nuôi tôm cần được bảo hiểm là một công cụ tài chính phòng tránh rủi ro hữu hiệu.
Các cơ quan chuyên môn liên quan đến thủy sản cần mở nhiều lớp tập huấn khuyến khích người nuôi sản xuất theo quy trình nhất định thay vì theo kinh nghiệm tự phát. Thực tiễn cho thấy, khi tuân thủ quy trình, năng suất nuôi tôm sẽ được cải thiện và sản xuất theo quy trình cũng là điều kiện cơ sở để tham gia bảo hiểm. Biện pháp này cần thiết bởi vì nếu người ra quyết định mua không có đầy đủ thông tin về sản phẩm thì quá trình nảy sinh ý định mua và dẫn đến quyết định mua sẽ không diễn ra.
5.2.3. Tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng diện tích nuôi tôm
Chính quyền địa phương cần nhanh chóng triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản nói chung và quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm nói riêng. Vì nhân tố diện tích nuôi tôm có ý nghĩa thống kê và đang có ảnh hưởng theo chiều dương với quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT. Nếu hộ nuôi có diện tích nuôi tôm lớn, họ sẽ tính đến nếu rủi ro xảy ra sẽ thiệt hại rất lớn, để yên tâm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất người nông dân sẽ quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT cao hơn những hộ có diện tích nuôi tôm nhỏ hơn.
Tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng diện tích nuôi tôm trong 5% quỹ đất của phường: tăng thời gian thuê đất cho người nuôi có phương án sản xuất cụ thể, hỗ trợ chi phí thuê đất (có thể trả thành nhiều đợt/năm hoặc trả vào cuối năm).
Đề xuất các dự án hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản nạo vét kênh mương hàng năm; xây dựng kênh cấp, kênh thoát của vùng riêng biệt.
5.2.4. Cần hỗ trợ việc thành lập các Tổ liên kết/Tổ cộng đồng/Hợp tác xã trongnuôi trồng thủy sản nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, chính phủ ngày càng khuyến khích việc thiết lập hợp tác xã (HTX). Đã có những chương trình hợp tác thí điểm giữa chính quyền địa phương và các HTX nông dân (ví dụ như chương trình Tài nguyên Ven biển và Phát triển Bền vững tại Đầm Dơi). Bằng việc tăng cường vai trò chính thức của HTX, như việc mời các tổ chức này tham gia các buổi họp chính thức để giải quyết các vấn đề của bảo hiểm, người nông dân sẽ có nhiều động lực hơn để tham gia HTX, đóng góp tiếng nói vào vấn đề chung.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của HTX đối với việc giúp nông dân tiếp cận thêm kiến thức, vốn cũng như nguyên liệu đầu vào. Vì thế, với số lượng người tham gia HTX càng đông, lợi ích đối với toàn thể cộng đồng sẽ càng tăng lên và việc trao đổi thông tin sẽ càng dễ dàng hơn (do các thông tin này sẽ được đưa xuống HTX thay vì đưa xuống từng hộ cá thể).
Với việc tăng cường hợp tác với HTX, cơ quan chuyên ngành sẽ có thể nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các quy trình canh tác, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất đề ra. Bằng cách này, HTX có thể là một điểm khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo người nông dân theo sát các phương thức, kỹ năng sản xuất đã được hướng dẫn, từ đó trở thành một thành tố hỗ trợ hiệu quả cho việc giới thiệu một chương trình bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản chính thức.