Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 83)

Tính đến nay, BLTTHS 2015 (có hiệu lực vào 01/01/2018) đã được thi hành hơn 3 năm và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các quy định của BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể THTT thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong TTHS. Cụ thể: tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ sau đó chuyển xử lý hình sự đạt cao (98%). Tỷ lệ số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng giảm (tỷ lệ VKS trả hồ sơ giảm 0,05%, Tòa án trả hồ sơ giảm 1,22%). Số vụ án VKS truy tố đúng thời hạn đạt tỷ lệ 99,9% (vượt 9,9% chỉ tiêu) và số bị can VKS truy tố đúng tội danh đạt 99,9% (vượt 4,9% chỉ tiêu). Những trường hợp bị khởi tố, điều tra oan chiếm tỷ lệ rất nhỏ, giảm dần theo từng năm và giảm 52,7% so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.73

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng các quy định của 73 PV (TTXVN/Vietnam+), “Ngành kiểm sát hạn chế đáng kể các trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm”, https://www.vietnamplus.vn/nganh-kiem-sat-han-che-dang-ke-cac-truong-hop-oan-sai-bo-lot-toi-

BLTTHS năm 2015 trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cũng cho thấy còn tồn tại một số trường hợp vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Đầu tiên, thông qua báo cáo của Ủy ban Tư pháp vào ngày 14/09/202074, có thể thấy một số vấn đề còn tồn tại trên thực tế như sau:

Một là, các vấn đề trong hoạt động điều tra của CQĐT. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm, dẫn đến số trường hợp VKS Nhân dân tối cao, các cấp không phê chuẩn tăng mạnh so với năm 2019. Qua kiểm sát, VKS Nhân dân tối cao đã kịp thời phát hiện, yêu cầu hủy bỏ nhiều quyết định trái pháp luật của CQĐT và ban hành 1.070 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Còn 17 trường hợp CQĐT phải đình chỉ điều tra bị can do không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Hai là, các vấn đề liên quan đến hoạt động của VKS. Trong năm 2020, vẫn còn 57 trường hợp bị oan liên quan đến trách nhiệm của VKS; còn 60 trường hợp truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt.

Bốn là, các vấn đề liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân (TAND). Các TAND vẫn còn nhiều vi phạm dẫn tới VKS Nhân dân tối cao phải ban hành 610 kiến nghị yêu cầu khắc phục trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự được Tòa án chấp nhận mặc dù vượt chỉ tiêu của Quốc hội, nhưng giảm 5% so với năm 2019.

Các số liệu thống kê nêu trên mặc dù còn sơ bộ và hạn chế nhưng phần nào cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những sai phạm, đặc biệt là các vụ án gây oan sai cho người vô tội. Tiếp theo, để hiểu rõ tình hình áp dụng pháp luật và những bất cập trên thực tế cần xem xét một số vụ án có các dấu hiệu sai phạm gây 74Bích Lan, Bùi Hùng, “Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra sơ bộ về công tác tư pháp năm 2020”,https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/conten t/tintuc/Lists/News&ItemID=48280, truy cập ngày 29/05/2021.

nên nhiều tranh cãi trong dư luận gần đây.

Vụ án thứ nhất: Ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử sau khi bị tuyên án vào ngày 29/05/2020.

Nội dung vụ án: Khoảng 11 giờ ngày 15/01/2017 sau khi uống rượu ở nhà người quen tại khu phố Phước An, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài nay là thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, ông Lương Hữu Phước đi về nhà. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, ông Trần Hữu Quý gọi điện cho ông Phước quay lại chỗ nhậu đổi dép rồi rủ đi hát karaoke. Khi đến trước nhà ông Quý để lấy nón bảo hiểm, ông Phước rẽ trái qua đường, đến phần đường dành cho xe đi ngược chiều thì bị xe máy do Lâm Tươi điều khiển đâm vào khiến ông Quý tử vong sau đó, ông Phước cũng bị thương phải nhập viện điều trị. Bốn tháng sau vụ tai nạn, ông Lương Hữu Phước bị khởi tố, tòa sơ thẩm TAND thành phố Đồng Xoài tuyên phạt ông Phước 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”, bản án sau đó bị tòa cấp phúc thẩm TAND tỉnh Bình Phước hủy án để điều tra lại do "vi phạm tố tụng, thiếu sót nhiều chứng cứ quan trọng để buộc tội" vào ngày 12/09/2018. Tiếp đó, ngày 06/12/2019, TAND thành phố Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên phạt ông Phước 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”, ông Lương Hữu Phước tiếp tục kêu oan. Sáng 29/05/2020, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần hai tiếp tục tuyên y án sơ thẩm. Cho là mình bị oan, đến 2 giờ chiều cùng ngày, ông Phước đến trụ sở TAND tình Bình Phước nhảy lầu tử tự, và tử vong.

