Thứ nhất, tác giả kiến nghị cần tăng cường công tác phổ biến giáo dục và hướng dẫn áp dụng BLHS và BLTTHS. Việc này không chỉ góp phần làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, mà còn thông qua đó để kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, ngăn chặn và hạn chế những vi phạm pháp luật. Nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục, người dân hiểu biết về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó sẽ có thể chủ động bảo vệ nhân quyền của mình trong các trường hợp cần thiết. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục này cần phải được tiến hành với các hình thức phong phú, nội dung thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Thứ hai, theo tác giả, nguyên tắc suy đoán vô tội cần phải được tôn trọng bởi tất cả mọi người chứ không chỉ riêng CQTHTT. Như đã đề cập, vẫn còn tình trạng một số cơ quan truyền thông còn chưa tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội khi thể hiện các nội dung kết tội người bị buộc tội dù chưa có bản án có hiệu lực pháp luật. Điều này có ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm và cuộc sống của người bị buộc tội. Do đó, cần có những quy định cụ thể về chủ thể áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, trong đó cần quy định rõ các cơ quan truyền thông, báo chí cần có cách diễn đạt cẩn thận, cách dùng từ hợp lý đối với người bị buộc tội mà không được tự ý kết luận tội hay miêu tả họ như người có tội khi chưa có bản án của Tòa án được tuyên có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, khẩn trương kiện toàn tổ chức, bổ sung đội ngũ cán bộ của CQĐT, TAND, VKS nhân dân nhằm bảo đảm đáp ứng các yêu cầu theo quy định của BLTTHS 2015. Không chỉ nâng cao số lượng, nhận thức và kỹ năng của những người THTT cũng cần được cải thiện hơn nữa thông qua các lớp tập huấn, giáo dục như trên. Đây là nền tảng cần thiết để nguyên tắc suy đoán vô tội có thể được thực hiện đạt hiệu quả cao, hạn chế những sai phạm trong quá trình thực hiện hoạt động
TTHS.
Thứ tư, cần bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật như: trụ sở, phòng làm việc, trang thiết bị hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho các chủ thể THTT. Trong đó đặc biệt cần ưu tiên nhanh chóng trang bị các camera, phương tiện ghi âm, ghi hình trong hoạt động thẩm vấn người bị buộc tội như đã đề cập ở trên để có thể giám sát tốt nhất quá trình điều tra, ngăn chặn tình trạng ép cung, nhục hình ở giai đoạn điều tra, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho quá trình tìm kiếm sự thật khách quan.
Thứ năm, cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp và thù lao cho các cán bộ tư pháp. Với khối lượng công việc, trách nhiệm nhiều như đã phân tích, các cán bộ có thẩm quyền thực hiện hoạt điều tra, truy tố, xét xử nên được quan tâm, hỗ trợ kinh phí xứng đáng với đặc thù nghề nghiệp để họ có thể yên tâm thực hiện công việc của mình.
Cuối cùng, bên cạnh việc không chấp nhận hiệu lực của bằng chứng thu được không đúng trình tự, thủ tục luật định, pháp luật Việt Nam cần bổ sung thêm quy định các chế tài đối với các chủ thể có thẩm quyền trong trường hợp họ vi phạm các quy định pháp luật về tính chính xác, đúng đắn trong hoạt động TTHS, gây ra oan sai. Vấn đề này cần phải được ghi nhận trong pháp luật TTHS (trong các thông tư, nghị định) bởi quy định trên sẽ tạo ra cơ sở đề những người có thẩm quyền phải biết rằng đây là nghĩa vụ mà Nhà nước đã giao cho mình, việc không thực hiện nghĩa vụ phải chịu những chế tài nhất định. Từ đó, tránh tình trạng các chủ thể THTT cố ý không thực hiện đúng trình tự theo luật định cũng như hạn chế các lí do tiêu cực khác ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Trong Chương IV của đề tài, tác giả phân tích tình trạng thực tế thông qua các bản án và số liệu báo cáo của Ủy ban tư pháp trong các phiên họp gần đây, từ đó nhìn nhận toàn diện hơn các khuyết điểm, bất cập còn xảy ra trên thực tiễn áp dụng pháp luật dẫn đến nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được bảo vệ tốt nhất. Thông qua các phân tích về nguyên nhân dẫn đến bất cập nêu trên, cùng các quy định đã tìm hiểu và những nghiên cứu tại Chương I, II và III, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những điểm hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong pháp luật TTHS Việt Nam.
