Nguyên nhân từ quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 83 - 86)

BLTTHS 2015 dù đã có những cải cách lớn về việc bảo vệ nhân quyền của người bị buộc tội, tuy nhiên vẫn còn các quy định chưa hợp lý, thiếu đồng bộ và còn mang tính chắp vá. Những quy định chưa được hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội cũng như không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Việc cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của TTHS trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội vào các quy định cụ thể của BLTTHS còn kẽ hở và một số chưa phù hợp, cụ thể:

Thứ nhất, về quyền của người bị buộc tội.

Một là, các quy định về quyền bào chữa. Mặc dù BLTTHS 2015 đã có quy định về sự có mặt của người bào chữa trong quá trình TTHS. Tuy nhiên, việc người bào chữa gặp người bị buộc tội còn có các hạn chế. Đầu tiên, về trường hợp người bào chữa chủ động gặp người bị buộc tội: Về mặt lý thuyết, đây là cuộc gặp hoàn toàn do người bào chữa chủ động tiến hành, không hạn chế số lần, thời gian gặp trong giờ hành chính; được hỏi, trao đổi hoàn toàn riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát theo quy định của cơ sở giam giữ mà không bắt buộc phải có mặt điều tra viên. Nhưng trên thực tế đa phần người bào chữa vẫn đang gặp khó 79Báo Công án nhân dân online, http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Hung-thu-giet-nguoi-cuop-tai-san-tai-Tuy- Phong-Binh-Thuan-sa-luoi-623400/, truy cập ngày 29/05/2021.

80Báo Vietnamnet, https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/hung-thu-sat-hai-nguoi-phu-nu-ben-bo- suoi-o-bac-kan-la-hang-xom-cua-nan-nhan-741052.html, truy cập ngày 29/05/2021.

khăn bởi các thủ tục. Tiếp theo, quy định việc người bào chữa tham gia khi chủ thể THTT lấy lời khai, hỏi cung người bị buộc tội vẫn chưa được quy định bắt buộc. Trong khi đó, sự có mặt của người bào chữa lúc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi điều này vừa giúp người bị buộc tội ổn định về mặt tâm lý, tạo điều kiện để họ có thể trả lời một cách chủ động, có cân nhắc những câu hỏi từ phía cơ quan điều tra vừa tạo ra một cơ chế giám sát đối với hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo việc khai báo của người bị buộc tội là hoàn toàn tự nguyện, không do bị ép buộc, cưỡng bức. Do đó, việc không bắt buộc sự có mặt của người bào chữa trong trường hợp này có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người bị buộc tội. Cuối cùng, các quy định về sự có mặt của luật sư bào chữa tại phiên tòa vẫn còn nhiều điểm chưa thỏa đáng khi cho phép xét xử vắng mặt người bào chữa trong trường hợp Tòa án triệu tập lần 2 nhưng vẫn vắng mặt. Điều này có thể khiến quyền bào chữa của người bị buộc tội không được đảm bảo, trong khi giai đoạn xét xử đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định sự có tội hay vô tội của người bị buộc tội.

Đồng thời, quyền bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ cần được củng cố nhằm nâng cao quyền bào chữa và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng được thực hiện, từ đó bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội. Trong pháp luật TTHS Việt Nam, vẫn còn sự bất bình đẳng trong thu thập, đánh giá chứng cứ. Mặc dù BLTTHS quy định Luật sư có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, nhưng lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của Luật sư. Những quy định chưa được hoàn thiện này có thể ảnh hưởng đến chất lượng trong hoạt động thu thập chứng cứ của bên bào chữa, từ đó khiến nguyên tắc tranh tụng khó có thể được phát huy hiệu quả cũng như không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Hai là, quy định về quyền im lặng của người bị buộc tội cần phải có sự rõ ràng, trực tiếp hơn nữa. Hiện tại, mặc dù BLTTHS có các quy định về quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” trong các điều khoản về quyền của các đối tượng bị buộc tội, tuy nhiên quy định này còn chưa trực tiếp, có thể dẫn đến nhiều cách

hiểu khác nhau dẫn đến người bị buộc tội có thể không hiểu rõ quyền lợi của mình. Thêm vào đó, quyền này của người bị buộc tội không được đề cập rõ ràng tại giai đoạn xét xử, điều này mang lại nhiều hạn chế bởi đây là một quyền quan trọng của người bị buộc tội chống lại sự buộc tội của cơ quan mag quyền lực nhà nước. Do đó, cần có sự tôn trọng cũng như nâng cao hơn nữa quyền im lặng của người bị buộc tội nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của họ trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ hai, về quyền hạn và nghĩa vụ của CQTHTT.

Đầu tiên, mặc dù BLTTHS 2015 đã có nhiều quy định cụ thể về trình tự thủ tục tiến hành tố tụng của CQTHTT, tuy nhiên chế độ giám sát việc thực hiện quá trình giải quyết vụ án vẫn chưa được chú ý và hoàn thiện. Trách nhiệm của các CQTHTT được đặt ra nhưng vẫn còn ít các quy định về chế tài nếu các chủ thể THTT không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

Tiếp theo, một số quy định của BLTTHS 2015 có dấu hiệu trái với nguyên tắc suy đoán vô tội và tranh tụng, vô hình trung đã biến Tòa án thành cơ quan buộc tội thứ ba nhằm buộc tội đến cùng đối với bị can, bị cáo. Ví dụ cụ thể như:“trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó” (Điều 298);... Rõ ràng, trong các trường hợp nêu trên, quyền hạn và chức năng của Tòa án không chỉ dừng lại ở việc xét xử dựa trên những chứng cứ, lý lẽ tranh tụng tại phiên tòa mà có thể tự mình buộc tội nặng hơn dù VKS (bên buộc tội) giữ nguyên tội danh.

Bên cạnh đó, việc trả hồ sơ ở giai đoạn xét xử mặc dù giúp CQĐT, VKS có cơ hội để sửa chữa các sai phạm trong quá trình tố tụng trước đó, tránh bỏ lọt tội phạm do thiếu chứng cứ hay chứng cứ không được công nhận do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục. Nhưng việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại giai đoạn xét xử cũng gặp nhiều quan điểm cho rằng quy định này trái nguyên tắc suy đoán vô tội bởi quy định này biến Tòa án thành cơ quan buộc tội, tạo ra hệ thống cơ quan buộc tội hùng mạnh gồm ba cơ quan: Điều tra - VKS - Tòa án. Ngay cả quy định hướng

dẫn tại Điều 6 TTLT 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQ cũng cho thấy nguyên tắc suy đoán vô tội đang bị xâm phạm khi quy định: “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng” thì không trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quy định này là chưa phù hợp bởi không xác định rõ như thế nào là xâm hại nghiêm trọng quyền của người tham gia tố tụng. Thêm vào đó, trong trường hợp này, các chứng cứ thu được từ các hoạt động tố tụng không đúng trình tự, thủ tục luật định có được phép sử dụng làm căn cứ buộc tội hay không cũng chưa được ghi nhận rõ.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 83 - 86)