từ ao nuôi liên tục đổ lạch cấp nước làm cho đáy lạch cạn dần, rác thải tích tụ nhiều, các chỉ số lý hóa trong nước như: H2S cao, nồng độ Oxy hòa tan thấp, pH nước không ổn định đó cũng là nguyên nhân cơ bản góp phần tạo nên sự thiệt hại cho người nuôi tôm trong thời gian qua.

4.1.2.3. Diện tích và sản lượng tôm nuôi qua các năm

Trong những năm đầu mới phát triển, việc nuôi tôm gặp nhiều thuận lợi, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các cơ sở nuôi tôm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Trước sức nóng về lợi ích kinh tế từ nuôi tôm, các hộ gia đình đã đầu tư phát triển nuôi tôm một cách ồ ạt, thiếu sự kiểm soát cũng như quy hoạch của các cấp, các ngành. Trong một hai năm đầu, việc nuôi tôm mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, càng về sau, các vấn đề về ô nhiễm môi trường như đã

trình bày trên đây, kèm với thời tiết diễn biến thất thường làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, gây sốc và dễ phát sinh dịch bệnh cho tôm nuôi, giá cả thức ăn, vật tư đầu vào có xu hướng tăng dần theo các năm,... làm cho các hộ nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở trên địa bàn Ninh Giang, người dân chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến nên sản lượng tôm nuôi qua các năm không có sự thay đổi nhiều.

Bảng 4.1. Diện tích và sản lượng tôm nuôi trên địa bàn phường Ninh Giang từ năm 2013 – 2017

Năm Diện tích nuôi tôm (ha) Sản lượng tôm (tấn)

2013 162 ha/2 vụ 162

2014 162 ha/2 vụ 162

2015 162 ha/2 vụ 153,6

2016 162 ha/2 vụ 183,7

2017 162 ha/2 vụ 229,4

(Số liệu của Phòng Thống kê – UBND phường Ninh Giang)

Hiện nay, trên địa bàn phường Ninh Giang, mô hình nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến được người nuôi áp dụng nhiều và được xem là mô hình có hiệu quả và ổn định, do ít dịch bệnh so với nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Mô hình nuôi này được áp dụng khá phổ biến cho những hộ nuôi không có điều kiện đầu tư lớn, hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thường kết hợp với cua hay cá, đây còn gọi là hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thân thiện môi trường, không làm suy thoái ao nuôi và có hiệu quả kinh tế ổn định.

Tuy nhiên hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản của phường Ninh Giang còn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, điện lưới chưa đáp ứng đầy đủ cho nuôi tôm, trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, cùng với sự diễn biến phức tạp của thời tiết, chất lượng con giống, dịch bệnh trong nuôi tôm nuôi vẫn thường xuyên xảy ra dẫn tới năng suất tôm nuôi bình quân thấp (1 – 1,4 tấn/ha/năm), kinh tế tuy có phát triển nhưng vẫn còn chưa ổn định. Do nhận thức của người dân nuôi tôm còn thấp, người dân còn mang nặng tư tưởng nuôi tôm quảng canh theo cách truyền thống, khó chấp nhận thay đổi, e ngại khi áp dụng mô hình mới.

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w