vô tội trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án
Như đã phân tích, nguyên tắc suy đoán vô tội là hành lang pháp lý bảo vệ nhân quyền của người bị buộc tội cũng như bảo đảm quá trình tố tụng hình sự diễn ra chính xác, minh bạch, đúng pháp luật. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là nền tảng của các quy định cụ thể trải dài qua từng giai đoạn tố tụng.
Trước khi đến với giai đoạn điều tra, khởi tố VAHS mặc dù chưa xuất hiện người bị buộc tội những vẫn đóng vai trò quan trọng mở đầu quá trình tố tụng hình sự. Trong đó các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS kiểm tra thông tin, tài liệu thu được, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin về tội phạm hay phát hiện dấu hiệu tội phạm và kết thúc bằng một quyết định khởi tố hoặc không khởi tố VAHS. Bởi tầm quan
trọng của nhiệm vụ xác định sự tồn tại của dấu hiệu tội phạm, việc khởi tố VAHS một cách kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho điều tra tội phạm và ngược lại, khi khởi tố không có căn cứ, trái với quy định của pháp luật có thể gây ra tình trạng oan sai cho người vô tội hay những hậu quả khác như tốn thời gian, tiền bạc, công sức.... Chính vì thế, Điều 143 BLTTHS 2015 đặt ra quy định chỉ được khởi tố VAHS khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.40Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Điều luật trên đã giới hạn các căn cứ để CQTHTT có thể khởi tố vụ án nhằm tránh tình trạng khởi tố tràn lan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên quan. Không dừng lại ở đấy, BLTTHS cũng quy định các trường hợp không được khởi tố VAHS tại Điều 157.41
Những quy định trong Điều 157 là sự kết hợp các quy phạm của BLHS quy định các trường hợp không phải là tội phạm với các quy định của BLTTHS về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy định này là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, CQĐT chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án khi đã xác định được dấu hiệu tội phạm từ các cơ sở Điều 143 và không được rơi vào các căn cứ được quy định tại Điều 157. Bên cạnh đó, BLTTHS cũng quy định hậu quả pháp lý nếu CQTHTT đã khởi tố nhưng rơi vào một trong các căn cứ tại Điều 157 thì cơ quan 40Điều 143 BLTTHS 2015 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; 4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; 6. Người phạm tội tự thú.”
41Điều 157 BLTTHS 2015 quy định: “Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; 8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”
có thẩm quyền phải hủy bỏ quyết định khởi tố42. Ngay tại giai đoạn mở đầu quá trình giải quyết vụ án, các căn cứ khởi tố vụ án được quy định cụ thể đã phần nào hỗ trợ nguyên tắc suy đoán vô tội khi chỉ cho phép khởi tố vụ án hình sự thuộc các trường hợp luật định và không được khởi tố nếu rơi vào các căn cứ không khởi tố, điều này cho thấy phải xác định được chứng cứ rõ ràng, hợp pháp thì CQĐT mới quyết định khởi tố vụ án, không được đưa ra quyết định khởi tố một cách tùy tiện theo cảm tính làm sai lệch vụ án, làm oan người vô tội.
Tiếp theo, sau khi ra quyết định khởi tố VAHS, giai đoạn điều tra bắt đầu với việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm, làm cơ sở cho việc truy tố của VKS và xét xử của Tòa án. Để một vụ án được sáng tỏ, tìm ra sự thật khách quan thì giai đoạn điều tra rất quan trọng đối với quá trình giải quyết VAHS bởi tại đây, các chứng cứ, tài liệu, tình tiết của vụ án sẽ được thu thập, xem xét để chuẩn bị cho các giai đoan tố tụng sau, đây cũng là giai đoạn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội dễ bị xâm phạm nhất. Chính vì thế, tại giai đoạn này, nguyên tắc suy đoán vô tội cần được tôn trọng và bảo đảm thực hiện một cách nghiêm ngặt, chính xác, đó cũng là lí do BLTTHS đã quy định các điều luật cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của CQTHTT cũng như quyền của người tham gia tố tụng và trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp trong hoạt động điều tra.
Thứ nhất,các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CQTHTT
Giai đoạn điều tra luôn gắn liền với chức năng của CQĐT là xác định sự thật vụ án, thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết vụ án. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định ranh giới giữa phạm tội hay không phạm tội, đồng thời áp lực từ thời gian, dư luận cũng có thể tác động mạnh đến tâm lý của các điều tra viên nên rất dễ dẫn đến tình trạng vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Chính vì vậy trong BLTTHS 2015 có rất nhiều quy định ở giai đoạn điều tra để một phần giúp 42Điều 158 BLTTHS 2015.
các CQĐT thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhưng cũng đảm bảo quyền lợi cho các bị can trong quá trình điều tra, tránh những sai sót dẫn tới xác định sai sự thật, làm oan người vô tội. Trong đó, BLTTHS quy định nguyên tắc “tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra” tại Điều 19 BLTTHS 2015, theo đó, các cơ quan có thẩm quyền điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra với hàng loạt các yêu cầu như: phải tôn trọng sự thật, tiến hành các hoạt động điều tra một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Nguyên tắc này đã thể hiện sự ghi nhận từ nền tảng nguyên tắc suy đoán vô tội khi buộc các cơ quan có thẩm quyền điều tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục luật định cũng như phải chú ý cả chứng cứ xác định vô tội, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, từ đó định hướng cho CQĐT trong giai đoạn điều tra hướng tới mục tiêu không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng xác định tội phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể trong giai đoạn điều tra như sau:
Để có thể khởi tố bị can, BLTTHS 2015 đã đặt ra yêu cầu CQĐT phải có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm.43 Trước đó, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng; làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều, khoản nào của BLHS; xác định thông tin cá nhân (họ tên, ngày, tháng, năm sinh, hoàn cảnh gia đình...) của người bị khởi tố, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm như phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Để có được chứng cứ xác định, CQĐT phải tiến hành điều tra trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 172 BLTTHS 2015. Quy định như trên đặt ra giới hạn thời gian trong việc tìm kiếm chứng cứ xác định để khởi tố bị can, nhằm ngăn chặn tình trạng cố ý kéo dài thời 43Khoản 1 Điều 179 BLTTHS 2015.
hạn do không thu thập được chứng cứ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi, nghi can.
