Pháp luật Cộng hòa Pháp về nguyên tắc suy đoán vô tội

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 55 - 62)

Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia điển hình theo mô hình TTHS thẩm vấn, đây cũng là mô hình tố tụng mà Việt Nam đang áp dụng. Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, việc giải quyết vụ án hình sự được xem như là một cuộc điều tra nơi người tiến hành điều tra mang quyền lực Nhà nước và sử dụng cách thức điều tra là thẩm vấn nhằm tìm ra tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đó, Toà án giải quyết vụ án dựa trên hồ sơ điều tra, bản cáo trạng và tiếp tục thẩm vấn tại phiên tòa, thậm chí nếu cần thiết, Tòa án có thể thực hiện tìm kiếm, thu thập thêm chứng cứ nhằm tìm kiếm sự thật cho riêng mình.50 Có thể nói, so với mô hình tố tụng tranh tụng thì mô hình tố tụng thẩm vấn đề cao vai trò, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền THTT hơn vai trò cũng như quyền lợi của người bị buộc tội. Khi nghiên cứu pháp luật TTHS Pháp, văn bản quan trọng cần được nhắc đến là 50Nguyễn Thảo, Mô hình tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự,https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201311/mo-hinh-to- tung-hinh-su-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-mot-so-goi-mo-cho-viet-nam-trong-qua-trinh-sua-doi-bo- luat-to-tung-hinh-su-292909/, truy cập ngày 17/05/2021.

BLTTHS của quốc gia này. BLTTHS năm 1958 ra đời thay thế cho BLTTHS đầu tiên vào năm 1808, và vẫn có hiệu lực cho đến nay, mặc dù vẫn trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế của quy định cũ cũng như nội luật hóa các ĐƯQT mà Pháp thành viên.

Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung, người bị buộc tội được trao nhiều quyền tố tụng hơn theo hướng bảo đảm quyền con người, trong đó nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận cụ thể trong BLTTHS vào năm 2000. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS Pháp, với nội dung như sau: “Bất kỳ ai bị tình nghi hay bị truy tố đều được coi là không có tội khi chưa chứng minh được tội của anh ta. Việc vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội bị nghiêm cấm và phải bồi thường cũng như phải chịu phạt theo quy định pháp luật”.51 Tuy sự ghi nhận nguyên tắc này vào BLTTHS khá muộn nhưng điều này không có nghĩa là trước đó pháp luật nước Pháp không quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội. Về mặt lịch sử, nguyên tắc này đã được coi là một nguyên tắc cơ bản từ rất lâu, gắn liền với cuộc cách mạng tư sản Pháp và đã được quy định từ rất sớm trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789. Sau đó, học lý hình sự Pháp đã nâng suy đoán vô tội thành nguyên tắc nền tảng, mang tính chỉ đạo trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, có thể nói, suy đoán vô tội là một nguyên tắc đương nhiên suốt hơn hai thế kỷ.52 Thông qua việc tìm hiểu pháp luật TTHS Pháp, có thể thấy, nguyên tắc suy đoán vô tội tồn tại trong suốt quá trình tố tụng, cụ thể như sau:

Đầu tiên, về quy định quyền suy đoán vô tội ở giai đoạn điều tra, truy tố.

Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện thông qua quy định về thẩm quyền điều tra. Điều 111-1 BLHS Pháp quy định: “Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi được quy định trong luật, tội phạm được chia thành trọng tội, thường tội và tội vi cảnh”. Việc phân loại tội phạm như trên có những ảnh 51Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 tăng cường bảo vệ sự suy đoán vô tôi và quyền của nạn nhân (Loi n° 2000-516 du 15 juin 2000 renforçant la protection de la présomption d’innocence et les droits des victimes)

52R. Badinter (2001), La présomption d’innocence, histoire et modernité (Giả định về sự vô tội, lịch sử và hiện đại), in Le droit privé français à la fin du XXe siècle : Etudes offertes à P. Catala, Litec, 2001, tr. 133.