Đây là vụ án được dư luận quan tâm và đặc biệt chú ý nên tối 05/06/2020, Chánh án TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định kháng nghị vụ án này. Kháng nghị cho rằng bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Phước và bản án sơ thẩm của TAND thành phố Đồng Xoài chưa làm rõ nhiều vấn đề như: Làm rõ lời khai của Lâm Tươi; chưa giám định tốc độ xe Lâm Tươi. Từ đó TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị theo hướng hủy cả hai bản án của hai cấp toàn nói trên để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Cuối cùng, Hội đồng phiên giám đốc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Chánh án TAND Cấp

cao, hủy hai bản án tuyên ông Lương Hữu Phước 3 năm tù. Theo đó, quyết định hủy án cho rằng, còn nhiều thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, CQĐT đã không làm rõ nhiều tình tiết nhưng tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xử lần hai vẫn chưa xem xét đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn làm ông Trần Hữu Quý tử vong.

Trong vụ án này, một số điểm cốt lõi để xác định sự thật vụ án đã bị bỏ qua (CQĐT chưa làm rõ tốc độ xe của Lâm Tươi, chưa làm rõ để xác định hướng va chạm của xe...). Mặc dù có những điểm chưa được xác định nhưng CQTHTT lại không điều tra làm rõ trong khi đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm lần hai. CQĐT đã bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng và những chứng cứ này có thể gỡ tội cho ông Phước (bà Liên khai có nhìn thấy chồng vịn tay vào vai của bị cáo Phước. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng chưa làm rõ nạn nhân có lỗi hay không để xác định ông Phước bị hạn chế về khả năng điều khiển xe hay không), có thể thấy CQĐT đang ngầm hiểu và quy tội cho ông Phước. Điều này đã cho thấy có sự vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.

Bên cạnh đó, có thể thấy hoạt động xét xử của các cấp Tòa án trong vụ án này cũng còn nhiều bất cập. Ở vụ án này, đáng chú ý là trải qua nhiều lần xét xử nhưng Tòa án đã không xem xét kĩ hồ sơ để yêu cầu làm rõ các tình tiết mà chỉ dựa vào bản cáo trạng để của VKS đưa ra, dù cho những chứng cứ đó không rõ ràng, cũng như thiếu tính thuyết phục. Thêm vào đấy, một trong những nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội mọi nghi ngờ luôn được giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo nhưng trong vụ án trên Tòa án đã không thực hiện nội dung này khi xác định bị cáo Phước không bật đèn xi nhan khi qua đường mặc dù tình tiết này không thể xác định rõ (nhân chứng không khẳng định ông Phước có bật hay không mà chỉ khai không thấy). Đây là sự sai phạm nghiêm trọng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình xét xử. Không chỉ vậy, tại buổi họp báo ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trưa 30/05, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã lập luận: "Vậy bị cáo nếu đã quan sát kỹ, không thể có chuyện anh Lâm Tươi chạy va chạm xảy ra tai nạn giao thông này

được"75 khi bị cáo tại tòa cho rằng mình có quan sát khi qua đường. Rõ ràng, lập luận trên cho thấy có sự xuất hiện của tư duy “suy đoán có tội”. Tóm lại, mặc dù chức năng của Tòa án là xét xử vụ án dựa trên những chứng cứ rõ ràng hợp pháp, cũng như thuyết phục, không chỉ nghe bên buộc tội mà còn phải chú ý những bằng chứng gỡ tội của người bào chữa bào chữa, nhưng ở vụ án này Tòa án đang thiên về buộc tội khi chỉ tin theo kết luận điều tra của CQĐT, bản cáo trạng của VKS.

Vụ án thứ hai: ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng bị oan sai Nội dung vụ án: Năm 2008, vợ chồng ông Võ bà Thưởng có chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Đoàn Thị Huệ và Vũ Thị Hằng 400m2, với giá 100 triệu đồng. Đến năm 2016, hai bà này yêu cầu vợ chồng ông đến UBND xã để làm thủ tục sang tên diện tích đất trên nhưng ông Võ bà Thưởng không đồng ý. Do đó, hai bà này đã làm đơn khởi kiện bằng một vụ án dân sự tại TAND huyện Tuy Đức. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, tòa này thấy ông Võ, bà Thưởng có dấu hiệu hình sự nên đã đình chỉ vụ án dân sự, đề nghị khởi tố vụ án hình sự. Ngày 11/4/2018, cơ quan CSĐT Công an huyện khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Võ và bà Thưởng về tội “lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản” và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Võ. VKSND huyện phê chuẩn và ban hành cáo trạng truy tố. Tháng 10/2018, TAND huyện tuyên phạt ông Võ, bà Thưởng mỗi người 24 tháng tù nhưng cho bà Thưởng được hưởng án treo. Cả hai kháng cáo kêu oan. Ngày 4/1/2019, TAND tỉnh Đắk Nông tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Đến ngày 21/9/2019, cơ quan CSĐT Công an huyện đã ban hành các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Võ và bà Thưởng. Lý do là đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.

