Kết quả mô hình hồi quy “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT” của các hộ nông dân trên địa bàn phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa như sau:
Bảng 4.19. Kết quả mô hình hồi quy “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT” của các hộ nuôi trong mẫu nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng Ký hiệu Hệ số P-Value
1. Tuổi của chủ hộ TUOI 0,1840 0,0321
2. Trình độ học vấn của chủ hộ HOCVAN 0,4363 0,0282
3. Diện tích ao nuôi DIENTICH -18,6315 0,0000
4. Số người phụ thuộc trong gia đình SNPHUTHUOC -1,0269 0,0367
5. Số năm kinh nghiệm SNKINHNGHIEM 0,1020 0,1161
6. Tham gia tổ cộng đồng THAMGIATCD 0,8042 0,4233 7. Có tiếp nhận thông tin về BHNTTCT TTBAOHIEM 0,2532 0,7646
Hằng số C 12,6521 0,0435
Prob (F-statistic) 0,0000
Số quan sát 92
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
* Nhận xét:
- Trị số thống kê trong mô hình Prob (F-statistic) = 0,0000 < 0,05% cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
- Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005): Trị số Log likelihood chỉ độ phù hợp của mô hình. Trị số này càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp. Trong mô hình này với Log likelihood = -248,137 là rất nhỏ, như vậy có độ phù hợp khá tốt với mô hình tổng thể. Hệ số xác định của mô hình: R-squared = 0.6982. Điều này có nghĩa là 69,82% sự thay đổi của biến phụ thuộc “Mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT” được giải thích bởi 7 biến độc lập trong mô hình, còn lại là do các yếu tố khác ngoài mô hình. Điều này cho thấy mô hình được giải thích tương đối tốt và có ý nghĩa thống kê.
- Trong 07 nhân tố đưa vào mô hình hồi quy “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT” thì chỉ có 04 nhân tố có ý nghĩa thống kê, đó là: Tuổi của chủ hộ – TUOI (mức ý nghĩa 5%), Học vấn của chủ hộ – HOCVAN (mức ý nghĩa 5%), Diện tích ao nuôi – DIENTICH (mức ý nghĩa 1%), Số người phụ thuộc trong gia đình – SNPHUTHUOC (mức ý nghĩa 5%). Còn 3 nhân tố: Số năm kinh nghiệm, biết thông tin về bảo hiểm tôm thẻ chân trắng, tham gia tổ cộng đồng không có ý nghĩa thống kê (có P-value > 0,1).
- Trong 04 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê, có 02 yếu tố có mối tương quan đồng biến với biến phụ thuộc gồm: Tuổi của chủ hộ – TUOI, Học vấn của chủ hộ – HOCVAN; riêng yếu tố Số người phụ thuộc trong gia đình – SNPHUTHUOC và Diện tích ao nuôi – DIENTICH nghịch biến với biến phụ thuộc. Như vậy, tất cả các giả thuyết nghiên cứu đã thiết lập cho 04 yếu tố kể trên được chấp nhận. Trong đó:
+ Tuổi của chủ hộ có mối tương quan thuận với mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT và phù hợp với kỳ vọng dấu đã đặt ra. Hệ số ước lượng của biến tuổi mang dấu dương có nghĩa là khi chủ hộ có tuổi càng cao thì nhận thức về tầm quan trọng của BHNTTCT càng cao và họ sẵn lòng chi trả BHNTTCT càng cao. Có thể giải thích điều này là những người trẻ tuổi có sức khỏe tốt, sẽ nghĩ rằng nếu gặp rủi ro trong nuôi tôm họ còn trẻ sẽ tự bắt đầu gây dựng lại, nuôi lại và sẽ thành công trong các vụ tiếp
theo. Còn ngược lại, người có độ tuổi cao hơn sẽ ý thức hơn trong việc nuôi chắc chắn, họ càng kỳ vọng sự an tâm trong sản xuất nhiều hơn, đảm bảo sự thành công của vụ nuôi, vì nếu thất bại cộng thêm lớn tuổi họ sẽ rất ngại phải bắt đầu lại từ đầu, khi tham gia trả phí bảo hiểm ngay từ đầu họ sẽ có được sự đảm bảo chắc chắn nếu không thành công sẽ có vốn để bù đắp vào vụ sau.
+ Trình độ của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT, với các yếu tố khác không đổi, trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm tôm chân trắng. Điều này ngụ ý rằng chủ hộ có học vấn càng cao thì càng sẵn lòng chi trả BHNTTCT càng cao. Thực tế cho thấy, nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì nhận thức, sự hiểu biết về dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói chung (BHNTTCT nói riêng) cũng như lợi ích của dịch vụ này càng nhiều, từ đó các hộ nuôi sẽ chủ động tham gia bảo hiểm đề phòng ngừa rủi ro.
+ Số người phụ thuộc trong gia đình có mối tương quan nghịch với sự sẵn lòng chi trả BHNTTCT và phù hợp với kỳ vọng dấu đã đặt ra. Điều này ngụ ý rằng, đối với các hộ nuôi, số người phụ thuộc trong gia đình càng cao thì khả năng sẵn lòng chi trả BHNTTCT càng thấp hơn. Thực tế cho thấy, nếu trong gia đình số người phụ thuộc nhiều, chưa có việc làm để tự nuôi sống bản thân thì chủ hộ nuôi phải tốn nhiều chi phí để nuôi số người phụ thuộc đó. Do đó, họ sẽ hạn chế thêm các chi phí phát sinh nên chưa sẵn lòng chi trả BHNTTCT. Đối với những gia đình số người phụ thuộc thấp hơn hoặc không có người phụ thuộc họ sẽ bớt được nhưng chi phí trang trải gia đình nên việc sẵn lòng chi trả BHNTTCT sẽ dễ dàng hơn.
+ Mối quan hệ ngược chiều giữa nhân tố diện tích nuôi và mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT của hộ cho thấy diện tích càng lớn thì khả năng chi trả phí cho một đơn vị diện tích càng nhỏ. Kết quả này có thể hiểu được khi tính tới tổng phí bảo hiểm của hộ gia đình, hộ có diện tích càng lớn thì tổng phí bảo hiểm càng cao, do đó hộ có xu hướng mong muốn chi trả thấp hơn cho mỗi đơn vị diện tích. Còn đối với hộ có diện tích nhỏ hơn, họ lại sẵn sàng chi mức lớn hơn cho 1.000 m2 diện tích ao nuôi. Theo lý giải của các hộ này, họ lo sợ khi ao nuôi bị dịch bệnh trong giai đoạn tôm nuôi dưới 40 ngày tuổi thì khả năng mất trắng rất lớn. Đối với các hộ nuôi có diện tích ao nuôi càng lớn thì khả năng thiệt hại do mất trắng sẽ lớn hơn các hộ nuôi có diện tích nhỏ hơn.
Còn 03 nhân tố: Số năm kinh nghiệm, biết thông tin về bảo hiểm tôm thẻ chân trắng, tham gia tổ cộng đồng không có ý nghĩa thống kê. Trong đó nhân tố số năm kinh nghiệm và nhân tố biết thông tin về BHNN không ảnh hưởng đến quyết định cũng như
mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT. Nhân tố tuổi của chủ và nhân tố số thành viên phụ thuộc trong gia đình thì ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT. Trong khi đó nhân tố trình độ của chủ hộ đều ảnh hưởng đến quyết định và mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT.
* Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Sau khi ước lượng mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm tra các giả định về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và tính phân phối chuẩn của phần dư. Kết quả kiểm định như sau:
Kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên.
- Chỉ số Durbin –Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị Durbin – Watson đạt được là 1,2438 (nằm trong khoảng từ 1 đến 3) và chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. (Theo: Phụ lục 3)
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua thừa số tăng phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF ≥ 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến. (Phạm Thành Thái, 2015). Như vậy, qua bảng trên ta thấy các VIF < 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (Theo: Phụ lục 4)
Kiểm định phương sai thay đổi.
- Kiểm định phương sai thay đổi, tác giả tiến hành sử dụng kiểm định White
(Theo: Phụ lục 5) kết quả với giá trị P_value của F là 0,0634 > 0,05 cho thấy mô hình
hồi quy tuyến tính không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Về giả định phân phối chuẩn của phần dư
- Để tìm giả định về phân phối chuẩn phần dư, tác giả lựa chọn phương pháp xây dựng biểu đồ tần số Histogram (Theo: Phụ lục 5) để khảo sát phân phối chuẩn của phần dư, kết quả như sau: Trị số trung bình (mean) =0, trung vị (mediane) = -0,42 và độ xiên (skewness) =0,55. Trong sự phân phối này, trị số trung bình và trung vị tương đối bằng nhau và độ xiên dao động từ –1 đến +1. Nên có thể nói phần dư có phân phối gần như là chuẩn.
Tóm lại, qua kiểm định chẩn đoán các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính với kết quả là các giả định đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả hồi quy của mô hình là đáng tin cậy.
* Tóm tắt chương 4
Chương 4 giới thiệu kết quả nghiên cứu về thống kê, số liệu chung về thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia
BHNTTCT của các hộ nuôi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT của các hộ nuôi. Thảo luận kết quả để từ đó làm cơ sở cho các kiến nghị.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT được điều tra trên 120 hộ nuôi của phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, phân tích số liệu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia và mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT và rút ra kết luận như sau:
5.1.1. Các mục tiêu đề tài nghiên cứu đã đạt được, cụ thể
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Xác định mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT của các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách bảo hiểm nông nghiệp về nuôi tôm nhằm giúp hạn chế rủi ro trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa.
Từ đó, đề xuất một số kiến nghị để giúp cho việc triển khai BHNTTCT được thực hiện ở địa phương trong thời gian tới.
5.1.2. Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT được điều tra thuận tiện trên 120 hộ nuôi của phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng để đánh giá tổng quát thực trạng tình hình nuôi tôm chân trắng tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu thực tế để đo lường. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích số liệu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia và mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT trên địa bàn nghiên cứu.
5.1.3. Về kết quả nghiên cứu
Theo kết quả điều tra 120 hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, ta thấy:
- Trong 07 nhân tố đưa vào mô hình Logit “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT” thì có 04 nhân tố có ý nghĩa thống kê đó là: Học vấn của chủ hộ – HOCVAN (mức ý nghĩa 10%), Diện tích ao nuôi –DIENTICH (mức ý nghĩa 5%), Tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi – TAPHUAN (mức ý nghĩa 1%)
Tham gia tổ cộng đồng – THAMGIATCD (mức ý nghĩa 1%). Còn 03 nhân tố: Số năm kinh nghiệm, biết thông tin về bảo hiểm tôm thẻ chân trắng và chi phí nuôi tôm không có ý nghĩa thống kê (có P-value > 0,1). Trong 04 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê, cả 04 yếu tố có mối tương quan đồng biến với biến phụ thuộc (Quyết định sẵn lòng tham gia BHNTTCT). Như vậy, tất cả các giả thuyết nghiên cứu đã thiết lập cho 4 yếu tố kể trên được chấp nhận.
Theo kết quả điều tra 92 hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, ta thấy:
- Trong 07 nhân tố đưa vào mô hình hồi quy “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT” thì có 04 nhân tố có ý nghĩa thống kê, đó là: Tuổi của chủ hộ – TUOI (với mức ý nghĩa 5%), Học vấn của chủ hộ – HOCVAN (với mức ý nghĩa 5%), Diện tích ao nuôi – DIENTICH (với mức ý nghĩa 1%), Số người phụ thuộc trong gia đình – SNPHUTHUOC (với mức ý nghĩa 5%). Còn 3 nhân tố: Số năm kinh nghiệm, biết thông tin về bảo hiểm tôm thẻ chân trắng, tham gia tổ cộng đồng không có ý nghĩa thống kê (có P-value > 0,1). Trong 04 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê, có 02 yếu tố có mối tương quan đồng biến với biến phụ thuộc (Mức sẵn lòng chi trả BHNTTCT) gồm: Tuổi của chủ hộ – TUOI, Học vấn của chủ hộ – HOCVAN, riêng yếu tố Số người phụ thuộc trong gia đình – SNPHUTHUOC và Diện tích ao nuôi – DIENTICH nghịch biến với biến phụ thuộc.
5.2. Gợi ý chính sách
BHNN là loại hình bảo hiểm còn rất mới mẻ đối với người dân địa phương. Đặc biệt là loại hình bảo hiểm thủy sản (đối tượng là tôm thẻ chân trắng) hướng vào những người nuôi trồng thủy sản có hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên với nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Chính vì vậy, BHNN cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa tới người nuôi, để họ thấy được tác dụng to lớn khi tham gia bảo hiểm góp phần ổn định đời sống.
Trên những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả kiến nghị một số gợi ý chính sách/giải pháp nhằm triển khai chương trình BHNTTCT được thực hiện tại địa phương trong thời gian tới như sau:
5.2.1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi lợi ích của bảo hiểm nuôi tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan đến chương trình BHNTTCT
Nhận thức của người nuôi trồng thủy sản đối với BHNTTCT là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển loại hình bảo hiểm này. Khi có một chính sách khuyến
khích tham gia BHNTTCT cho người nuôi nếu không có biện pháp tuyên truyền tốt hệ quả đầu tiên là họ không biết để tham gia dẫn đến kết quả thấp.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích BHNTTCT đến mọi người dân trên địa bàn. Tuyên truyền lợi ích bảo hiểm giúp người nông dân tin tưởng hơn về loại hình bảo hiểm còn đang rất mới này, đồng thời, giúp họ nhận thức đúng đắn nhất giá trị đích thực mà bảo hiểm mang lại.
Giải pháp tuyên truyền lợi ích bảo hiểm đó là thông tin đầy đủ về BHNTTCT, giải thích cho người dân tại sao phải tham gia, đối tượng nào được tham gia, chính sách của Nhà nước khi tham gia, Công ty trực tiếp thực hiện BH, thủ tục ra sao, xác định thiệt hại, điều kiện được bồi thường ... Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân đối với BHNTTCT. Giúp BHNTTCT thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản. Cần tìm cách tuyên truyền hiệu quả hơn đó là dựa vào các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh)… tại địa phương.
Khi chương trình BHNTTCT được triển khai tại Khánh Hòa, cần chú trọng vào các vấn đề nhằm tăng khả năng người nuôi mua bảo hiểm BHNTTCT trong thời gian tới như: Các công ty bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giới thiệu về bảo hiểm trên đối tượng thủy sản tại các thôn, xóm nhằm gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về chương trình BHNTTCT cũng như là thủ tục tham gia bồi thường, trao đổi, giải thích những thắc mắc của các hộ nuôi để họ tin tưởng vào sản phẩm bảo hiểm này. Làm việc với chủ tịch Hội nông dân, tổ trưởng tổ dân phố, thôn, xóm để mời, tập họp bà con nuôi trồng thủy sản tham gia các buổi hội thảo này. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị tài liệu, phương thức trình