hưởng nhất định đến thẩm quyền điều tra, xét xử cũng như đến thời hạn giam giữ đối với người bị tình nghi. Theo đó, về cơ bản, giai đoạn điều tra có thể do Cảnh sát điều tra tiến hành, khi đó Công tố viên sẽ là người chỉ đạo và kiểm soát quá trình điều tra53. Không chỉ Cảnh sát điều tra tham gia vào giai đoạn này, hoạt động điều tra cũng có thể do Công tố viên tiến hành và lúc này Thẩm phán điều tra sẽ đóng vai trò chính trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra.54Đặc biệt, theo Điều 79 BLTTHS Pháp 1958, việc Toà án tiến hành điều tra trước khi xét xử là bắt buộc đối với trọng tội nhưng không bắt buộc đối với khinh tội, trừ trường hợp có quy định đặc biệt; đối với tội vi cảnh, Tòa cũng có thể tiến hành điều tra trước khi xét xử nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh tòa sơ thẩm yêu cầu theo quy định tại Điều 51.

Như vậy, pháp luật TTHS Pháp cho phép cả ba cơ quan có thẩm quyền THTT đều có thể tham gia vào quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, điều này là phù hợp với tinh thần của mô hình thẩm vấn mà Pháp đang theo đuổi, ba cơ quan vừa kiềm chế, kiểm soát hoạt động điều tra của nhau vừa hỗ trợ giúp quá trình giải quyết vụ án được tiến hành nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, sự xuất hiện dày đặc của cơ quan công quyền có thể khiến nguyên tắc tranh tụng cũng như sự độc lập của các CQTHTT trong quá trình tố tụng không được đảm bảo.

Những quy định trên dẫn đến cơ sở thứ hai của nguyên tắc suy đoán vô tội, tránh nhiệm chứng minh thuộc về bên công tố. Theo đó, người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, trái lại, bên buộc tội (Công tố) phải chứng minh hành vi phạm tội của người bị buộc tội bằng cách chứng minh sự tồn tại của các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như chứng minh sự loại trừ các nguyên nhân miễn trừ trách nhiệm hình sự.55 Mặc dù không có quy định cụ thể trong BLTTHS Pháp 1958, việc phân định trách nhiệm chứng minh chính là sự chuyển hoá vào trong pháp luật hình sự nguyên tắc “nguyên đơn phải gánh nghĩa vụ chứng minh” (actori incumbit probatio) trong tố tụng dân sự. Theo đó, Điều 1353 Bộ luật dân sự 53Điều 12 BLTTHS Pháp 1958.

54Tô Văn Hòa (chủ biên) (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, tr476

55Aurélie Bergeaud-Wetterwald, Implications et application du principe de la présomption d’innocence en droit français, https://law.unimelb.edu.au/centres/alc/news-and-events/the-presumption-of-innocence-online- experts-workshop, truy cập ngày 17/05/2021

năm 1804 của Pháp quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về nguyên đơn. Có thể nói, nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn nằm trong nguyên tắc suy đoán vô tội, điều này được khẳng định bởi tuyên bố của Toà phá án56và Hội đồng bảo hiến57. Hệ quả của điều này là khi bên chịu trách nhiệm chứng minh thất bại trong nhiệm vụ của mình, nghi ngờ sẽ có lợi cho bên bị buộc tội. Với tư cách là quy định về chứng minh, suy đoán vô tội như là sự thể hiện của nguyên tắc “nghi ngờ sẽ có lợi cho bên bị buộc tội” (in dubio pro ree).

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc trách nhiệm chứng minh thuộc về bên buộc tội trong pháp luật TTHS Pháp, có thể kể đến ví dụ như sau: Trong các vụ việc liên quan đến tội vu khống, người bị truy tố phải có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng về sự có thật của những sự việc đang bị cho là vu khống đó58. Mặc dù các trường hợp này về mặt bản chất trái với nguyên tắc suy đoán vô tội, hay nói cách khác, điều này có thể xem là "giả định tội lỗi" bị nghiêm cấm trong lĩnh vực pháp luật TTHS, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt “suy đoán có tội” phải được tạo lập, thường là vì lý do cấp bách, trong tình huống người bị buộc tội dường như là người có khả năng cung cấp bằng chứng tốt nhất59.