Theo đó, HĐXX phúc thẩm phân tích vụ án và chỉ ra hàng loạt các điểm thiếu căn cứ và vi phạm thủ tục tố tụng như sau: “Đây là một quan hệ dân sự, cần thiết phải giải quyết bằng vụ án dân sự khác.” Việc nhận định và quyết định như vậy của TAND huyện Tuy Đức là vượt quá phạm vi xét xử của vụ án này. Thêm vào đó, bà 75 Phước Tuấn, “Tòa khẳng định không xử oan ông Lương Hữu Phước”, https://vnexpress.net/toa-khang- dinh-khong-xu-oan-ong-luong-huu-phuoc-4107687.html, truy cập ngày 29/05/2021.

Đoàn Thị Huệ xác nhận, bà là người quản lý và sử dụng diện tích đất này từ năm 2008 cho đến nay, không có ai tranh chấp. Do vậy, cấp sơ thẩm nhận định “các bị cáo có hành vi chiếm đoạt số tiền 100 triệu đồng” là không có căn cứ.” Từ những lập luận trên, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Nông quyết định “hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2018/HS-ST của TAND huyện Tuy Đức, đồng thời chuyển hồ sơ cho VKSND huyện Tuy Đức để giải quyết theo thủ tục chung”.

Trong vụ án này, mặc dù các căn cứ xác định tội phạm đều không có nhưng CQĐT cùng VKS đều thống nhất khởi tố các bị can và truy tố họ về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Qua đó cho thấy vẫn còn tình trạng thống nhất cao giữa các CQTHTT, đáng lẽ VKS phải vận dụng chức năng kiểm sát một cách chặt chẽ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các quyết định chưa chính xác của CQĐT thì trong trường hợp này, VKS chỉ thêm bớt một vài chi tiết để cảm thấy phù hợp hơn và tin tưởng vào CQĐT mà không xem xét kĩ tính hợp pháp, khách quan và đúng sự thật các kết luận của CQĐT và hoàn toàn chỉ dựa vào kết luận điều tra rồi ra quyết định truy tố. Điều này đã dẫn đến vụ việc truy tố sai người, không đúng tội làm oan người vô tội. Bên cạnh đó, việc không thay đổi Thẩm phán chủ tọa (Thẩm phán vừa giải quyết vụ án dân sự ban đầu vừa xét xử sơ thẩm vụ án trên) đã cho thấy tình trạng chưa tôn trọng pháp luật TTHS vì rõ ràng, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể tại Điều 53 BLTTHS. Không chỉ vậy, một lần nữa Tòa án chưa làm tốt chức năng xét xử của mình khi chưa có sự độc lập, khách quan trong việc đưa ra phán quyết, đây là cũng là thực trạng đã được Viện trưởng VKS Nhân dân tối cao công nhận: “Không có trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội” trong phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thông qua các số liệu và hai vụ án trên, có thể thấy tình trạng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trên thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập dù đã có nhiều bước tiến mới so với trước đây. Các bất cập có thể tóm lại bao gồm các vấn đề như sau:

Thứ nhất, vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra, truy tố. Ngoài các vấn đề như CQĐT, VKS chỉ tập trung thu thập các chứng cứ buộc tội mà

không quan tâm hoặc cố ý “lờ đi” chứng cứ gỡ tội hay VKS còn thống nhất cao với CQĐT mà chưa thực hiện tốt chức năng kiểm sát, khắc phục kịp thời các sai phạm trong tố tụng. Còn một thực trạng vi phạm vô cùng nghiêm trọng quyền được suy đoán vô tội cũng như nhân quyền của người bị buộc tội đó là tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra,vấn đề này đã được thể hiện thông qua hàng loạt các vụ án oan sai, điển hình như ông Nguyễn Thanh Chấn đã từng chia sẻ sau khi được minh oan rằng: ông đã bị “6 cán bộ thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông”76. Các biện pháp đề phòng tránh tình trạng trên vẫn chưa thể đưa vào thực hiện, cụ thể như sử dụng ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can; đảm bảo chỉ được lấy lời khai, hỏi cung người bị buộc tội khi có mặt của người bào chữa;...

Thứ hai, tồn tại vi phạm nguyên tắc tranh tụng. Thực tiễn TTHS cho thấy không chỉ CQĐT, VKS và cả Tòa án thường áp dụng ngược lại nguyên tắc suy đoán vô tội: “suy đoán có tội”, tức là luôn định kiến bị cáo là người có tội. Cho đến nay, không ít Thẩm phán vẫn có tư duy “trọng chứng hơn trọng cung”, quá tin vào

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 83)