Phân tích kết quả mẫu điều tra

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 55)

4.2.1. Mô tả mẫu điều tra

Bảng 4.2. Đặc điểm của hộ nuôi tôm tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong mẫu điều tra

STT Thông tin mẫu khảo sát Số lượng mẫu Tỷ lệ %

1 Tuổi của chủ hộ Trung bình 51,6 - Nhỏ nhất 33 - Lớn nhất 68 - 2 Giới tính Nam 119 99,17 Nữ 1 0,83 3 Tình trạng hôn nhân Độc thân - - Đã kết hôn 120 100 Ly hôn - - 4 Trình độ của chủ hộ Cấp 1 6 5 Cấp 2 47 39,17 Cấp 3 56 46,67 Trung cấp 11 9,16 Cao Đẳng - - Đại học - - 5 Số thành viên trong gia đình Trung bình 4,53 - Nhỏ nhất 2 - Lớn nhất 8 - 6 Số người lao động chính trong gia đình Trung bình 2,83 - Nhỏ nhất 1 - Lớn nhất 6 - Qua bảng 4.2 ta thấy:

(1) Tuổi trung bình thống kê trên mẫu là 51,6 tuổi (tuổi lớn nhất là 68 tuổi và tuổi

nhỏ nhất là 33 tuổi). Với độ tuổi này sẽ gây bất lợi cho người nuôi trồng thủy sản trong việc nhanh nhạy trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên, thuận lợi với độ tuổi này là họ đã có những trải nghiệm lâu năm trong nghề nuôi.

Khi khảo sát ảnh hưởng của độ tuổi người đại diện được điều tra đến sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng, có 3 khoảng độ tuổi được chia ra để xem xét như bảng 4.3 bên dưới.

Bảng 4.3. Sự sẵn lòng tham gia BHNTTCT của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo độ tuổi

Chỉ tiêu Độ tuổi (tuổi) Tổng <40 (01 hộ) 40 ÷ 50 (52 hộ) >50 (67 hộ) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Sẵn lòng 01 100 39 75 53 79,1 92 68,75 Không sẵn lòng 0 0 13 25 14 20,9 28 26,04

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)

Theo như kết quả khảo sát thực tế của tác giả thì có thể thấy đến sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng ở các độ tuổi khác nhau tương đối lớn. Cụ thể trong 120 hộ nuôi được phỏng vấn đã trả lời như sau:

Ở độ tuổi dưới 40 tuổi: chỉ có 01 hộ dân có có độ tuổi < 40 tuổi sẵn lòng tham

gia bảo hiểm. Vì là người trẻ tuổi nên dễ nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như nhận thức tốt về loại hình bảo hiểm đang rất mới này. Vì vậy, ở độ tuổi này thì nhu cầu tham gia bảo hiểm là lớn nhất.

Ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi: có 39 hộ nuôi cho biết sẵn lòng tham gia bảo hiểm

(chiếm tỷ lệ 75%) và 13 hộ dân cho biết không sẵn lòng tham gia bảo hiểm (chiếm tỷ lệ 25%). Ở độ tuổi này thì họ là những người đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, họ dự đoán được rủi ro và xác suất xảy ra khá tốt dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Với sự phán đoán của mình, họ sẽ lựa chọn cách tốt nhất để sản xuất được ổn định, an toàn. Đây là độ tuổi có nhu cầu tham gia tương đối.

Ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên: có 53 hộ nuôi cho biết sẵn lòng tham gia bảo hiểm

(chiếm tỷ lệ 79,1%) và có 14 hộ không sẵn lòng tham gia bảo hiểm (chiếm tỷ lệ 20,9%). Tương tự như độ tuổi trên, độ tuổi này họ cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Đối với độ tuổi lớn, họ sẽ thận trọng, suy nghĩ kỹ hơn trong việc tiếp cận những điều mới. Tuy sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng nhưng họ có rất nhiều điều cân nhắc để đảm bảo những gì họ đầu tư vào sẽ xứng đáng với kỳ vọng của họ.

Nhìn chung, sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng ở các độ tuổi khác nhau đều có tỷ lệ lớn, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ không có nhu cầu. Điều này cho thấy, bảo hiểm tôm thẻ chân trắng là vấn đề được người nuôi quan tâm.

(2) Kết quả điều tra cho thấy, trong 120 hộ chăn nuôi thì có 119 chủ hộ là nam

giới chiếm 99,17% và có 1 chủ hộ là nữ giới chiếm 0,83 %. Điều này phù hợp với thực tế và phong tục ở địa phương. Trong một gia đình có hoạt động nuôi trồng thủy sản thì người đàn ông làm trụ cột lao động chính, phụ nữ chỉ phụ giúp khi cần thiết.

(3) Hầu hết các hộ đã kết hôn, 6 hộ đã ly hôn nhưng cũng đã kết hôn lại lần 2. Vì

vậy tác giả sẽ không chọn biến về tình trạng hôn nhân để đưa vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm thẻ chân trắng.

(4) Trong số 120 chủ hộ nuôi, trình độ cấp 1 có 06 người (chiếm 5%), trình độ

cấp 2 có 47 người (chiếm 39,17%), trình độ cấp 3 có 56 người (chiếm 46,67%), trình độ trung cấp có 11 người (chiếm 9,16%). Đây là đặc điểm chung của lao động nông nghiệp – nông thôn. Điều này sẽ gây ra bất lợi cho người nuôi tôm trong tiếp thu trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản mới, tiến tiến hiện đại và để đạt năng suất cao hơn.

Trình độ học vấn giúp cho người nuôi có những nhận thức, tính toán được mất trong tình huống tham gia bảo hiểm tốt hơn hay không tham gia tốt hơn. Từ đó có ứng xử hợp lý đối với việc tham gia BHNTTCT.

Qua khảo sát thực tế 120 hộ nuôi tôm, tác giả tổng kết lại như sau:

Bảng 4.4. Sự sẵn lòng tham gia BHNTTCT của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo trình độ học vấn

Chỉ tiêu Trình độ học vấn Tổng Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp 6 hộ 47 hộ 56 hộ 11 hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Sẵn lòng 0 0 36 76,6 46 82,14 10 90,91 92 68,75 Không sẵn lòng 6 100 11 23,4 10 17,86 1 9,09 28 26,04

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)

Theo như bảng kết quả khảo sát ở trên thì trình độ người được phỏng vấn ở mọi cấp độ văn hóa từ cấp I đến trung cấp. Nhưng đa số là các đối tượng có trình độ văn hóa từ cấp II, cấp III. Cụ thể như sau:

Trình độ cấp I: Có 06 hộ nuôi tham gia khảo sát việc có sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng hay không thì cả 06 hộ đều chưa sẵn lòng tham gia (chiếm tỷ lệ 100%). Điều này cho thấy khi mà trình độ văn hóa còn hạn chế thì cách nhìn nhận về

thế giới quan xung quanh của họ thường thiển cận, ngắn hạn, còn có tính bảo thủ chưa có tính sẵn sàng thay đổi.

Trình độ cấp II: Trong 47 hộ nuôi tham gia khảo sát thì có 36 hộ nuôi sẵn lòng

tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 76,6%) và 11 hộ nuôi không sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 23,4%). Đây có thể nói là đối tượng có sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng rất lớn bởi vì họ ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHNN để tránh các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra cho tài sản của mình.

Trình độ cấp III: Trong 56 hộ dân được khảo sát thì có đến 46 hộ dân trả lời là có

sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 82,14%) và còn lại 10 hộ dân 12 hộ nuôi không sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 17,86%). Điều này cho thấy, khi trình độ học vấn của người dân tăng lên thì ý thức của việc tham gia BHNN cũng được họ tán thành bởi vì họ ý thức được việc tham gia BHNN là góp phần bảo vệ tài sản của họ khi có thiên tai xảy ra.

Trình độ trung cấp: Trong 11 hộ nuôi tham gia khảo sát thì có đến 10 hộ nuôi trả

lời là có sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 90,91%) còn lại chỉ có 01 hộ dân là nói không sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm chân trắng (chiếm tỷ lệ 9,09%). Điều này càng khẳng định quan điểm là khi trình độ văn hóa càng cao thì ý thức của người dân càng cao trong việc tham gia bảo hiểm tôm chân trắng.

(5), (6) Bình quân trong một hộ gia đình có 2,83 thành viên tham gia vào hoạt

động nuôi trồng thủy sản và phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình, hộ gia đình có số lượng thành viên nhiều nhất lên đến 8 người và nhỏ nhất là 2 người.

4.2.1.2. Thu nhập của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

Bảng 4.5. Thu nhập trung bình của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắngtại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

Thông tin mẫu khảo sát Giá trị trung bình (đồng) Cơ cấu (%)

Tổng thu nhập năm 2017 231.298.344 100

1. Thu nhập từ tôm chân trắng 190.006.667 82

2. Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 23.375.000 10

3. Khác 17.916.677 8

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

địa bàn phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, ta thấy:

Đối với các hộ nuôi tôm chân trắng, nguồn thu nhập từ nuôi tôm vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình, chiếm 82%. Bên cạnh đó, các hộ nuôi còn có những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác (buôn bán, làm thuê, thợ hồ…) để cải thiện trong cuộc sống khi những vụ nuôi tôm không thành công.

Bảng 4.6. Thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của hộ nuôi tại phường

Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa mùa vụ gần đây nhất năm

2017 trong mẫu điều tra Thu nhập từ hoạt động nuôi tôm của hộ

(triệu đồng/hộ) Giá trị trung bình (triệu đồng) Trung bình 94,7 Nhỏ nhất 30,4 Lớn nhất 302,2

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

Năm 2017, thu nhập từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình một hộ là 94 triệu đồng/hộ/vụ. Tuy nhiên, sự chênh lệch thu nhập giữa hộ có thu nhập lớn nhất và hộ có thu nhập nhỏ nhất rất cao (xấp xỉ 10 lần). Nguyên nhân, đối với những hộ có diện tích lớn, họ sẽ đầu tư, dành mọi thời gian quan tâm đến ao nuôi nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Còn những hộ có diện tích nhỏ, họ thường mua giống rẻ, nuôi tôm với mục đích giữ ao đìa, cho ăn cầm chừng, nếu tôm qua được giai đoạn 1 tháng, người nuôi mới bắt đầu đầu tư chạy máy quạt nước, cho ăn nhiều hơn, bỏ công vào chăm sóc, vì vậy hiệu quả thường không cao.

4.2.1.3. Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2017 được mô tả chi tiết qua bảng sau:

Bảng 4.7. Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

mẫu %

1 Số năm nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia đình

Trung bình 12,61 -

Nhỏ nhất 3 -

Lớn nhất 32 -

2

Hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng Có 91 - Không 29 - 3 Hình thức sở hữu ao nuôi Sở hữu 100% 20 16,67 Góp với người khác - -

Thuê ao/mặt nước 100 83,33

4 Hình thức nuôi

Thâm canh - -

Bán thâm canh - -

Quảng canh cải tiến 120 100

5 Loại hình ao nuôi Ao đất 120 100

Ao trên cát - -

6 Nền đáy ao nuôi Đáy cát - -

Đáy bùn 120 100

7 Số vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trong 1 năm

1 vụ 2 1,67

2 vụ 113 94,17

3 vụ 5 4,17

8 Số ngày của 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng Nhỏ nhất 60 - Trung bình 77,81 - Cao nhất 90 - 9 Mật độ thả giống tôm thẻ chân trắng trung bình 27 con/m2 120 100

10 Hệ số tiêu hao (chuyển đổi) thức ăn bình quân

1,14 120 100

11

Hộ gia đình sử dụng vốn đầu tư cho nuôi tôm thẻ chân trắng từ

100% vốn tự có 102 85

100% vốn vay - -

Vốn tự có…%, vốn vay…% 18 15 12 Nếu có vay vốn, vay từ

nguồn

Bà con/bạn bè 18 100

Ngân hàng - -

Chủ nợ tư nhân - -

Khác - -

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy:

(1) Số năm nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia đình cũng chính là kinh nghiệm

nuôi trồng thủy sản của hộ nuôi, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản của chủ hộ. Kinh nghiệm nuôi càng cao thì kỳ vọng nghề nuôi trồng thủy sản sẽ thu được lợi nhuận cao bởi vì thông qua quá trình chăn nuôi, người nông dân sẽ tích lũy được kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng

bệnh hơn chữa bệnh tôm nuôi, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các rủi ro từ môi trường bên ngoài…từ đó làm gia tăng năng suất và lợi nhuận cho người nuôi.