Tiếp theo, nguyên tắc suy đoán buộc tội đi liền với các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi, đặc biệt là quyền không buộc tội chính mình, hay nói cách khác là quyền im lặng.

Theo Luật ban hành ngày 15/06/2000, BLTTHS Pháp 1958 được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, trong đó việc đảm bảo các quyền đối với những người bị Cảnh sát bắt giữ, có thể kể đến như: quyền thông báo cho người thân, người sử dụng lao động; quyền thông báo cho cơ quan lãnh sự nếu nghi phạm là người nước ngoài; quyền được có bác sĩ, quyền có Luật sư, quyền có thông dịch viên, quyền được tiếp cận những tài liệu mang tính buộc tội trong khoảng thời gian 56Cass. crim. ngày 22 tháng 2 năm 1993: "Bất kỳ bị cáo nào cũng đều được coi là vô tội, nghĩa vụ chứng minh tội của họ thuộc về bên công tố" (Tout prévenu étant présumé innocent, la charge de la preuve de sa culpabilité incombe à la partie poursuivante).

57Tuyên bố số 80-127 DC tháng 12, ngày 19-20 tháng 1 năm 1981.

58Điều 35 Luật ngày 29 tháng 7 năm 1881.

59Conseil const., ngày 16 tháng 6 năm 1999, số 99-411 DC: “Tòa án Nhân quyền Châu Âu cũng sử dụng các tiêu chí tương tự.”

ngắn nhất có thể, quyền trả lời câu hỏi hoặc giữ im lặng... đã được ghi nhận tại các Điều 63-2, 63-3, 63-4. Và để bảo đảm những quyền này của người bị bắt giữ, bị tình nghi, BLTTHS đặt ra các nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan tiến hành điều tra phải thông báo về các quyền cơ bản nêu trên ngay sau khi bị bắt giữ, người bị tình nghi tại Điều 63-1 BLTTHS Pháp 1958. Tuy nhiên, việc thông báo về các quyền này chỉ được thực hiện một lần ngay sau khi bắt giữ người bị tình nghi. Trong các buổi thẩm vấn sau đó, BLTTHS Pháp 1958 không quy định về trách nhiệm của Cảnh sát trong việc thông báo và giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, Điều 116 BLTTHS Pháp 1958 trong chương thẩm quyền điều tra của Tòa án có quy định: trong lần đầu tiên thẩm vấn, Thẩm phán điều tra thông báo cho người bị thẩm tra tư pháp về quyền chọn Luật sư hoặc đề nghị chỉ định một Luật sư cho mình cùng với quyền lựa chọn giữ im lặng hay đưa ra lời trình bày khi bị thẩm vấn. Những thông tin trên phải được ghi nhận bằng văn bản vào hồ sơ điều tra chính thức. Việc đồng ý thẩm vấn chỉ có thể đưa ra với sự có mặt của Luật sư và Luật sư của người này cũng có thể trình bày ý kiến của mình với Thẩm phán điều tra. Như vậy, trong lần đầu tiên tiến hành thẩm vấn, Thẩm phán điều tra phải thông báo một cách rõ ràng về quyền được lựa chọn giữa việc giữ im lặng hay trình bày lời khai trước những câu hỏi được đưa ra.

Có thể thấy rằng theo quy định tại Điều 116 BLTTHS Pháp 1958 nêu trên thì quyền im lặng của người bị buộc tội có gắn liền với quyền có Luật sư bào chữa.60

Theo đó, trong trường hợp bị can chấp nhận tự nguyện khai báo thì việc khai báo chỉ được thừa nhận nếu được tiến hành dưới sự chứng kiến của Luật sư bào chữa. Sự bắt buộc có mặt của Luật sư trong các buổi thẩm vấn bị can cũng được quy định rõ tại Điều 114 BLTTHS Pháp 1958: “Trừ khi công khai từ bỏ quyền này, các bên chỉ có thể bị xét hỏi, lấy cung hoặc đối chất với sự có mặt của Luật sư của họ hoặc khi Luật sư của họ đã được triệu tập theo đúng quy định”. Với các quy định nêu trên, có thể thấy quyền bào chữa và quyền im lặng là một đặc thù của TTHS, gắn 60Vũ Thị Quyên (2017),Quyền im lặng của người bị buộc tội – Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr.55.

