Cơ sở của nguyên tắc suy đoán vô tội chính là nhằm thể hiện trách nhiệm của một quốc gia thành viên của LHQ trong việc tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế và đảm bảo nguyên tắc Hiến định. Quyền được suy đoán vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự là một quyền đã xuất hiện khá lâu với cột mốc quan trọng là Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 với sự khẳng định “Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc”, đây có lẽ là sự thể hiện đầu tiên trong văn bản pháp lý về một tư tưởng tiến bộ của nhân loại, khẳng định tất yếu lịch sử không thể đảo ngược của văn minh nhân loại, đồng thời khi quyền con người được tôn trọng, bảo vệ nhiều hơn đã khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng đến nguyên tắc này. Sau đó, thế giới bước vào thời kỳ hiện đại với sự quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền của người bị buộc tội, Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ năm 1948 quy định: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều được coi là vô tội cho đến khi một tòa án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những bảo đảm cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở pháp luật”. Và cuối cùng, không thể nhắc đến Công ước về quyền dân sự và chính trị 1966, hàng loạt các quyền và 24Điều 15 BLTTHS 2015.
lợi ích hợp pháp đã được ghi nhận có liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội như: “...không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước tự do đó có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định” (Điều 9.1); “Người bị buộc là tội phạm hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của đó được chứng minh theo pháp luật” (Điều 14.2); “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây: […] Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội”(điểm g Điều 14.3). Với tinh thần cam kết thực hiện các ĐƯQT về quyền con người, đặc biệt là phòng chống tra tấn, vi phạm tính hợp pháp của quá trình TTHS, nguyên tắc suy đoán vô tội là một phương tiện hiệu quả nhằm hỗ trợ nhà nước thực hiện mục tiêu ngăn chặn hiện tượng oan sai, đảm bảo tính khách quan công bằng của quá trình giải quyết vụ án.
Hiện nay nguyên tắc suy đoán vô tội đã đang và dần được sự thừa nhận của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trên tinh thần tích cực thực hiện những ĐƯQT về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã nội luật hóa, không chỉ là một điều luật được quy định tại BLTTHS hiện hành mà nguyên tắc suy đoán vô tội đã được đề cập ngay trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Thông qua quá trình không ngừng bổ sung, sửa đổi nội dung quy định của nguyên tắc từ BLTTHS 1988 đến Hiến pháp 1992, BLTTHS 2003 và hoàn thiện tại Hiến pháp 2013 tại khoản 1 Điều 31 cũng như quy định cụ thể tại Điều 13 BLTTHS 2015, đã đảm bảo nội dung nguyên tắc được hiểu chính xác cũng như từ đó góp phần cải cách hoạt động tố tụng hình sự tại quốc gia.