Đầu tiên, tác giả mạnh dạn đưa ra các ý kiến thay đổi, bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện hơn nữa BLTTHS 2015. Thông qua việc chỉnh sửa nguyên tắc suy đoán vô tội, giúp cho nguyên tắc này rõ ràng, đầy đủ để việc áp dụng diễn ra đúng đắn, thống nhất hơn. Thêm vào đó, các quy định về quyền của người bị buộc tội cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt là quyền bào chữa, quyền thu thập chứng cứ, quyền im lặng bởi các quyền này gắn chặt với nguyên tắc suy đoán vô tội. Đồng thời, tác giả đề xuất cần tăng cường thực hiện các cơ chế để bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội được tôn trọng trong suốt quá trình tố tụng, đó là cơ chế giám sát, ngăn ngừa tình trạng bức cung, nhục hình thông qua ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động lấy lời khai người bị buộc tội và mở rộng yếu tố tranh tụng trong quá trình TTHS nước ta hiện nay.
Tiếp theo, tác giả đưa ra hàng loạt các kiến nghị khác liên quan đến công tác giáo dục, tập huấn các chủ thể THTT cũng như người dân nhằm nâng cao nhận thực pháp luật. Từ đó hoàn thiện chất lượng của đội ngũ cán bộ, tăng cường chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật. Đồng thời cần tiến hành các giải pháp khác như bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, xây dựng các chế tài nghiêm khắc hơn đối với các CQTHTT...
KẾT LUẬN CHUNG
Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng quyền được suy đoán vô tội là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội. Việc ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật TTHS có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ người bị buộc tội trong suốt quá trình TTHS, đồng thời góp phần vào việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm nền tư pháp công bằng, khách quan, đúng đắn. Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được thừa nhận một cách rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật TTHS của các quốc gia. Cách thức ghi nhận nguyên tắc này ở các quốc gia có thể khác nhau nhưng nhìn chung, các quốc gia đều hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trước sự cáo buộc của bên buộc tội, và đi đôi với đó là trách nhiệm bảo đảm thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, ở Chương I, tác giả đã nghiên cứu một cách khái quát nhất về nguyên tắc suy đoán vô tội trên các khía cạnh khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở hình thành của nguyên tắc suy đoán vô tội. Tiếp theo, ở Chương II, tác giả đi vào tìm hiểu các quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong từng giai đoạn tố tụng theo pháp luật TTHS Việt Nam. Ở Chương III, tác giả tìm hiểu về pháp luật một số quốc gia về nguyên tắc này, đồng thời kết hợp với chương hai nhằm đưa ra những đánh giá, so sánh pháp luật TTHS Việt Nam với pháp luật của Cộng hòa Pháp và Nhật Bản. Cuối cùng, ở Chương IV, tác giả phân tích thực tiễn, nhìn nhận các bất cập, hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân các bất cập đó kết hợp với phần đánh giá, so sánh pháp luật ở Chương III, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội.
Tác giả hi vọng khóa luận này sẽ là một trong những nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong các hoạt động học tập, nghiên cứu và xây dựng pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, tuy tác giả đã cố gắng đầu tư thời gian, công sức nhưng không thể tránh khỏi những điểm chưa hoàn thiện trong cách diễn đạt hay các luận điểm phân tích, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô.
2. Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số: 19/2003/QH11), ban hành ngày 26/11/2003; 3. Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số: 101/2015/QH13), ban hành ngày 27/11/2015; 4. Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy
định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành; 5. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (Déclaration des droits de
l'Homme et du citoyen) năm 1789;
6. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc (The Universal Declaration of Human Rights) năm 1948;
7. Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) 1966;
8. Công ước châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights); 9. Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp 1958;
10. Hiến pháp nước Nhật Bản 1947;
11. Bộ luật Tố tụng hình sự Nhật Bản (Luật số 131 ngày 10/7/1948, có hiệu lực từ năm 1949);
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
13. Lê Lan Chi (2020), Nguyên tắc suy đoán vô tội trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, Presumption of innocence Online Experts Workshop (VOL 1);
14. Nguyễn Văn Chiến (2014), “Vai trò của đội ngũ Luật sư trong việc hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng và bảo vệ quyền con người”, Kỷ yếu Hội thảo: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, Hội An;
15. Bùi Tiến Đạt (2015), Quyền giả định vô tội và quyền im lặng: Lý thuyết và thách thức từ thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 22/2015;
Luật học, số 1/2004;
18. Phạm Hồng Hải, “Mấy suy nghĩ về vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1998;
19. Tô Văn Hòa (chủ biên) (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, NXB. Hồng Đức, Hà Nội;
20. Nguyễn Thái Phúc, Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của TTHS Việt Nam”, VKSNDTC;
21. Nguyễn Thái Phúc,“Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2008;
22. Hoàng Phê (chủ biên),Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003;
23. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội;
24. Vũ Thị Quyên (2017), Quyền im lặng của người bị buộc tội – Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh;
25. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
26. Võ Văn Tài, Trịnh Tuấn Anh (2015), Nguồn gốc, bản chất, phạm vi áp dụng của “quyền im lặng” trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, số 11/2015;
27. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Tr.212;
28. Đào Trí Úc (2016),Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong Những nội dung mới trong Bộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
30. Eileen Skinnider và Frances Gordon (2001), International norms and domestic realities, Sino Canadian International conference on the ratification and implementation of human rights covenants Beijing;
31. Johnson T. David (2002), The Japanese Way of Justice: Prosecuting Crime in Japan, Oxford: Oxford University Press;
32. Lai Ho Hock (2012), The Presumption of Innocence as a Human Right, In Riberts, Paul and Jill Humter (eds.) Criminal Evidence and Human Rights: Reimagining Common Law Procedural Traditions, Oxford: Hart Publishing;
33. R. Badinter (2001), La présomption d’innocence, histoire et modernité (Giả định về sự vô tội, lịch sử và hiện tại), in Le droit privé français à la fin du XXe siècle : Etudes offertes à P. Catala, Litec;
34. Sakamaki Tadashi (2015), Keiji Sosho Ho (Code of Criminal Procedure) (originally in Japanese), Tokyo: Yuhikaku;
35. Thomas Weigend (2014), Assuming that the Defendant Is Not Guilty: The Presumption of Innocence in the German System of Criminal Justice trong Criminal Law and Philosophy, Nxb. Springer;
36. United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights- based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva;
37. V.Z Lucasevich (1985),Xác định trách nhiệm hình sự trong tố tụng hình sự xô Viết – Leningrat.
Tài liệu từ internet
38. Ban Truyền thông, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, tham khảo trực tuyến tại: [http://vuanhlaw.com.vn/tin-tuc/nguyen-tac-suy- doan-vo-toi-trong-bo-luat-to-tung-hinh-su-2015.html], truy cập ngày 06/11/2021. 39. Bùi Tiến Đạt, “Quan niệm về suy đoán / giả định vô tội ở Việt Nam: một số
40. “Bàn về quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013 và vấn đề sửa đổi một số quy định liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003”, tham khảo trực tuyến tại: [https://iluatsu.com/hinh-su/quyen-duoc-suy-doan-vo-toi-trong-hien- phap-2013-va-sua-doi-tths/], truy cập ngày 28/04/2021.
41. Bích Lan và Bùi Hùng, “Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra sơ bộ về công tác tư pháp năm 2020”, tham khảo trực tuyến tại: [https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?Url ListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=48280], truy cập ngày 29/05/2021. 42. Đinh Thế Hưng, “Bảo đảm nguyên tắc duy đoán vô tội”, tham khảo trực tuyến tại: [https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/thuc-hien-nguyen-tac-suy-doan- vo-toi-trong-to-tung-hinh-su-viet-nam-2], truy cập ngày 10/06/2021.
43. Minh Trí, “Chỉ nên ghi âm, ghi hình trong trường hợp bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”, tham khảo trực tuyến tại: [https://amp.vtc.vn/chi-nen-ghi-am-ghi- hinh-trong-truong-hop-bi-can-pham-toi-dac-biet-nghiem-trong-ar228337.html], truy cập ngày 01/07/2021.
44. “Mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản”, tham khảo trực tuyến tại: [https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/146], truy cập ngày 09/06/2021. 45. Nguyễn Hoài Linh, “Gian nan suy đoán vô tội”, tham khảo trực tuyến tại: [https://baoxaydung.com.vn/gian-nan-suy-doan-vo-toi-120443.html], truy cập ngày 30/05/2021.
46. Nguyễn Hồng Hà, “Cần bổ sung quy định đảm bảo quyền gặp người bị buộc tội, bị tạm giam của người bào chữa”, tham khảo trực tuyến: [https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/can-bo-sung-quy-dinh-dam-bao-quyen-gap- nguoi-bi-buoc-toi-bi-tam-giam-cua-nguoi-bao-chua.html], truy cập ngày 03/06/2021.
trinh-sua-doi-bo-luat-to-tung-hinh-su-292909/], truy cập ngày 17/05/2021.
48. PV (TTXVN/Vietnam+), “Ngành kiểm sát hạn chế đáng kể các trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm”, tham khảo trực tuyến tại: [https://www.vietnamplus.vn/nganh- kiem-sat-han-che-dang-ke-cac-truong-hop-oan-sai-bo-lot-toi-pham/702139.vnp], truy cập ngày 29/05/2021.
49. Phước Tuấn, “Tòa khẳng định không xử oan ông Lương Hữu Phước”, tham khảo trực tuyến tại: [https://vnexpress.net/toa-khang-dinh-khong-xu-oan-ong-luong-