liền với nguyên tắc suy đoán vô tội. Thêm vào đó, mối liên hệ giữa suy đoán vô tội và quyền không đưa ra lời buộc tội chính mình cũng được ghi nhận trong Chỉ thị châu Âu ngày 9 tháng 3 năm 2016. Với ý nghĩa tăng cường nguyên tắc suy đoán vô tội, Chỉ thị này quy định rằng những người bị buộc tội có quyền giữ im lặng và việc thực thi quyền này không được xem là căn cứ chống lại họ, cũng không được coi là bằng chứng cho thấy họ đã thực hiện hành vi phạm tội.

Cuối cùng, nguyên tắc suy đoán vô tội ở giai đoạn này còn được thể hiện thông qua các quy định về biện pháp cưỡng chế. Điều 1-P - Điều khoản sơ bộ của BLTTHS cũng có quy định: “Các biện pháp cưỡng chế ... phải được giới hạn một cách nghiêm ngặt trong sự cần thiết của tiến trình, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm bị cáo buộc và không xâm phạm phẩm giá của con người.” Có thể khẳng định, việc tạm giam chỉ có thể được áp dụng nếu thực sự cần thiết như một biện pháp bổ trợ. Và về mặt pháp lý, việc bị tạm giam không phải là một hình phạt, hậu quả của hành vi phạm tội. Hơn nữa, các lý do dẫn đến việc quyết định tạm giam không được dùng để khẳng định một người có tội.

Thứ hai, về quy định quyền suy đoán vô tội ở giai đoạn xét xử.

Một là, BLTTHS quy định Thẩm phán điều tra sẽ không được tham gia xét xử vụ án mà mình thụ lý điều tra theo Điều 49, hậu quả pháp lý nếu vi phạm quy định này là bản án sẽ bị vô hiệu. Quy định này nhằm tách biệt vai trò điều tra và xét xử của Tòa án, mặc dù pháp luật TTHS cho phép Tòa án được phép thực hiện hoạt động điều tra, thẩm vấn nhằm tự tìm kiếm sự thật cho riêng mình nhưng quá trình này không được ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của Tòa án trong quá trình xét xử. Do đó, Thẩm phán điều tra không thể mang những ý kiến chủ quan hình thành trong quá trình điều tra vào phiên tòa xét xử. Với hệ quả bản án bị vô hiệu trong trường hợp nêu trên đã cho thấy pháp luật TTHS Pháp đề cao tầm quan trọng của bản án. Như vậy, với quy định nêu trên cho thấy nguyên tắc suy đoán vô tội được BLTTHS Pháp 1958 tôn trọng và bảo đảm thông qua việc loại bỏ những bản án được đưa ra không đúng quy định pháp luật.

Hai là, trước khi mở phiên tòa, bị cáo được quyền chọn người bào chữa, nếu không tự chọn sẽ do Tòa án chỉ định Luật sư bào chữa (Điều 274 BLTTHS Pháp 1958) và quy định tại Điều 278 cho phép bị cáo được tự do tiếp xúc với Luật sư bào chữa, có thể tham khảo toàn bộ hồ sơ tố tụng miễn là không làm chậm trễ tiến trình tố tụng. Quy định này nhằm đảm bảo quyền bào chữa và quyền tranh tụng của bị cáo ở trước tòa, theo đó Luật sư bào chữa có thể nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án và tự do gặp mặt bị cáo để chuẩn bị cho việc bào chữa trước tòa. Thêm vào đó, BLTTHS yêu cầu sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa là bắt buộc, nếu Luật sư được chọn hoặc chỉ định như trên không có mặt, Tòa sẽ chỉ định người thay thế (Điều 317).

Vấn đề tranh luận tại tòa không được đề cập cụ thể mà được Điều 346 nêu như sau: “Sau khi kết thúc phần thẩm vấn tại phiên tòa, ...Viện công tố trình bày kết luận của mình. Bị cáo và Luật sư của bị cáo trình bày lời bào chữa. Bị hại và Viện

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 55 - 62)