Theo bảng trên ta thấy hộ có kinh nghiệm nuôi thấp nhất là 03 năm trong đó hộ có kinh nghiệm lâu nhất là 32 năm và tính trung bình thì mỗi hộ có 12 năm kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản. Điều này cho thấy các hộ nuôi ở phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản tương đối cao, gắn bó khá lâu với nghề.

(2) Sự tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi: Có

đến 91/120 hộ nuôi trả lời được khảo sát là đã từng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản của địa phương (chiếm tỷ lệ 75,83%) và còn lại 29 hộ nuôi trả lời chưa từng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật (chiếm tỷ lệ 24,17%). Thông qua các buổi tập huấn, người nuôi có cơ hội tham gia thảo luận, chủ động đặt ra những câu hỏi thiết thực và được cán bộ giảng dạy trả lời, giải thích thỏa đáng với yêu cầu của người nuôi.

(3) Hình thức sở hữu ao nuôi: Trong 120 hộ nuôi được khảo sát thì có đến 100 hộ

nuôi trả lời họ phải thuê ao nuôi trong 5% quỹ đất thuộc sở hữu của UBND phường Ninh Giang (chiếm tỷ lệ 83,33%) và còn lại 20 hộ nuôi là chủ sở hữu các ao nuôi của chính mình (chiếm tỷ lệ 16,67%). Như vậy, đa số diện tích đất nuôi trồng thủy sản của người nuôi trên địa bàn đều thuộc sở hữu của Nhà nước, tiền thuê đất thường được trả vào đầu năm. Tuy nhiên, hộ nuôi nào không có điều kiện thì có thể đóng thành 2 – 3 đợt (tùy theo thỏa thuận với phường). Do đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng vững chắc vào ao nuôi thực sự chưa được nhiều hộ quan tâm.

(4) Hình thức nuôi: 100% hộ nuôi được khảo sát hiện đang nuôi tôm theo hình

thức quảng canh cải tiến. Vì đối với hình thức này không phải đầu tư nhiều vốn, chi phí bỏ ra vừa phải, gần gũi với người dân, kỹ thuật không đòi hỏi cao như nuôi tôm thâm canh, dễ mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với hộ gia đình. Hơn hết là hình thức này nuôi với mật độ thấp (20 – 40 con/m2), ít làm suy thoái ảnh hưởng vùng nuôi, giúp người dân sản xuất liên tục lâu dài nhiều năm với hiệu quả ổn định; bên cạnh đó nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng xung quanh.

(5) – (6) 100% hộ nuôi được khảo sát hiện đang nuôi tôm trên ao đất và nền đáy

ao nuôi là đáy bùn (do tính chất nền hiện có của vùng nuôi). Đáy ao nuôi tôm bao gồm lớp đất nền tự nhiên, chất cặn lắng và lượng bùn nhão lỏng do thức ăn dư thừa, chất

hữu cơ và phân tôm. Tôm hoạt động chủ yếu là trên nền đáy ao, chất đáy tốt thì tôm sẽ phát triển tốt và chất lượng nền đáy ao sẽ thể hiện qua màu nước của ao nuôi. Đối với ao nuôi mới có chất đáy tốt thì tôm sẽ phát triển tốt nhưng qua nhiều vụ nuôi đáy ao sẽ xấu đi. Do đó, sau mỗi vụ nuôi người dân thường cải tạo, phải bón vôi các loại tùy theo chất đáy cho thích hợp.

(7) Số vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trong 1 năm: Trong 120 hộ nuôi được khảo sát

có 113 hộ nuôi 02 vụ (chiếm tỷ lệ 94,17%), 5 hộ nuôi 03 vụ (chiếm tỷ lệ 4,17%) và 02 hộ nuôi 01 vụ (chiếm tỷ lệ 1,67%). Do điều kiện tự nhiên của phường, hàng năm từ

Một phần của tài liệu SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ BẢO HIỂM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG -TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI PHƯỜNG NINH GIANG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w