Sau khi có quyết định khởi tố bị can, mặc dù CQĐT có những chứng cứ xác định bị can thực hiện hành vi tội phạm nhưng cần lưu ý bị can vẫn là người vô tội vào thời điểm này theo nguyên tắc suy đoán vô tội nên dù đang bị nghi ngờ là người thực hiện tội phạm thì họ vẫn phải được quyền hưởng những quyền cơ bản của công dân và không được đối xử như người có tội. Do đó, đòi hỏi các CQĐT nói chung và cán bộ điều tra, Điều tra viên nói riêng phải có thái độ đối xử với họ như người vô tội, dù niềm tin nội tâm tin rằng họ phạm tội.
Không chỉ dừng lại ở đó, BLTTHS 2015 tiếp tục thể hiện sự ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội khi đặt ra những trường hợp có nghi ngờ về tính chính xác của hoạt động điều tra như: bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên sẽ là người thực hiện hỏi cung mà không còn là Điều tra viên44. Ngoài ra, cán bộ hỏi cung (Điều tra viên, Kiểm sát viên) không được bức cung, dùng nhục hình. Quy định này có ý nghĩa vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền con người của các bị can. Chính vì thế, tại khoản 5 Điều 183 BLTTHS 2015 quy định trong trường hợp người hỏi cung có hành vi bức cung, dùng nhục hình phải chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Thứ hai, quy định về đình chỉ điều tra vụ án. Nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rất rõ thông qua quy định về đình chỉ điều tra tại Điều 230 BLTTHS 2015. Theo đó, CQĐT có nhiệm vụ ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của BLHS; đặc biệt là trường hợp đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Quy định này thể hiện rất rõ nguyên tắc “không chứng minh được tội phạm đồng nghĩa với sự vô tội được chứng minh”, BLTTHS đã trao cho CQĐT thời hạn để thu thập chứng cứ nhằm chứng minh người bị buộc tội đã thực hiện tội phạm và đồng thời 44Khoản 4 Điều 183 BLTTHS 2015.
đặt ra quy định nếu trong thời hạn này không thể chứng minh tội phạm thì CQĐT buộc phải ra quyết định đình chỉ điều tra, đồng nghĩa với việc kết thúc sự buộc tội đối với nghi can. Điều này đặt ra trách nhiệm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ, thực hiện các hoạt động điều tra một cách tích cực nếu không muốn bỏ lọt tội phạm đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của người bị buộc tội, tránh tình trạng kéo dài thời gian điều tra khiến họ mắc kẹt trong quá trình tố tụng.
Thứ ba,các quy định về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
Các vụ án hình sự luôn cần được đặc biệt quan tâm bởi tính nghiêm trọng của các hành vi tội phạm, do đó, trong các trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền buộc phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại Điều 109.45 Điều luật này cũng cho thấy, các biện pháp này không được áp dụng một cách tràn lan, mà phải rơi vào các trường hợp cần thiết bao gồm: kịp thời ngăn chặn tội phạm, có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, bảo đảm thi hành án bởi các biện pháp này khi được áp dụng sẽ hạn chế một số quyền con người của người bị buộc tội, đặc biệt là quyền tự do. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, người bị buộc tội phải được đối xử như là vô tội nên có ý kiến cho rằng các biện pháp ngăn chặn đã xâm phạm đến quyền được suy đoán vô tội khi đã hạn chế hoặc tước đi quyền tự do của con người. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các biện pháp ngăn chặn được đặt ra là nhằm bảo vệ quá trình tố tụng có thể diễn ra trôi chảy, nhanh chóng - cũng là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và hơn hết nhằm giữ vững trật tự xã hội, ngăn chặn nguy cơ xảy ra tội phạm. Bên cạnh đó, các biện pháp ngăn chặn được BLTTHS quy định chỉ giới hạn trong thời hạn nhất định, theo trình tự, thủ tục phù hợp, và do một số chủ thể có thẩm quyền ban hành. Điển hình là việc bắt giữ người bị buộc tội để tạm giam phải thực hiện đúng theo trình tự pháp luật quy định tại 45Điều 109 BLTTHS 2015 quy định:
“1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. 2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.”
Điều 113 BLTTHS 2015. Điều này đảm bảo việc bắt người phải có chứng cứ, lý do rõ ràng được thể hiện trong quyết định bắt, có đại diện làm chứng để tránh bắt người bừa bãi. Thêm vào đó, việc bắt người không được diễn ra ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Như vậy, có thể thấy quyền và lợi ích của một người chỉ bị hạn chế theo quy định của pháp luật và dù thực hiện các biện pháp hạn chế quyền của người bị buộc tội nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục và trong giới hạn luật định, cần nhận định rõ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn không đồng nghĩa với việc người bị buộc tội là có tội.
Thứ tư,các quy định về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra.
Nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm