Pháp luật Nhật Bản về nguyên tắc suy đoán vô tội

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 69)

Nhật Bản là quốc gia có hệ thống tư pháp rất đặc biệt bởi hệ thống pháp luật của Nhật Bản là sự pha trộn của quan điểm pháp luật Anh - Mỹ và hệ thống pháp luật của Pháp và Đức. Điều này xuất phát từ phương diện lịch sử, sau thời kỳ Minh Trị (1868-1912) pháp luật Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi pháp luật của Pháp và Đức (truyền thống Civil Law). Mặt khác sau khi Thế chiến II kết thúc, các cải cách về Hiến pháp, BLTTHS đã được thực hiện dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ (truyền thống Common Law) trong khi BLHS vẫn chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Đức và Pháp.

Về mô hình TTHS, Điều 1 BLTTHS Nhật Bản 1947 quy định: “Mục đích của Bộ luật là làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án cũng như áp dụng và thực thi việc trừng trị một cách nhanh chóng đối với vụ án hình sự trong khi vẫn xem xét đầy đủ đến việc duy trì phúc lợi công và đảm bảo nhân quyền đối với từng cá nhân”. Như vậy, mục tiêu TTHS Nhật Bản yêu cầu xác định sự thật khách quan, bảo đảm công lý đồng thời bảo đảm quyền con người, duy trì phúc lợi công. Từ đó, TTHS Nhật Bản sử dụng phương pháp của cả hai hệ thống tố tụng tranh tụng và thẩm vấn, vừa áp dụng nguyên tắc tranh tụng, đồng thời chú trọng phương pháp điều tra, thẩm vấn.62

Như đã phân tích, suy đoán vô tội là một nguyên tắc được công nhận trong nhiều ĐƯQT như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) , Công ước về quyền trẻ em (CRC), Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người.... Tại 62“Mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản”, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/146, truy cập ngày 09/06/2021.

Nhật Bản, ĐƯQT được đặt dưới Hiến pháp nhưng trên các đạo luật, thêm vào đó Hiến pháp Nhật Bản có quy định tại Điều 98-2 rằng “Các điều ước được ký kết bởi Nhật Bản ... sẽ được tuân thủ một cách trung thực”. Như vậy có thể hiểu, nguyên tắc suy đoán vô tội là một phần của pháp luật Nhật Bản bởi nguyên tắc này nằm trong các điều ước mà Nhật Bản phê chuẩn như ICCPR (phê chuẩn năm 1979), CRC (phê chuẩn năm 1994)...

Tuy nhiên, không giống như các điều luật tại những điều ước trên, không có điều khoản nào trực tiếp nêu ra nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật Nhật Bản. Nhiều quan điểm cho rằng Điều 31 của Hiến pháp đã ghi nhận hàm ý liên quan đến suy đoán vô tội khi quy định rằng “Không ai bị tước quyền sống hay quyền tự do, cũng như không bị áp dụng hình phạt hình sự nào khác, ngoại trừ theo thủ tục được quy định trong luật”. Ngoài ra, Điều 336 của BLTTHS Nhật Bản 1947 thường được gọi là một điều khoản liên quan đến suy đoán vô tội với tuyên bố: “Khi một vụ án bị truy tố không cấu thành một tội phạm hoặc chưa được chứng minh là một tội phạm, tòa án phải đưa ra phán quyết không có tội trong bản án của mình”. Có thể thấy, hai điều luật trên có đề cập đến việc bảo vệ nhân quyền của một người cũng như đặt ra yêu cầu Tòa án phải tuyên vô tội nếu không thể chứng minh tội phạm, là một phần của nguyên tắc suy đoán vô tội. Trong thực tiễn pháp luật của Nhật Bản, nguyên tắc suy đoán vô tội được rút ra từ việc giải thích các điều khoản hiện hành trong Hiến pháp và BLTTHS thay vì được nêu ra như một điều khoản cụ thể.63

Rà soát các quy định trong Hiến pháp và BLTTHS Nhật Bản 1947, có thể thấy các quy định liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong suốt quá trình tố tụng như sau:

Một là các quy định trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Đầu tiên, các quy định về thẩm quyền của CQTHTT. Theo BLTTHS Nhật, khoản 2 Điều 189 quy định khi phát hiện tội phạm, Cảnh sát phải điều tra người phạm tội và chứng cứ và khoản 1 Điều 191 cho phép Công tố viên có thể tự mình 63Yukiko Nishikawa, “The Principle of Presumption of Innocence in Law and Judicial Practices in Japan”, https://law.unimelb.edu.au/centres/alc/news-and-events/the-presumption-of-innocence-online-experts- workshop, truy cập ngày 21/05/2021

điều tra tội phạm. Nếu Cảnh sát thực hiện điều tra phải đặt dưới sự chỉ đạo của Công tố viên theo Điều 193 thông qua các cách thức như: Công tố viên đưa ra chỉ đạo chung (khoản 1), thực hiện việc chỉ huy bằng cách mời Cảnh sát đến hợp tác điều tra (khoản 2), tự mình điều tra và ra lệnh cho Cảnh sát hỗ trợ (khoản 3). Có thể thấy, vai trò của Công tố viên là vô cùng lớn trong giai đoạn này. Không chỉ thực hiện điều tra, các Công tố viên đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động sau64: khởi tố vụ án, thực hiện tạm giam và thẩm vấn trước khi truy tố, ra quyết định buộc tội.

Trong giai đoạn truy tố, Công tố viên có thể xem xét “đặc điểm, tuổi, và hoàn cảnh của người phạm tội, mức độ và điều kiện của tội phạm cũng như các hoàn cảnh sau khi phạm tội” và nếu thấy không cần thiết phải truy tố, việc truy tố sẽ không được thực hiện (Điều 248 BLTTHS). Theo đó, ngay cả khi bị cáo thú nhận tội, Công tố viên vẫn có thể không truy tố theo quyết định của mình. Như vậy, đặc điểm chính của các Công tố viên Nhật Bản là họ tiến hành điều tra và thẩm vấn trước khi xét xử, do đó, họ gần như độc quyền xử lý các vụ án thông qua việc đưa ra các quyết định buộc tội, trình bày vụ kiện tại phiên tòa và giám sát việc thi hành án. Việc dành nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho Công tố viên cho thấy nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên công tố, đây là nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội, tuy nhiên, việc Công tố viên thực hiện gần như mọi việc trong giai đoạn điều tra, truy tố sẽ dẫn đến tình trạng cuộc điều tra không thể khách quan, công bằng, minh bạch và không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tiếp theo, các quy định về quyền của người bị buộc tội. Có thể nói Hiến pháp Nhật Bản chứa đựng nhiều quy tắc khá sâu sắc về TTHS để bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền suy đoán vô tội khi đã dành 10 điều, từ Điều 31 đến Điều 40 đề ghi nhận các vấn đề liên quan đến thủ tục TTHS.

Tiếp thu tinh thần của Hiến pháp, BLTTHS Nhật Bản 1947 cũng dành Chương IV để quy định về người bào chữa, theo đó bị can, bị cáo có thể chỉ định người bào chữa vào bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng (khoản 1 Điều 30) và 64 Johnson T. David (2002), The Japanese Way of Justice: Prosecuting Crime in Japan, Oxford: Oxford University Press.

trong trường hợp bị cáo không thể chỉ định người bào chữa vì không đủ kinh phí hoặc vì các lý do tại Điều 3765, thì toà án phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo (Điều 36). Mặc dù bị can, bị cáo được gặp luật sư, người bào chữa trước khi truy tố nhằm đảm bảo quyền bào chữa, tuy nhiên một lần nữa, quyền hạn của Công tố viên được khẳng định khi tại khoản 3 Điều 39 cho phép họ có quyền ấn định ngày, giờ, địa điểm và thời gian để người bị buộc tội gặp người bào chữa cũng như thực hiện hỏi cung nếu thấy cần thiết.

Quyền bào chữa tiếp tục được hỗ trợ bằng quy định ngay sau khi tiến hành thủ tục truy tố, Công tố viên phải tạo điều kiện cho bị can hoặc người bào chữa tiến hành thẩm tra các tài liệu chứng cứ và đồ vật mà Công tố viên thu thập được. Công tố viên có trách nhiệm tiếp cận với người bào chữa khi có vấn đề cần được giải thích, làm rõ nhằm làm sáng tỏ lời buộc và quy định của BLHS được áp dụng trong bản cáo trạng đồng thời để thiết lập quan điểm tranh luận trong vụ án. Theo Điều 299 BLTTHS thì khi có yêu cầu thẩm vấn người làm chứng, Công tố viên hoặc Luật sư bào chữa của bị cáo phải cung cấp cho nhau từ trước tên và địa chỉ người làm chứng, các tài liệu và chứng cứ sẽ được đưa ra trình bày. Thêm vào đó, theo quy định của pháp luật TTHS, Luật sư có quyền thu thập chứng cứ và được nghiên cứu hồ sơ của Công tố viên để chuẩn bị cho việc bào chữa.66

Quyền không tự buộc tội cũng được BLTTHS ghi nhận tại Điều 146 khi cho phép bất kỳ ai cũng có quyền từ chối khai báo nếu lo sợ rằng mình có thể bị truy tố hoặc kết án. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 198 quy định về việc yêu cầu nghi can có mặt và lấy lời khai đã đặt ra yêu cầu đối với Công tố viên, Thư kí văn phòng công tố hoặc Cảnh sát phải có trách nhiệm thông báo cho nghi phạm quyền không bị buộc đưa ra tuyên bố trái với ý muốn.

65Điều 37 BLTTHS Nhật Bản 1947 quy định: “Toà án có thể chỉ định người bào chữa theo thẩm quyền khi không có người bào chữa cho bị cáo trong các trường hợp dưới đây:

(1) Bị cáo là người chưa thành niên; (2) Bị cáo từ đủ mười bảy tuổi trở lên; (3) Bị cáo bị câm hoặc điếc;

(4) Khi nghi ngờ là bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc không có khả năng nhận thức; (5) Khi thấy cần vì những lý do khác.”

Cuối cùng, quy định về các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn này. Cũng như Pháp và Việt Nam, Nhật Bản cũng có các quy định về biện pháp cưỡng chế như tạm giam, tạm giữ. Theo đó, căn cứ để tạm giam bị cáo bao gồm trường hợp bị cáo không có nơi ở cố định hoặc bị cáo không tuân theo lệnh triệu tập mà không có lý do chính đáng, hoặc có nguy cơ không tuân thủ lệnh này67, ngoài ra nếu có lý do tin rằng bị cáo đã thực hiện tội phạm và thuộc một trong các trường hợp: không có nơi ở cố định; có đủ lý do để nghi ngờ là người này có thể tiêu huỷ hoặc che dấu chứng cứ; bị cáo chạy trốn, hoặc có đủ căn cứ nghi ngờ là người này có thể trốn68. Khi thuộc các căn cứ nêu trên, Tòa án có thể ra lệnh tạm giam nhưng thời hạn tạm giam là hai tháng kể từ ngày khởi tố, chỉ được gia hạn nếu có lý do rõ ràng.

Hai là các quy định trong giai đoạn xét xử.

Đầu tiên, về thẩm quyền của Tòa án. Thẩm phán có vai trò như một trọng tài, có quyền đưa ra phán quyết công bằng trên cơ sở bằng chứng mà Công tố viên và Luật sư bào chữa đưa ra. Điều này được bảo đảm trên nguyên tắc loại trừ định kiến, chỉ đệ trình cáo trạng. Nội dung cáo trạng được trình lên Thẩm phán hết sức ngắn gọn và cô đọng, chỉ bao gồm tên và những thông tin khác về nhân thân của bị cáo, những sự kiện cấu thành tội phạm bị truy tố, tội danh. Việc nắm giữ và xử lý tài liệu điều tra được giao cho Công tố viên nhằm tránh không để Thẩm phán bị tác động bởi kết quả điều tra trong việc ra phán quyết.

Tiếp theo, về quyền tranh tụng trong giai đoạn xét xử. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa không phải lúc nào cũng bắt buộc, các trường hợp như: bị cáo có thể đối mặt với hình phạt tiền dưới 500.000 yên, phạt tiền về tội ít nghiêm trọng69; hoặc nếu xét thấy sự có mặt của bị cáo không quan trọng cho việc bảo vệ quyền của họ, Thẩm phán có thể cho phép bị cáo không có mặt tại phiên tòa70. Quy định này có thể giúp phiên tòa nhanh chóng diễn ra trong một số trường hợp mà bị cáo vắng mặt nhưng với cách quy định không cụ thể mà cho phép Thẩm phán tự xem xét việc xét xử vắng mặt bị cáo có thể ảnh hưởng đến quyền bào chữa của họ bởi không có bất 67Điều 58 BLTTHS Nhật Bản 1947.

68Điều 60 BLTTHS Nhật Bản 1947.

69Điều 284 BLTTHS Nhật Bản 1947.

cứ định nghĩa hay lý giải rõ như thế nào là “sự có mặt của bị cáo không quan trọng đến việc bảo vệ quyền”, trong trường hợp này, quyết định được đưa ra hoàn toàn phụ thuộc vào Thẩm phán.

Bên cạnh đó, sự có mặt của Luật sư bắt buộc đối với các vụ án có mức phạt là tù giam từ 3 năm trở lên, cưỡng bức lao động, tù chung thân hoặc tử hình, nếu không có Luật sư phiên tòa sẽ không thể được tiến hành71. Quy định này xuất phát từ việc bảo vệ quyền bào chữa của người bị buộc tội, đặc biệt trong trường hợp họ phải đối mặt với các mức hình phạt nghiêm khắc ảnh hưởng đến cuộc sống thậm chí là tính mạng.

Quyền tranh tụng tại phiên tòa được ghi nhận và được Tòa án đảm bảo thông qua quy định tại Điều 308 BLTTHS, theo đó Công tố viên và bị cáo hoặc Luật sư có quyền thực hiện việc tranh tụng về bằng chứng. Sau quá trình kiểm tra bằng chứng, đối chất trước tòa, trên cơ sở yêu cầu của Công tố viên, Tòa án cho phép họ bổ sung, rút, thay đổi luận điểm truy tố và điều luật áp dụng, nếu thấy phù hợp với tiến độ xét xử, Tòa án ra quyết định bổ sung, rút, thay đổi luận điểm truy tố và thông báo ngay lập tức cho bị cáo. Nếu thấy việc thay đổi, bổ sung gây ra bất lợi nghiêm trọng cho việc bào chữa của bị cáo, Tòa án ra quyết định tạm dừng phiên tòa trong một thời gian nhất định để cho phép bị cáo chuẩn bị cho việc bào chữa.72

Đồng thời, quyền im lặng của bị can, bị cáo tiếp tục được đề cập tại giai đoạn xét xử khi Điều 311 cho phép bị cáo có quyền giữ im lặng trong toàn bộ quá trình xét xử hoặc từ chối đưa ra lời khai về các vấn đề, câu hỏi mang tính chất riêng tư. Thêm vào đó, Điều 319 cũng ghi nhận Điều 38 Hiến pháp khi đặt ra yêu cầu đối với bằng chứng là lời thú tội của người bị buộc tội. Theo đó, sự thú tội do bắt buộc, tra tấn, đe doạ; hoặc sau một thời gian dài bị bắt giữ và tạm giam không có lý do chính đáng; hoặc có nghi ngờ rằng lời thú tội không tự nguyện sẽ không được coi là bằng chứng. Bị cáo cũng không bị coi là phạm tội khi lời thú tội là bằng chứng bất lợi duy nhất chống lại bị cáo, ngay cả khi việc thú tội diễn ra tại phiên toà công khai. 71Khoản 1 Điều 289 BLTTHS Nhật Bản 1947.

Sau quá trình tranh tụng tại Tòa, trong trường hợp không đủ chứng cứ buộc tội và vẫn còn những nghi ngờ hợp lý thì cần tuyên bị cáo không có tội. Đây là nội dung quan trọng thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, bởi người bị buộc tội cần được giả định không có tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo đúng trình tự luật định. Nếu việc buộc tội họ của bên công tố không thể hoàn thành, sự nghi ngờ phải được lý giải có lợi cho bị cáo. Mặc dù không được quy định minh thị trong luật nhưng rõ ràng nguyên tắc này đã được các Tòa án Nhật Bản công nhận và thực hiện.

Nhật Bản là một quốc gia có hệ thống pháp luật rất đặc biệt, mặc dù có các quy định tại các văn bản pháp luật tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án Nhật Bản rất coi trọng án lệ. Do đó, việc phân tích vụ án cụ thể sau cũng góp phần tìm hiểu thêm về nguyên tắc suy đoán vô tội tại Nhật.

Vụ buộc tội sai: Một y tá bị buộc tội về tội gây thương tích

Một nữ y tá ở thành phố Kitakyushu đã bị bắt vào ngày 2 tháng 7 năm 2007 và bị truy tố vào ngày 23 tháng 7 về tội gây thương tích cho cơ thể của bệnh nhân nội trú cao tuổi mất trí nhớ trong một bệnh viện mà cô đang làm việc. Cô đã chăm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc “suy đoán vô tội” nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 69)